Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Thủ tướng: Nông nghiệp của chúng ta không chỉ đủ ăn, có thể làm giàu được

 “Nhiều người, đặc biệt là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, đều nói là nông nghiệp của chúng ta không chỉ đủ ăn, có thể làm giàu được. Đó chính là cơ hội, niềm tin mới của chúng ta để phát triển mạnh mẽ một số sản phẩm, đặc sản thế mạnh rất đa dạng ở từng địa phương”.

tin nhap 20200221162010
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng nêu rõ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp, một hội nghị quan trọng vì liên quan đến khoảng 65% dân số sống ở nông thôn và góp phần thực hiện tốt mục tiêu kép hiện nay là vừa chống dịch COVID-19 vừa phát triển sản xuất kinh doanh.

Thủ tướng cho rằng, sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp nước ta có tiến bộ đáng mừng, từ một nước thiếu ăn, chúng ta trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD.

Xuất khẩu tươi quan trọng, chế biến sâu còn quan trọng hơn

Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam còn tiềm năng lớn, có thể làm giàu từ nông nghiệp. Tuy vậy, lãng phí và thất thoát trong nông nghiệp vẫn còn cao trong các khâu chế biến, thu hoạch, bảo quản. Cơ giới hóa còn thấp, thấp hơn cả Thái Lan, nên năng suất lao động nông nghiệp thấp.

Do đó, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần lắng nghe, tiếp thu, vận dụng phù hợp và đặc biệt là tháo gỡ, tạo điều kiện cho hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp Việt Nam để đón bắt thời cơ mới, trong điều kiện mới của Việt Nam, một nước nông nghiệp nhiệt đới gió mùa với lợi thế khác với nhiều nước.

Sau Hội nghị này, Thủ tướng sẽ ban hành Chỉ thị về các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hóa trong nông nghiệp. Bộ NN&PTNT tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị, khẩn trương hoàn thiện nội dung Chỉ thị trình ban hành.

Cho rằng nếu không chế biến khó tăng giá trị nông sản, Thủ tướng nhất trí với ý kiến của doanh nghiệp cho rằng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản tươi cũng rất cần thiết, nhưng chế biến sâu là hướng đi quan trọng để chúng ta chủ động với thị trường toàn cầu, hay giải quyết tình trạng “được mùa rớt giá”. Ví dụ, thanh long có thể giữ 20 ngày, chuối 40 ngày nên nếu vận chuyển xa thì khó giữ tươi, khâu bảo quản phức tạp.

Việt Nam ở đâu cũng có sản phẩm nông nghiệp, cũng có đặc sản. Cho nên vấn đề tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường là điều rất quan trọng.

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thị trường nội địa trong thời gian tới, đây được xem là ưu tiên hàng đầu để nhân dân có nông thủy sản sạch, có chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Lưu ý năng suất lao động nông nghiệp còn thấp, Thủ tướng cho rằng, phải giảm tỉ lệ lao động trong nông nghiệp mạnh mẽ bằng cách áp dụng cơ giới hóa.

tin nhap 20200221162010
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Về định hướng chính sách cho lĩnh vực, Thủ tướng gợi mở, cần kéo dài thời gian, giảm lãi suất vì tỉ suất lợi nhuận trong nông nghiệp thấp; đề nghị lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước lưu ý vấn đề này.

Cần tiếp tục áp dụng khoa học công nghệ như có các giống mới chịu hạn, mặn tốt, ứng dụng công nghệ số, công nghệ sinh học, cơ khí để nâng cao giá trị, chất lượng.

Muốn cạnh tranh được cần tiếp tục giảm giá thành, giảm chi phí, nhất là chi phí logistics, chi phí vận chuyển. Thủ tướng lấy ví dụ về trường hợp xuất khẩu một quả xoài từ Đồng Tháp thì chi phí logistics chiếm khoảng 50%.

Cần xây dựng thương hiệu nông sản, từ đó có thể quy hoạch vùng nguyên liệu quy mô lớn, “chứ bây giờ làm nhỏ lẻ thì không ăn thua, bởi muốn vào siêu thị lớn, trung tâm lớn, xuất khẩu lớn thì quy hoạch vùng nguyên liệu rất quan trọng”. Do đó, Thủ tướng ghi nhận nhiều ý kiến góp ý về chính sách tích tụ ruộng đất và cho biết, sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội một nghị quyết về chính sách đất đai trong nông nghiệp.

Về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, Thủ tướng cho rằng, không những người lao động, mà lao động quản lý cũng rất quan trọng, “một người lo bằng kho người làm”.

Thủ tướng cũng nêu rõ yêu cầu về xây dựng một nền nông nghiệp tín nhiệm, đó là nông nghiệp sạch, an toàn, chất lượng, nông nghiệp hữu cơ.

Cơ bản đồng ý với định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp, Thủ tướng nhấn mạnh tầm nhìn phát triển công nghiệp chế biến nông sản: Phấn đấu đến 2030 đứng trong tốp 10 thế giới, là một trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu. Về tầm nhìn phát triển cơ giới hóa nông nghiệp: Phấn đấu đến 2030, cơ giới hóa đồng bộ, hiện đại ở các ngành hàng chủ lực, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm tổn thất trong nông nghiệp. Từ tầm nhìn này, cần thiết kế các giải pháp, nhất là đối với các khâu còn yếu như khâu giết mổ trong chăn nuôi, khâu bảo quản trong trồng trọt, một khâu còn thất thoát lớn…

Để bảo đảm triển khai tốt các nhiệm vụ trọng tâm trên, Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT chủ trì khẩn trương hoàn thành xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa và công nghiệp chế biến nông sản đến năm 2030 và Đề án phát triển 3 ngành chế biến để phấn đấu đứng trong tốp 5 nước hàng đầu thế giới về: Chế biến rau, củ, quả; thủy, hải sản; gỗ và sản phẩm từ gỗ; trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp thay thế Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013.

Bộ Công Thương triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam, trong đó các loại máy kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp, các loại máy canh tác, bảo quản, chế biến sản phẩm nông lâm ngư nghiệp thuộc danh mục ưu tiên đầu tư phát triển; thực hiện Chương trình cơ khí trọng điểm tập trung một số dự án phục vụ cơ giới hoá nông nghiệp và giảm tổn thất sau thu hoạch; xây dựng đề án, kế hoạch phát triển logistics gắn với vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian vận chuyển, phân phối sản phẩm.

Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, hợp tác xã trong lĩnh vực nâng cấp công nghệ chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản; xây dựng, hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá về năng lực của ngành chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là ưu đãi các doanh nghiệp, dự án đầu tư chế biến nông lâm thủy sản, cơ giới hóa nông nghiệp.

UBND các tỉnh, thành phố, bên cạnh thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương, phải chủ động xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn một cách thực chất và hiệu quả hơn.

tin nhap 20200221162010
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Giảm tần suất “giải cứu” nông sản bằng cách nào?

Trong thời gian qua, một số tổ chức “giải cứu” và có những thông tin thái quá khiến người nông dân chạnh lòng. Nếu làm kinh doanh mà cứ chờ giải cứu thì không phải là kinh doanh. Người nông dân cần tham gia nền sản xuất kinh tế thị trường để có hướng sản xuất phù hợp hơn, đại diện một doanh nghiệp lớn trong nông nghiệp nói.

Theo lời ông Phạm Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, Long An có lợi thế về phát triển nông nghiệp, trong đó có lúa 500.000 ha; thanh long 11.700 ha; chanh 10.000 ha... Lãnh đạo tỉnh cho biết, chất lượng vùng nguyên liệu tại tỉnh còn chưa đáp ứng được yêu cầu, người dân thiếu vốn và thiếu thông tin thị trường nên còn tình trạng lúc sản xuất dư thừa khiến biến động giá cả. Bên cạnh đó, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm thô hoặc sơ chế nên giá đưa ra thị trường chưa cao.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá tỉnh Long An là một trong những địa phương thời gian qua đã tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu rất tích cực. Đặc biệt, vừa rồi chuyển 5 vạn ha các chủng loại cây ăn quả chính rất tốt. Hạn mặn năm nay cũng hạ xuống mức thấp nhất là nhờ chuyển đổi này.

Các ý kiến nhất trí cho rằng, áp dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ 4.0 và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp sẽ bảo đảm kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường tiêu thụ, bảo vệ tốt môi trường.

Đức Tuân

Theo (Chinhphu.vn)

Tin mới hơn

Từ 18/7, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2024

Từ 18/7, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2024

VTV.vn - Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt lưu ý một số nội dung quan trọng với các cơ sở đào tạo, các thí sinh tại kỳ tuyển sinh Đại học 2024.

Nhân rộng cánh đồng lúa giảm phát thải

Nhân rộng cánh đồng lúa giảm phát thải

Vừa qua, cánh đồng lúa giảm phát thải thí điểm quy trình canh tác của Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” đã chính thức được gieo trồng trong vụ hè thu 2024 trên diện tích 50 ha của Hợp tác xã Thuận Tiến, xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

Thủ tướng yêu cầu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng yêu cầu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Thời tiết hôm nay 4/5: Bắc Bộ mưa rào và dông nhiều nơi, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay 4/5: Bắc Bộ mưa rào và dông nhiều nơi, Nam Bộ nắng nóng

GD&TĐ - Dự báo thời tiết hôm nay (4/5) Bắc Bộ mưa dông nhiều nơi; Trung Bộ ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào; Nam Bộ nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.

Đánh bại U23 Uzbekistan, U23 Nhật Bản vô địch U23 châu Á 2024

Đánh bại U23 Uzbekistan, U23 Nhật Bản vô địch U23 châu Á 2024

VTV.vn - U23 Uzbekistan đã có cơ hội để gỡ hòa nhưng đã không nắm bắt được và để U23 Nhật Bản giành ngôi vô địch trong trận chung kết U23 châu Á 2024.

Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, BHTN

Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, BHTN

BHXH Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch số 1146/KH-BHXH ngày 26/4/2024 phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, BHTN của Đảng và Nhà nước, chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập BHXH Việt Nam (16/02/1995-16/02/2025).

Miền Bắc mưa dông, miền Nam tiếp tục nắng nóng

Miền Bắc mưa dông, miền Nam tiếp tục nắng nóng

VTV.vn - Hôm nay (3/5), miền Bắc có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Trong khi miền Nam tiếp tục có nắng nóng gay gắt.

Cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng: 5 điểm cầu hòa chung bản hùng ca Điện Biên Phủ

Cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng: 5 điểm cầu hòa chung bản hùng ca Điện Biên Phủ

VTV.vn - Chương trình có 5 điểm cầu - Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TP Hồ Chí Minh - sẽ được truyền hình trực tiếp lúc 20h00 ngày 05/5/2024 trên...

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Gần 200.000 thí sinh hoàn thành đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Gần 200.000 thí sinh hoàn thành đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

VTV.vn - Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng kí trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt...

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

VTV.vn - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia...

Hướng tín dụng vào sản xuất, nghiêm túc việc công bố lãi suất cho vay

Hướng tín dụng vào sản xuất, nghiêm túc việc công bố lãi suất cho vay

VTV.vn - Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc công bố công khai, minh bạch lãi suất cho vay bình quân.

Thời tiết ngày 2/5: Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày 2/5: Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông rải rác

VOV.VN - Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ và Thanh Hóa-Nghệ An. Tại Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông rải rác, ban ngày có mưa vài nơi.

Đổi mới công nghệ có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế xanh

Đổi mới công nghệ có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế xanh

Hiện nước ta là một trong 6 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu. Trước những tác động của biến đổi khí hậu, các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, chuyển đổi xanh đang là xu hướng tất yếu của sự phát triển. Đổi mới công nghệ đóng vai trò như chìa khóa để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế số, từ đó là nền tảng cho kinh tế xanh phát triển.

Thí sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 từ ngày 2/5

Thí sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 từ ngày 2/5

VOV.VN - Ngày 2/5, học sinh cả nước sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

“Chiều mùng bảy tháng năm” trong ký ức cựu chiến binh Điện Biên Phủ

“Chiều mùng bảy tháng năm” trong ký ức cựu chiến binh Điện Biên Phủ

VOV.VN - Chiều 7/5, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries - chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Với mỗi cựu chiến binh từng sống tại khoảnh khắc vinh quang này, ký ức về “một chiều hè lịch sử” vẫn vẹn nguyên suốt 70 năm qua.

Giá vàng hôm nay 2/5: Vàng thế giới tăng trở lại

Giá vàng hôm nay 2/5: Vàng thế giới tăng trở lại

Giá vàng thế giới sau 2 phiên giảm liên tục đã tăng trở lại, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco đang ở mức 2.292,4 USD/oz.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại