
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Tuyệt đối không để dạy thêm, học thêm ảnh hưởng đến thi cử
VOV.VN - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng: Các Sở GD-ĐT quán triệt tuyệt đối không để ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, cũng như công tác thi, tuyển sinh
Siết dạy thêm, học thêm giúp nâng cao chất lượng giờ học chính khóa
Chị Nguyễn Nhật Vy, phụ huynh có con học lớp 9 (Hà Nội) nhận xét: “Sau khi Thông tư 29 triển khai, hoạt động dạy thêm học thêm (DTHT) đã được quản lý sát sao, phụ huynh học sinh không phải mất thời gian với việc con em mình học thêm tràn lan và thầy cô cũng tập trung trau đồi chuyên môn, nâng cao chất lượng giờ dạy học chính khóa. Nguy hại nhất, khi học sinh phụ thuộc vào thầy cô, cứ phải học thêm, các em sẽ mất dần năng lực tự học, tự nghiên cứu”. Nhiều chuyên gia giáo dục cũng cho rằng, Thông tư 29 chính là lời nhắc nhở các nhà trường về trách nhiệm nâng cao chất lượng giáo dục trong giờ học chính khóa.

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Trung học phổ thông (Bộ GD-ĐT) cho biết: Sau hơn 1 tháng triển khai Thông tư số 29 đã nhận được sự đồng thuận cao và quan tâm đặc biệt của xã hội, nên được nắm bắt nhanh chóng và triển khai kịp thời, đáp ứng mong mỏi của xã hội. Các địa phương, nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh nhận thức rõ thêm về hệ lụy, tác hại của tình trạng DTHT tràn lan đối với học sinh, cha mẹ học sinh, nhà trường và toàn xã hội. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn về trách nhiệm và tầm quan trọng của dạy học chính khóa, trách nhiệm trong việc hỗ trợ học sinh nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục; trách nhiệm và tầm quan trọng của việc trang bị cho học sinh ý thức tự học, tự chủ, tự giác trong các hoạt động giáo dục. Chính quyền các cấp nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong quản lý hoạt động DTHT trên địa bàn; từng bước đưa các hoạt động này đi vào quy củ, nền nếp, đúng pháp luật và tránh lãng phí; thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư 29… Cha mẹ học sinh nhìn nhận rõ vai trò của gia đình trong phối hợp quản lý, giáo dục học sinh.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng: Các trường lâu nay vẫn tổ chức DTHT như hoạt động chính khóa, vì thế khi thực hiện Thông tư 29, có những giai đoạn các trường dừng hoạt động này nên ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó, ông Thưởng đề nghị các Sở GD-ĐT quán triệt tuyệt đối không để ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, cũng như công tác thi, tuyển sinh; công tác dạy học, quản lý phải thường xuyên, liên lục không gián đoạn. Tất cả vì học sinh, tuyệt đối không buông lỏng việc bồi dưỡng, phụ đạo đối với 3 đối tượng học sinh trong Thông tư 29 quy định.Nhà trường phải bảo đảm học sinh tiếp nhận đầy đủ kiến thức theo chương trình, không để học sinh phải tìm đến lớp học thêm vì thiếu hụt kiến thức.
Đa dạng mô hình học nhóm và phát triển tự học
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, sau hơn 1 tháng triển khai Thông tư 29 quy định về DTHT trên toàn quốc, công tác truyền thông, phổ biến Thông tư 29 được thực hiện từ các cấp trung ương, địa phương, các nhà trường nhằm giải thích cho nhân dân, tạo ra diễn đàn công khai, nhìn nhận một cách đa chiều, khách quan về nội dung Thông tư. Hiểu được Thông tư 29 mang lại những giá trị tốt đẹp, nhân văn cho giáo dục, đào tạo, cho học sinh, thầy cô giáo và nền giáo dục của chúng ta. Chính điều đó tạo ra tính hành động cao, tạo ra những mô hình, đa dạng hóa học nhóm và phát triển tự học. Tính hành động cao còn thể hiện ở việc kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện. Đặc biệt là Thông tư 29 tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch và đủ mạnh theo đúng thẩm quyền của Bộ GD-ĐT.
Có thể thấy, tự học không chỉ là xu hướng học tập hiện đại mà còn là kỹ năng sống thiết yếu, giúp học sinh phát triển tư duy độc lập, chủ động và sáng tạo. Thay vì lệ thuộc vào các lớp học thêm, học sinh cần được hướng dẫn phương pháp tự học, biết cách hệ thống hóa kiến thức và rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện. Điều này sẽ giúp các em tự tin bước vào các bậc học cao hơn và phát huy tối đa năng lực bản thân.
Trong thời gian tới, để thực hiện tốt Thông tư 29 cũng như nâng cao chất lượng giáo dục, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đề nghị cần đồng bộ các giải pháp, trong đó nhấn mạnh việc tiếp tục tuyên truyền về Thông tư. Ngoài yêu cầu cần đổi mới phương pháp giảng dạy của thầy cô, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương thức ra đề thi, hướng dẫn học sinh tự học, thì cần tăng cường cơ sở vật chất. Đó là vấn đề lâu dài, vừa là trách nhiệm tham mưu, vừa là căn cứ để các địa phương bố trí ngân sách nhà nước, thực hiện xã hội hóa, tăng cường trường lớp, chất lượng trường lớp đồng đều để không có sự lựa chọn lệch nhau, dẫn đến sự cạnh tranh, tạo áp lực. Được biết, Bộ GD-ĐT sẽ tổng hợp các ý kiến, tiếp thu và trong tháng 5 tới đây sẽ ban hành hướng dẫn thay thế văn bản cũ về dạy học buổi 2/ngày, qua đó thực hiện tốt quy định về DTHT. Hiện Bộ đã có một kênh tiếp nhận phản ánh về những hình thức dạy học biến tướng của DTHT để xác minh, xử lý.
Thông tư 29 không chỉ là câu chuyện siết chặt DTHT mà còn phản ánh quyết tâm của ngành giáo dục trong việc cải thiện chất lượng giáo dục cốt lõi, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của thế hệ trẻ. Bởi nếu không được kiểm soát được việc học thêm sẽ giết chết tư duy sáng tạo của trẻ. Ngược lại, nếu được định hướng đúng, học thêm có thể trở thành công cụ hữu ích giúp học sinh bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo nhu cầu cá nhân. Điều quan trọng là mỗi học sinh và phụ huynh cần hiểu rõ mục đích học tập của con em mình, tránh chạy theo thành tích. Bởi, học tập là hành trình suốt đời và tinh thần tự học mới là "chìa khóa" giúp học sinh phát triển toàn diện.
“Chấm dứt dạy thêm, học thêm tràn lan là mệnh lệnh về tinh thần trách nhiệm; mệnh lệnh vì chất lượng học sinh; mệnh lệnh để giáo dục học sinh phát triển toàn diện; mệnh lệnh thực hiện theo Chương trình GDPT 2018, theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước, đưa giáo dục trở lại đúng nguyên lý vốn có”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng.
Tin mới hơn

U17 Việt Nam và U17 UAE: Mở ra cánh cửa dự World Cup
VOV.VN - U17 Việt Nam đang đứng trước cánh cửa lịch sử để tiến vào đấu trường World Cup nhưng việc tìm kiếm chiếc chìa khoá là không hề đơn giản.

Thời tiết ngày 10/4: Miền Bắc có sương mù, mưa rào và dông, Nam Bộ nắng nóng
VOV.VN - Thời tiết ngày 10/4, Phía Đông Bắc Bộ có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, trong khi đó khu vực phía Tây Bắc Bộ ngày nắng. Khu vực Nam Bộ nắng cục bộ.

Học 2 buổi/ngày: "Thiết kế thế nào để học sinh không phải học thêm vẫn thi được"
VOV.VN - Vấn đề học 2 buổi/ngày với học sinh THCS, THPT đang nhận được nhiều quan tâm của phụ huynh và nhà trường. Nhiều ý kiến băn khoăn rằng, nếu tăng lên học 2 buổi/ngày, học sinh có đáp ứng được các kỳ thi lớn mà không cần học thêm hay không, chương trình thiết kế thế nào để không trở thành học thêm "trá hình".

Sắp ban hành quy chuẩn khí thải, dự kiến nhiều xe máy sẽ bị "khai tử"
VOV.VN - Theo chuyên gia, hiện nay chưa có quy chuẩn về khí thải nên xe gắn máy dù có cũ nát, quá niên hạn và ô nhiễm bao nhiêu vẫn được chạy trên đường.

Đề xuất thẩm quyền mới cho cấp xã khi không còn cấp huyện
VOV.VN - Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật bổ sung quy định về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp xã để phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

50 năm mở cửa Lăng Bác: “Vinh quang con đứng bên Người”
VOV.VN - Lớp lớp cán bộ, chiến sỹ tiêu binh danh dự tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được quan tâm tuyển chọn chặt chẽ, kỹ lưỡng, toàn diện; được tổ chức huấn luyện, rèn luyện công phu, nghiêm ngặt về điều lệnh, nghi lễ, sức chịu đựng dẻo dai.

Việt Nam - Hoa Kỳ nhất trí khởi động đàm phán một thoả thuận thương mại đối ứng
VOV.VN - Chiều 9/4 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.

Phát triển năng lượng tái tạo, xanh, sạch: Nền tảng cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn
Quốc hội đã chốt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 8% cho năm 2025 và tăng trưởng hai chữ số cho giai đoạn 2026 – 2030. Để đạt được mục tiêu này, một trong những nguồn lực có tính nền tảng và huyết mạch chính là điện năng và các nguồn năng lượng xanh, sạch…
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Hà Nội lên lộ trình chuyển đổi xe buýt sang dùng năng lượng xanh trước ngày 15/4
Thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng khẩn trương hoàn thiện kế hoạch triển khai đề án phát triển giao thông vận tải công cộng, đảm bảo đến năm 2030, 100% xe buýt sử dụng năng lượng điện, năng lượng xanh.

Nhật Bản nhận định Việt Nam là thị trường đầy hứa hẹn
Nhật Bản công bố Sách Xanh Ngoại giao năm 2025, nêu quan điểm về tình hình khu vực, thế giới và các hoạt động ngoại giao của Nhật Bản. Trong đó, Nhật Bản nhận định Việt Nam có vị trí địa chính trị quan trọng, là thị trường đầy hứa hẹn. Sách Xanh do Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Iwaya Takeshi trình bày tại cuộc họp nội các ngày 8/4.

Tăng cường kết nối thị trường Việt Nam - Uzbekistan
Ngày 8-4, tại trụ sở Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddin Ismoilov

Đoàn cứu hộ, cứu nạn Quân đội, Công an Việt Nam trở về nước an toàn sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế tại Myanmar
Biên phòng - Tối 8/4, chuyến bay đặc biệt chở đoàn cứu hộ, cứu nạn của Quân đội và Công an Việt Nam từ Myanmar đã hạ cánh an toàn tại sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Sau hơn 10 ngày làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar, các cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trở về trong niềm tự hào và xúc động.

Tạo "đòn bẩy" nâng tỷ lệ nội địa hoá đường sắt
Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, có thể làm chủ bảo trì hạ tầng, phương tiện, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa sản xuất phương tiện, vật tư, thiết bị.

Miền Bắc tăng nhiệt trước khi đón không khí lạnh
TPO - Hôm nay, nền nhiệt các tỉnh miền Bắc tăng 2-3 độ so với hôm qua với nhiệt độ cao nhất 27-29 độ, riêng khu Tây Bắc 29-32 độ. Dự báo nền nhiệt cao còn duy trì đến 11/4. Từ 12/4, miền Bắc đón không khí lạnh. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ngày nắng, ít mưa, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng từ 8% trở lên
VTV.vn - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu biến động, Việt Nam cần tăng cường khai thác tối đa thị trường nội địa, tạo thành một động lực vững chắc cho tăng trưởng.

Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác đầu tư hiệu quả và bền vững
VTV.vn - Chiều 7/4, trong khuôn khổ Hội nghị AIM 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chuyên đề...