
Thị trường trong nước là "phao cứu sinh" nhưng nhiều doanh nghiệp khó bám vào
VOV.VN - Về dư địa thị trường trong nước, nhiều doanh nghiệp coi đây như là phao cứu sinh. Nhưng thị trường này có quy nhỏ, không thể nhiều doanh nghiệp bám vào đó được.
Đó là quan điểm của ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam trước giải pháp củng cố thị trường trong nước của nhiều doanh nghiệp nhằm ứng phó với những biến động lớn của nền kinh tế toàn cầu mà tiêu điểm là cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ – Trung.
Chính sách phát triển thị trường trong nước còn yếu
Theo ông Hoài không chỉ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nhiều vào Mỹ mà gần 40% sản phẩm nội thất mà Mỹ nhập khẩu từ các nguồn trên thế giới đều đến từ Việt Nam. Hầu hết các nội thất của bất động sản Mỹ có giá trị từ 200.000-500.000 USD hầu hết đến từ Việt Nam. Hiện chỉ Việt Nam và Trung Quốc cung ứng cho thị trường Mỹ. Vì thế, các doanh nghiệp gỗ trông đợi vào việc đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, đồng thời cũng trông đợi vào sự "nương tay" của chính quyền Mỹ.
“Thị trường trong nước chỉ có quy mô 5 tỷ USD , trong 5 năm nữa chỉ có thể tăng gấp đôi lên 10 tỷ USD và đây vẫn là quy mô nhỏ. Trong khi đó, ở khu vực nông thôn, có 340 làng nghề gỗ, và có nhiều làng nghề đã thực hiện đấu thầu đưa sản phẩm vào thành phố. Chúng tôi không sao nhãng, bỏ quên thị trường trong nước, mà chỉ vì thị trường này quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, không như khách hàng Mỹ vốn dùng sản phẩm đồng loạt, người Việt chỉ thích sản phẩm "may đo" và không thích mua những thứ có sẵn”, ông Hoài cho biết.

Đồng quan điểm, GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch danh dự Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, Việt Nam với 100 triệu dân, là một thị trường hấp dẫn không chỉ với doanh nghiệp trong nước mà còn với doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, những chính sách phát triển thị trường trong nước chưa thật sự được các cấp ngành quan tâm.
Ông Mại đưa ra ví dụ, cách đây 15 năm có chính sách ưu tiên hàng Việt Nam, cách tiếp cận như vậy giờ không thích hợp. Hiện Việt Nam là nước có thu nhập trung bình cao và đang tiến tới thu nhập cao, nếu không giải quyết đồng bộ cơ sở hạ tầng giao thông thì không thể kích cầu.
Cùng với đó các chuyên gia còn chỉ ra những “điểm nghẽn” của thị trường nông sản trong nước, đó là người nông dân gặp khó khăn trong xây dựng thương hiệu và hệ thống phân phối. Hầu hết các kênh phân phối hiện đại như siêu thị do nhiều doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ, gây khó khăn trong việc đưa hàng hoá vào hệ thống này.
Ở góc nhìn khác, ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình đánh giá: Về tác động chính sách thuế của chính quyền Mỹ, đặc biệt với Trung Quốc, Việt Nam sẽ thiệt hại hơn Trung Quốc. Vì hàng hóa Trung Quốc hơn 35% là tiêu thụ nội địa, 65% là xuất khẩu, giả định ảnh hưởng là 50-50, thì một nửa số lao động của nước này sẽ quay lại làm nông nghiệp. Theo khảo sát, nhiều tỉnh của Trung Quốc đã thiết kế trồng sản phẩm nông sản tương tự Việt Nam nên sắp tới mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ rất khó vì vậy cần hướng tới tiêu thụ tại chỗ. Đây là vấn đề sống còn với người nông dân.
GS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump buộc Việt Nam phải xem lại mô hình phát triển, trong đó cốt lõi là thị trường trong nước. Dữ liệu cho thấy trong cấu trúc GDP, khu vực tư nhân chiếm sản lượng 51% còn khu vực FDI chiếm 20-22%. Tuy nhiên, xuất khẩu của khu vực trong nước chỉ chiếm 25-27%, trong đó khu vực FDI chiếm hơn 70%. Kim ngạch xuất khẩu tương đương GDP của Việt Nam.
Từ đó, doanh nghiệp nội địa chủ yếu phục vụ thị trường nội địa và tương lai của khu vực doanh nghiệp trong nước là thị trường nội địa. Cần đặt vấn đề khảo sát thị trường nội địa gắn với khu vực tư nhân nội địa, vốn chiếm 84% thị trường lao động. Nếu khu vực này không ổn, động lực tăng trưởng sẽ không được đảm bảo.
Doanh nghiệp trong nước cần liên kết theo chuỗi
Ông Nguyễn Mại cho rằng, cần thực hiện các giải pháp: Đổi mới thể chế, luật pháp liên quan đến thị trường; đổi mới chính sách có liên quan đến thị trường; các doanh nghiệp cũng cần thay đổi chiến lược kinh doanh với tầm nhìn trung và dài hạn dựa trên nghiên cứu thị trường và dự báo biến động thị trường; cần có chiến lược hình ảnh và thương hiệu, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng hình ảnh; nâng cao năng lực quản trị; tăng cường đầu tư R&D và bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Ngoài ra cần khuyến khích doanh nghiệp trong nước liên kết theo chuỗi, tham gia chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu, như vậy sẽ có loạt doanh nghiệp quy mô lớn đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, câu chuyện của Việt Nam lớn hơn việc chỉ là đàm phán với Mỹ. Câu chuyện không chỉ 3-4 năm, mà có thể là 5-10 năm tới. Thị trường nội địa, vài năm gần đây cách làm chính sách của chúng ta phụ thuộc nhiều vào khẩu hiệu mà lại thiếu bằng chứng khoa học. Những nghiên cứu gần đây để có chính sách vừa căn cơ vừa trước mắt thì lại rất yếu.
Về kích cầu tiêu dùng trong nước đã có nhiều diễn giả nói về giải pháp. Tuy nhiên, cần lưu ý Việt Nam quý I/2025 có 6 triệu khách hàng, nhưng cũng có 1,5 - 2 triệu người Việt Nam ra nước ngoài và tiêu dùng tại đó. Nhưng hiện chúng chưa có nghiên cứu nào về đối tượng khách hàng này. Chưa kể, vấn đề visa du lịch và sản phẩm du lịch chưa đủ. Vì thế, cần có các biện pháp để thu hút tiêu thụ nội địa và hỗ trợ doanh nghiệp như giảm thuế cho doanh nghiệp theo kết quả kinh doanh.
Đặc biệt, cần giữ ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát duy trì tương đối. Nếu lạm phát tăng nhanh hơn thu nhập thì tiêu dùng khó tăng. Niềm tin người tiêu dùng sẽ thấp do họ cần lo cho tương lai. Việt Nam đang thảo khung pháp lý về kiểm soát thương mại chiến lược dưới dạng Nghị định. Đây có thể là nghị định đầu tiên ở các nước ASEAN bàn tới kiểm soát thương mại chiến lược và chuỗi cung ứng, những mặt hàng quan trọng.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Thế Minh, Phó chủ tịch Công ty CP Tasco cho rằng, việc giải quyết bài toán lớn từ tiêu thụ, thị trường thì nằm ở chính sách vĩ mô là chính, doanh nghiệp không tự làm được. Trước đây, chúng ta có những việc đã bàn 10 năm không làm được song giờ lại làm được. Như vậy, đây là cơ hội giải quyết các vấn đề từng bàn đi bàn lại mà không làm được.
"Cần quy hoạch ngành nghề nào giao cho tư nhân. Sau đó, cần quy hoạch chỉ định doanh nghiệp cho từng ngành nghề, cần tạo ra doanh nghiệp hàng đầu và cần quyết liệt. Cần Phải ặt mục tiêu khi xây dựng chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, ví dụ như sau 10 năm phải trở thành những đơn vị lớn. Việc này giúp cho chúng ta tạo ra các doanh nghiệp hàng đầu, như thế nền kinh tế sản xuất trong nước mới phát triển được", ông Nguyễn Thế Minh gợi ý.
Tin mới hơn

Ngày 9/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
VTV.vn - Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu
NDO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 59/CĐ-TTg tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng, nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đi đúng hướng. Phóng viên báo Tin tức và Dân tộc đã cuộc trao đổi với TS Nguyễn Thị Hương, Cục trưởng Cục Thống kê (Bộ Tài chính) xung quanh vấn đề này.

6 nhiệm vụ tiên phong trong chuyển đổi số
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất 6 nhiệm vụ tiên phong trong chuyển đổi số để các doanh nghiệp nhà nước triển khai hiệu quả.

Giá vàng hôm nay 9/5: Giá trong nước và thế giới cùng giảm sâu
Giá vàng hôm nay 9/5 giảm. Nguyên nhân chính của đợt giảm này là do đồng USD mạnh lên và quyết định giữ nguyên lãi suất của FED, khiến vàng – một tài sản không sinh lời – trở nên kém hấp dẫn hơn.

Nhiều tỉnh, thành sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm, dịch vụ xanh
79% doanh nghiệp được khảo sát cho biết chính quyền các tỉnh thành, phố đã sẵn sàng chi trả giá cao hơn để mua sản phẩm, dịch vụ xanh.

Hôm nay, Nga duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít
Hôm nay (9/5), tại Quảng trường Đỏ, sẽ diễn ra lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1945 - 2025).

Thời tiết ngày 9/5: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 9/5, một bộ phận không khí lạnh từ phía Bắc vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, trong ngày 10/5, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu vực vùng núi phía Đông Bắc Bộ.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Giá xăng giảm sâu, xuống dưới 19.000 đồng/lít
VTV.vn - Giá xăng, dầu tiếp tục giảm trong kỳ điều hành vào chiều nay (8/5).

10 đổi mới quan trọng trong Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
VTV.vn- Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo có những đổi mới mạnh mẽ, mang tính cách mạng, hứa...

Ngày 8/5, Quốc hội thảo luận về dự ấn Luật Hóa chất (sửa đổi)
VTV.vn - Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi).

Lỗ hổng kiểm soát hàng thực phẩm giả
VTV.vn - Hàng loạt vụ sữa, thuốc giả bị phát hiện cho thấy lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng, quảng cáo và phân phối, gây rủi ro lớn cho sức khỏe người...

Thời tiết ngày 8/5: Nắng nóng trên diện rộng, nhiều nơi nắng nóng gay gắt
VTV.vn - Ngày 8/5, ở phía Tây Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.

Kinh tế 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục tăng trưởng
VTV.vn - Tính chung kết quả 4 tháng đầu năm 2025, tình hình kinh tế - xã hội tốt hơn cùng kỳ năm 2024 trên hầu hết các lĩnh vực.

Hơn 40% người Việt có cholesterol máu cao
VTV.vn - Gần một nửa dân số Việt Nam đang đối mặt nguy cơ tim mạch do rối loạn mỡ máu gia tăng nhanh chóng.

Xu hướng du lịch âm nhạc đang bùng nổ
VTV.vn - Không chỉ tạo ra doanh thu trực tiếp từ vé và các sản phẩm liên quan, các sự kiện âm nhạc còn thúc đẩy kinh tế địa phương thông qua lưu trú, ẩm...