Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Chỉ thị số 17/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Chú thích ảnh
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 được xây dựng trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Theo Chỉ thị, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 được xây dựng trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường. Hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cạnh tranh chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng liên kết mới trên thế giới, chiến tranh thương mại, phân tách chuỗi cung ứng, trừng phạt về kinh tế, chạy đua về khoa học công nghệ ngày càng gia tăng. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, còn đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức.

Trong nước, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Thế và lực của đất nước sau gần 40 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn cả về quy mô và sức cạnh tranh; tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo; nhiều dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia đưa vào khai thác; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; vị thế, uy tín của nước ta tiếp tục được nâng lên. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là việc hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nghiên cứu, xác định các vấn đề cơ bản của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

Bối cảnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, bao gồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt lưu ý những vấn đề như ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga - Ucraina, dải Gaza, Biển Đỏ, chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng liên kết mới trên thế giới, tình hình lạm phát, điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, xu hướng dịch chuyển dòng vốn, chuỗi cung ứng toàn cầu, các xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các vấn đề an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh mạng… tác động trực tiếp, nhiều mặt đến Việt Nam…

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025:

Chỉ tiêu chủ yếu và một số cân đối lớn: Trong đó, tập trung cân đối các chỉ tiêu chủ yếu phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm dự báo khả năng thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.

Các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu: Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nghiên cứu, đề xuất các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2025 bảo đảm thống nhất với mục tiêu chung, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương và những định hướng lớn, gồm:

Tiếp tục nắm chắc tình hình, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; điều hành đồng bộ, thống nhất các chính sách vĩ mô, phối hợp chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa các chính sách tiền tệ, tài khóa, đầu tư, thương mại và các chính sách khác để thực hiện nhất quán mục tiêu xuyên suốt là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển đồng bộ các loại thị trường; đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện, rà soát chính sách pháp luật để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng, hạ tầng đô thị lớn, cảng biển và sân bay.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Tiếp tục cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm về đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng. Cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả.

Tiếp tục phát triển hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng thương mại điện tử, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu… Hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch với sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh tầm khu vực. Phát triển kinh tế biển, từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển...

Nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện được lượng hóa rõ ràng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các mục tiêu, định hướng và giải pháp đề ra phải bám sát, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phù hợp với khả năng thực hiện; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư theo phương thức hợp tác công tư, phát huy tính tự lực, tự cường của các cơ quan, đơn vị, gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Các nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện, hoàn thành, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp; đồng thời phải được lượng hóa rõ ràng như: số km đường cao tốc; số văn bản quy phạm pháp luật được rà soát, xây dựng, hoàn chỉnh; thủ tục hành chính được rút gọn; biên chế được tinh giản…

Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 tăng tối thiểu 5-7%

Đối với nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, Chỉ thị nêu rõ, phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân cả nước tăng tối thiểu khoảng 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024 (đã loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách), mức tăng trưởng tại từng địa phương phù hợp với tăng trưởng kinh tế và nguồn thu phát sinh tại từng địa bàn trên cơ sở có tính đến cả yếu tố tăng cường quản lý thu, chống thất thu và thu hồi nợ thuế. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024.

Toàn bộ số thu sắp xếp lại, xử lý tài sản công (trong đó có nhà, đất), số thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng và số thu từ khai thác quỹ đất, mặt nước (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan) phải được lập dự toán đầy đủ và thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

Dự toán chi ngân sách nhà nước sát khả năng thực hiện, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau

Xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025 đảm bảo các quy định của pháp luật; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị, gắn với việc đẩy mạnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập; kinh phí về chế độ tiền lương mới, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.

Bảo đảm nguồn lực để tiếp tục triển khai chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII) và Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV.

Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; xây dựng dự toán sát khả năng thực hiện phân bổ trước ngày 31/12, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau. Chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2025. Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành. Sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ lưu ý về chi đầu tư phát triển: Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2025 bố trí cho các nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án, bảo đảm phân bổ, giao chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án trước ngày 31/12/2024; khắc phục tình trạng phân bổ vốn manh mún, dàn trải, kém hiệu quả, giao vốn nhưng không phân bổ hết nguồn vốn được giao, đảm bảo tiến độ phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng dự toán chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở định hướng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII và các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2024, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo đúng Nghị quyết số 19-NQ/TW; các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan Trung ương giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2024 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo.

Đối với các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính đặc thù: Từ năm ngân sách 2025, các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước không còn được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù về tiền lương, phụ cấp, thu nhập và kinh phí thường xuyên. Các đơn vị lập dự toán thu, chi năm 2025 trên cơ sở quyết định của có cấp thẩm quyền về cơ chế tài chính áp dụng từ ngày 1/7/2024 và cho năm 2025, phù hợp với Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Chỉ thị cũng nêu rõ, các bộ, cơ quan Trung ương căn cứ vào chế độ tiền lương, lương hưu, trợ cấp đối với người có công, các chính sách an sinh xã hội được cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện trong năm 2024 để rà soát, lập dự toán cho năm 2025, chi tiết quỹ lương, các khoản đóng góp, các chính sách, chế độ chi cho con người, kèm theo mức tăng, giảm cụ thể; các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế (nếu có).

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách địa phương phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương năm 2025

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2025 phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương năm 2025, giai đoạn 2023-2025; kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia và địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện; chế độ, chính sách chi ngân sách nhà nước, bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách do Trung ương đã ban hành.

Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập dự toán ngân sách nhà nước, việc lập, xây dựng dự toán ngân sách địa phương cần chú ý một số nội dung chủ yếu sau:

Các địa phương xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.

Yêu cầu lập dự toán thu ngân sách nhà nước tích cực, sát thực tế, tổng hợp đầy đủ các khoản thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ nguồn thu, không dành dư địa để địa phương giao chỉ tiêu phấn đấu thu; phân tích đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, khoản thu, sắc thuế.

Đồng thời, xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương trên cơ sở nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp, số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương xác định bằng số giao được dự toán năm 2024 (nếu có), số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện cải cách tiền lương năm 2025 sau khi đã sử dụng nguồn cải cách tiền lương theo quy định của địa phương (nếu có). Căn cứ mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả giai đoạn 2021-2025, trong đó bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của địa phương; ước thực hiện các nhiệm vụ thu - chi ngân sách của địa phương năm 2024 để xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương chi tiết từng lĩnh vực chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, đảm bảo ưu tiên bố trí đủ dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện các dự án, nhiệm vụ đã cam kết, chế độ chính sách đã ban hành.

baotintuc.vn

Tin mới hơn

EVN tăng giá điện, người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền?

EVN tăng giá điện, người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền?

VTV.vn - EVN cho rằng, việc tăng giá điện lên 2.103,11 đồng/kWh, tương ứng 4,8% không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Hôm nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam

Hôm nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam

VOV.VN - Hôm nay (12/10), Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12-14/10/2024 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Từ đầu năm 2024 đến nay, tại nhiều địa phương đã liên tiếp xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm lớn, làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị, nguy cơ ngộ độc thực phẩm vẫn luôn hiện hữu.

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng...

Nhiều nơi cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp

Nhiều nơi cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp

SKĐS - Từ đầu năm học đến nay, một số địa phương đã cấm học sinh dùng điện thoại trong lớp, kể cả giờ ra chơi. Việc này nhằm giúp học sinh tập trung học, có thời gian tham gia vào các hoạt động của trường cũng như chơi với bạn bè.

Kết quả Nations League 11/10: ĐT Anh bất ngờ gục ngã

Kết quả Nations League 11/10: ĐT Anh bất ngờ gục ngã

Kết quả Nations League 11/10 nhận được sự quan tâm với sự xuất hiện của những đội bóng lớn ở lượt đấu thứ ba.

Doanh nghiệp vẫn ngóng chương trình hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

Doanh nghiệp vẫn ngóng chương trình hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

Nhiều doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề sau bão số 3, hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp mong muốn chương trình hỗ trợ khôi phục sản xuất kinh doanh nhanh chóng được triển khai.

Thời tiết hôm nay 11/10: Bắc Bộ có mưa vài nơi, ngày nắng nóng

Thời tiết hôm nay 11/10: Bắc Bộ có mưa vài nơi, ngày nắng nóng

VOV.VN - Thời tiết hôm nay 11/10, khu vực Bắc Bộ đêm có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Nhân dân mong muốn Thủ đô Hà Nội phát triển mạnh mẽ trong tương lai

Nhân dân mong muốn Thủ đô Hà Nội phát triển mạnh mẽ trong tương lai

Lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô đã mang lại nhiều cảm xúc cho các tầng lớp nhân dân, mỗi người đều có mong muốn đóng góp dựng xây cho sự phát triển của Thủ đô. Nhìn lại một chặng đường để Thủ đô Anh hùng bước tiếp, viết tiếp những trang sử vẻ vang của hôm nay và ngày mai.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ và ASEAN-Canada

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ và ASEAN-Canada

VOV.VN - Chiều 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 21 và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Canada.

Từ ngày 13/10, dừng miễn phí xe chở hàng cứu trợ bão lũ qua trạm thu phí

Từ ngày 13/10, dừng miễn phí xe chở hàng cứu trợ bão lũ qua trạm thu phí

VTV.vn - Cục Đường bộ Việt Nam cho biết sẽ dừng miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ với các phương tiện vận chuyển hàng cứu trợ khi đi qua trạm thu phí từ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Hà Nội xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Hà Nội xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn Thủ đô Hà Nội tiếp tục nỗ lực hơn nữa để trở thành tấm gương mẫu mực, tiêu biểu, là niềm tự hào của đồng bào và...

Cơ hội Vươn tầm cao mới

Cơ hội Vươn tầm cao mới

70 năm qua, kể từ sau Ngày Giải phóng (10-10-1954), Thủ đô Hà Nội đã có những bước phát triển đột phá, linh hoạt, sáng tạo, trong đó có công tác quy hoạch, xây dựng chính quyền đô thị, đầu tư kết cấu hạ tầng và hệ thống văn bản pháp luật...

Thủ đô Hà Nội 70 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển

Thủ đô Hà Nội 70 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển

Ngày Giải phóng Thủ đô 10-10-1954 là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới cho Thủ đô và đất nước.

Giữ vững tăng trưởng nông nghiệp

Giữ vững tăng trưởng nông nghiệp

Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2024 ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực nông, lâm, thủy sản chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ cơn bão số 3 vào tháng 9/2024 nên tăng trưởng chậm lại so với cùng kỳ các năm trước. Giá trị tăng thêm khu vực này 3 quý đầu năm 2024 tăng 3,20%, chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2020 trong giai đoạn 2020-2024; đóng góp 5,37% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Định hướng phát triển và hợp tác ASEAN

Định hướng phát triển và hợp tác ASEAN

Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN năm 2025 với mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho hợp tác khu vực

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại