Tiền trong tài khoản bỗng "bốc hơi": Hệ thống ngân hàng có lỗ hổng?
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về việc một số tài khoản tại ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hàng chục tỷ đồng, và sự việc một khách hàng dùng thẻ tín dụng của ngân hàng Eximbank bị tính lãi từ hơn 8,5 triệu đồng thành hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm. Vậy ngân hàng sẽ có trách nhiệm tới đâu? Ai là người trả tiền cho những khách hàng trên? Nạn nhân của vụ việc sẽ được bảo vệ như thế nào? Trách nhiệm của các bên liên quan ra sao?
Không chỉ khách hàng thông thường than bị mất tiền “oan”, mà ngay cả chuyên gia tài chính – ngân hàng đôi khi cũng “dính” vào bẫy lừa đảo và tài khoản ngân hàng “không cánh mà bay”.
![]() |
Ảnh minh họa: KT |
Cán bộ ngân hàng làm sai, phía ngân hàng phải chịu trách nhiệm?
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ: "Tôi là chuyên gia về tài chính – ngân hàng và thường xuyên lên diễn đàn khuyến nghị mọi người cần cẩn thận, bảo vệ thông tin tài khoản ngân hàng. Thế nhưng, chính tôi cũng từng mất tiền vì nhóm lừa đảo”.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, hành vi lừa đảo mất tiền trong tài khoản ngân hàng diễn ra ngày càng nhiều với số tiền ngày càng lớn. Theo ông Hiếu, có 2 lý do chính dẫn tới tình trạng này: Thứ nhất do tội phạm công nghệ càng phát triển. Thứ hai, trong thời buổi kinh tế khó khăn số lượng tội phạm cũng gia tăng.
![]() |
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng |
Đối với trường hợp tài khoản “bốc hơi” lượng tiền lớn tại MSB, TS. Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, việc khách hàng gửi tiền bị mất tiền chứng tỏ hệ thống ngân hàng đang có lỗ hổng. Lỗ hổng này có thể tới từ quy trình của ngân hàng, có thể là việc thực hiện các quy định và quy trình nội bộ, cũng có thể là do đạo đức kinh doanh của cán bộ ngân hàng...
“Cán bộ ngân hàng làm sai, phía ngân hàng phải chịu trách nhiệm. Tôi lấy ví dụ như tại ngân hàng của Mỹ, trường hợp người gửi tiền bị mất do lỗi của cán bộ ngân hàng, lập tức ngân hàng có trách nhiệm trả tiền cho khách. Và chỉ cần 3 ngày, phía ngân hàng có phương án xử lý với khách hàng", ông Hiếu nói.
Do đó, trong vụ việc xảy ra tại MSB, vị chuyên gia này cho rằng dù cơ quan công an xác định là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng hay là tham ô chiếm đoạt tài sản của ngân hàng thì phía ngân hàng vẫn phải có trách nhiệm với người gửi tiền.
TS. Nguyễn Trí Hiếu nêu ý kiến: Ngân hàng Nhà nước nên xem lại quy trình nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại. “Cơ quan quản lý cần có giải pháp để tăng cường quyền lợi người gửi tiền, qua đó củng cố niềm tin của công chúng với hệ thống ngân hàng", ông Hiếu nhấn mạnh.
"Khách hàng tuyệt đối phải bảo mật thông tin giao dịch
Theo nhận định của luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, trong các trường hợp khách hàng bị mất tiền liên quan tới ngân hàng trong thời gian gần đây, đa số là lỗi từ phía ngân hàng.
Với các trường hợp mất tiền tại ngân hàng MSB vừa qua, trước hết chờ kết quả điều tra từ cơ quan công an, cần phải xác minh làm rõ nguyên nhân tuy nhiên, cũng có trách nhiệm thuộc về ngân hàng, luật sư Đức nêu ý kiến.
Luật sư Trương Thanh Đức phân tích: Nếu tất cả các ngân hàng đều làm đúng quy trình, từng bộ phận cũng đều làm chuẩn thì khách hàng hoàn toàn yên tâm giao dịch ở mọi hình thức. Nhưng thực tế, có nhiều vụ việc xảy ra thời gian qua, cho thấy chính bản thân nhân viên đã cố tình vi phạm làm sai, để nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tiền từ ngân hàng.
![]() |
Người gửi tiền ngân hàng cần đăng kí dịch vụ SMS (gửi tin nhắn về số điện thoại) hoặc sử dụng app banking để theo dõi biến động số dư tài khoản mỗi khi có giao dịch. (Ảnh minh họa: KT) |
Luật sư Trương Thanh Đức đồng thời cho rằng, cũng có một số trường hợp, khách hàng giao tiền cho người không thuộc nhân sự của ngân hàng (đã nghỉ việc) hoặc không đúng bộ phận và không đúng quy trình thì khi xảy ra sự việc mất tiền, lúc đó sẽ là lỗi của khách hàng.
"Khách hàng tuyệt đối phải bảo mật thông tin giao dịch. Không đưa cho bất kỳ người nào khác, kể cả nhân viên ngân hàng và phải kiểm tra kỹ nội dung giao dịch trước khi ký các giấy tờ... Đặc biệt không được chủ quan, dễ dãi, không được giao dịch ngang tắt với nhân viên ngân hàng. Về phía ngân hàng, nhân viên cần tuân thủ mọi nguyên tắc, yêu cầu an toàn trong giao dịch với khách hàng. Ngân hàng cần đảm bảo quy trình giao dịch an toàn và có các biện pháp giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo sự tuân thủ của nhân viên" - Luật sư Trương Thanh Đức nói.
Do đó, Luật sư Trương Thanh Đức khuyến cáo: “Với tất cả những giao dịch với ngân hàng, dù ở hình thức nào thì khách hàng hãy nên cẩn thận đến giao dịch trực tiếp và xác định đúng đó là nhân viên ngân hàng thuộc phòng ban, đơn vị đó; kiểm tra kỹ các thông tin về số tiền, ngày tháng, lãi suất,... để giảm thiểu các sai sót đáng tiếc”.
Nếu khách hàng không may rơi vào tình huống mất tiền hay nghi vấn bị lừa đảo, trước tiên cần bình tĩnh tập hợp đầy đủ các hồ sơ chứng từ, tài liệu giao dịch với ngân hàng và tìm đến một đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín để tiến hành thủ tục mời luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
vov.vn
Tin mới hơn

Thời tiết hôm nay 24/6: Nhiều khu vực ngày nắng, chiều tối có mưa dông
VOV.VN - Thời tiết hôm nay 24/6, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm dễ có mưa rào và dông.

Quốc hội thông qua luật, "nới lỏng" quy định nhập quốc tịch Việt Nam
VOV.VN - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài… được nhập quốc tịch Việt Nam với điều kiện thông thoáng nhằm thu hút nguồn lực chất lượng cao.

Các Phó Chủ tịch UBND Hà Nội được phân công phụ trách, theo dõi 126 xã, phường
VOV.VN - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa có quyết định phân công công tác đối với các Phó Chủ tịch UBND thành phố và Ủy viên UBND thành phố nhiệm kỳ 2021-2026.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: "Không phân biệt công chức cấp xã với cấp tỉnh"
VOV.VN - Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đã hoàn thiện các quy định nhằm thực hiện chủ trương xây dựng một nền công vụ thống nhất, liên thông, đồng bộ từ Trung ương đến cấp xã, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh.

Những điều cần biết khi dùng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ 1/7
Cục Thuế vừa thông tin hướng dẫn một số nội dung cơ bản để người nộp thuế biết và thực hiện từ ngày 1/7/2025 việc sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.

Thường trực Ban Bí thư: Chuyển đổi số liên thông, đồng bộ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm
Theo Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, cần coi chuyển đổi số liên thông, đồng bộ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, không được khoán trắng cho bộ phận chuyên môn.

Kịp thời giải quyết chính sách cho cán bộ khi sắp xếp bộ máy: Hướng dẫn mới từ Bộ Nội vụ
Bộ Nội vụ yêu cầu giải quyết nhanh chế độ cho cán bộ, công chức, người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy. Việc chi trả chính sách phải hoàn tất trước 30/6/2025.

Siết hàng giả từ chợ truyền thống đến “chợ mạng”
Từ các khu chợ sầm uất đến các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok, hàng giả, hàng nhái và hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đang bị lực lượng chức năng đồng loạt siết chặt.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Phát hiện vi phạm tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ xử lý nghiêm, không du di
Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn đã nhấn mạnh điều này trước thềm Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Truyền hình trực tiếp: Quốc hội thảo luận về giải quyết kiến nghị cử tri
Phiên thảo luận của Quốc hội chiều 24/6 được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 từ 14h00 để cử tri và Nhân dân theo dõi.

Ngày 23/6, Quốc hội thảo luận về cơ chế xử lý khó khăn do quy định của pháp luật
Đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.

Ứng phó biến động thị trường lúa gạo
Từ đầu năm 2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục giảm, hiện ở mức dưới 390 USD/tấn. Xuất khẩu gạo đang đối mặt với thách thức kép, là nhu cầu sụt giảm trong khi nguồn cung dồi dào, đa dạng từ nhiều quốc gia với mức giá cạnh tranh.

Hoàn thiện pháp luật, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú, khoa học, công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc gia. Ứng dụng khoa học công nghệ có một vai trò đặc biệt quan trọng nhưng làm sao để phát triển khoa học công nghệ thì vấn đề hoàn thiện pháp luật cần được coi trọng.

Từ 1/7, doanh nghiệp không có VNeID sẽ không được truy cập hệ thống thuế điện tử
VOV.VN - Từ ngày 1/7/2025, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng tài khoản cũ để truy cập hệ thống thuế điện tử, thay vào đó phải đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử theo quy định tại Nghị định 69/2024.

TPHCM mới: Xây dựng tầm nhìn chung cho một siêu đô thị trong tương lai
VOV.VN - Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của TPHCM. Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một TPHCM với diện mạo không gian và địa giới mới. Trước mắt, theo các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, TPHCM mới cần có tầm nhìn về quy hoạch và xác định động lực tăng trưởng.

Nền tảng quan trọng để kinh tế số phát triển lành mạnh
(PLVN) - Tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) sửa đổi. Thủ tướng khẳng định, đây là một văn bản pháp lý then chốt, đóng vai trò nền tảng trong việc cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng cũng như các Nghị quyết mới của Bộ Chính trị, nhất là trong giai đoạn cả nước đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.