Thị trường chứng khoán Việt Nam 2024: Dự báo sẽ có gam màu tươi sáng hơn
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử VOV về định hướng, giải pháp của cơ quan quản lý nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong năm 2024, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương tin tưởng, thị trường chứng khoán sẽ có thêm nhiều bước chuyển tích cực, mạnh mẽ, tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước, là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế.
PV: TTCK năm 2024 dự báo sẽ có nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực hơn, tuy nhiên, vẫn còn có những yếu tố thách thức, nhất là việc kinh tế vĩ mô, địa chính trị thế giới còn nhiều bất định. Bà có thể chia sẻ rõ hơn về các yếu tố mang tính cơ hội và cả những thách thức cho thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024?
Bà Vũ Thị Chân Phương: TTCK luôn phụ thuộc vào yếu tố, cả chủ quan và khách quan. Diễn biến của TTCK là phản ánh tổng hòa của các yếu tố vĩ mô trong nước và quốc tế, sức khỏe của doanh nghiệp… qua lăng kính, niềm tin và sự kỳ vọng của các nhà đầu tư trên thị trường.
Bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước |
Chính vì vậy, diễn biến TTCK trong thời gian tới tiếp tục phụ thuộc phần lớn vào các chính sách kinh tế vĩ mô và triển vọng kinh tế trong nước cũng như thế giới. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chính sách tiền tệ thắt chặt đã dần tái cân bằng tổng cầu về mức sản lượng tiềm năng, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giá cả hàng hóa đã giảm bớt. Lạm phát toàn cầu được dự báo sẽ giảm dần và trở về gần mức mục tiêu của các ngân hàng trung ương vào năm 2024. Mặc dù vậy, kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh biến đổi khí hậu, căng thẳng địa chính trị gia tăng ở một số quốc gia, khu vực, nền kinh tế toàn cầu, thị trường tài chính quốc tế được dự báo tiếp tục biến động phức tạp, khó lường. Lạm phát toàn cầu tuy đã được kiểm soát nhưng lạm phát cơ bản được dự báo sẽ vẫn ở mức cao, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, khả năng hấp thụ vốn còn hạn chế.
Tuy vậy, nhìn một cách tổng thể, TTCK trong nước năm 2024 được dự báo sẽ có gam màu tươi sáng hơn so với năm 2023 nhờ sự hỗ trợ của nhiều yếu tố tích cực. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã và đang chủ động, quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như: Giảm mặt bằng lãi suất cho vay; ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, lĩnh vực, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, miễn, giảm, gia hạn thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp... Do đó, xu hướng tích cực hơn tiếp tục được duy trì trong nhiều ngành và lĩnh vực, từ đó, tạo điều kiện tốt hơn cho sức khỏe doanh nghiệp tiếp tục đà phục hồi. Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, duy trì tốc độ hồi phục nhanh, thuộc nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu trong khu vực và thế giới.
Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Tài chính, sự hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương… những yếu tố tích cực nêu trên kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo điều kiện nền tảng cho TTCK Việt Nam duy trì sự ổn định, thanh khoản tốt, tăng trưởng song hành cả quy mô và chất lượng.
PV: Một trong những nỗ lực lớn của cơ quan quản lý thời gian qua và cũng là thông tin được nhà đầu tư rất mong đợi trong thời gian tới là công tác nâng hạng TTCK từ cận biên lên mới nổi. Bà có thể thông tin thêm về vấn đề này, thưa bà?
Bà Vũ Thị Chân Phương: Nâng hạng TTCK là chủ trương chung và đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo thời gian qua. Nội dung này cũng đã được nêu tại Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 11/7/2022 của Chính phủ và đưa vào Chiến lược Phát triển TTCK đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mới đây nhất, tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 15/2/2024, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xử lý nhanh các vướng mắc thuộc lĩnh vực phụ trách để đáp ứng tiêu chí nâng hạng TTCK từ cận biên lên thị trường mới nổi.
Trong thời gian qua, cơ quan quản lý đã rất nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để hoàn thiện các tiêu chí quan trọng do các tổ chức xếp hạng quốc tế đề ra. Theo đó, UBCKNN tổ chức nhiều cuộc họp với các bộ, ngành; đồng thời tổ chức gặp gỡ, làm việc ở trong và ngoài nước với các tổ chức xếp hạng quốc tế, các định chế tài chính quốc tế lớn và các thành viên thị trường để cùng nghiên cứu, đề xuất giải pháp để tháo gỡ các nội dung còn vướng mắc trong công tác nâng hạng của TTCK Việt Nam.
Theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng và các định chế tài chính quốc tế lớn, Việt Nam đã có nhiều cải thiện và đạt được nhiều tiêu chí quan trọng. Tuy nhiên, hiện có 2 nhóm vấn đề trọng yếu cần tập trung cải thiện và có những biện pháp tháo gỡ nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK trong thời gian tới, đó là: Yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding) và giới hạn sở hữu nước ngoài. Những vấn đề này đều cần có sự phối hợp thiết thực của các bộ, ngành có liên quan để tháo gỡ.
Song song với việc hoàn thiện các tiêu chí chính của các tổ chức xếp hạng quốc tế, chúng tôi tiếp tục hoàn thiện quy định trong nước trên cơ sở nghiên cứu các quy định và thông lệ quốc tế để thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, tạo môi trường thuận lợi thu hút nhà đầu tư quốc tế và dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Chúng ta phải khẳng định, việc nâng hạng TTCK phụ thuộc vào sự đánh giá khách quan của các tổ chức xếp hạng quốc tế thông qua trải nghiệm thực tế của các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, dưới sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh sự nỗ lực cao nhất của cơ quan quan quản lý, để đem lại kết quả như kỳ vọng cần sự tham gia và quyết tâm của các bộ, ngành có liên quan.
Bên cạnh đó, việc nâng hạng còn phụ thuộc vào sự trải nghiệm thực tế của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia TTCK Việt Nam nên rất cần sự chung sức của các thành viên thị trường trong cung cấp dịch vụ, các công ty niêm yết, đặc biệt là các tổ chức niêm yết lớn trong vấn đề công bố thông tin minh bạch, công bố thông tin bằng tiếng Anh, quản trị công ty theo thông lệ tốt…
PV: Vậy đâu là các định hướng lớn, giải pháp quan trọng để hỗ trợ TTCK Việt Nam phát triển ổn định, an toàn, thanh khoản, chất lượng hơn trong năm 2024, thưa bà?
Bà Vũ Thị Chân Phương: Năm 2024 sẽ có nhiều yếu tố cơ hội và thách thức đan xen đối với TTCK Việt Nam. Trong bối cảnh đó, để phát triển TTCK an toàn, bền vững, là kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế, UBCKNN sẽ tiếp tục triển khai nhiều nhóm giải pháp đồng bộ, cụ thể.
| |
Năm 2024 sẽ có nhiều yếu tố cơ hội và thách thức đan xen đối với TTCK Việt Nam (Ảnh minh họa: KT) |
Trước mắt, được sự chấp thuận của Lãnh đạo Bộ Tài chính, UBCKNN đang khẩn trương chuẩn bị Hội nghị Phát triển TTCK năm 2024. Hội nghị dự kiến sẽ có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, sự tham gia và chia sẻ ý kiến của đại diện các bộ, ngành, các định chế tài chính quốc tế, doanh nghiệp niêm yết và các thành viên thị trường.
Đối với các giải pháp thường xuyên của năm 2024, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống chính sách cho phát triển thị trường, trong đó tập trung hoàn thành xây dựng kế hoạch triển khai đề án Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030 hiệu quả.
Đồng thời, UBCKNN sẽ tăng cường xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng xu hướng cuộc cách mạng công nghệ 4.0, vừa tạo điều kiện cho công tác quản lý, điều hành, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các định chế thị trường và nhà đầu tư tham gia.
Cùng với đó, chúng tôi sẽ tiếp tục tái cấu trúc TTCK dựa trên các trụ cột chính đã đề ra, trong đó, chú trọng, tăng cường quản lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán và người hành nghề chứng khoán; đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích đầu tư nước ngoài dài hạn, đào tạo nhà đầu tư cá nhân.
Bên cạnh đó, để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật của thị trường, cơ quan quản lý sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để bảo đảm cho TTCK phát triển bền vững, công khai, minh bạch, xử lý kịp thời, nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trên TTCK.
Ngoài ra, chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế, tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư tại nước ngoài, làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức xếp hạng để TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng. Mặt khác sẽ tập trung công tác chuẩn bị cho Hội nghị Ủy ban Chứng khoán các nước của Tiểu khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ diễn ra tại Việt Nam vào năm 2025.
PV: Xin cảm ơn bà!
vov.vn
Tin mới hơn
Dấu ấn đội quân lao động sản xuất
Trải qua 80 năm xây dựng, trưởng thành, chiến đấu, chiến thắng, dù trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, cùng với việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của “Đội quân chiến đấu”, “Đội quân công tác”, Quân đội nhân dân Việt Nam cũng luôn thực hiện tốt chức năng “Đội quân lao động sản xuất”.
Nâng cao khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
Chỉ tính riêng 11 tháng năm 2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào nước ta đạt gần 31,38 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.
Ưu tiên nguồn vốn ngân sách, xây dựng cơ chế ưu đãi đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng xanh
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công theo hướng ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh; xây dựng cơ chế ưu đãi đầu tư thúc đẩy tăng trưởng xanh, cơ chế hỗ trợ dự án thí điểm xanh tại Việt Nam...
Tin rét đậm, rét hại ở miền Bắc và dự báo thời tiết 10 ngày tới trên cả nước
(VTC News) - Dự báo thời tiết 10 ngày tới, miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường, trời rét, có nơi rét đậm rét hại với nhiệt độ thấp nhất dưới 10 độ C.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
VTV.vn - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 129/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.
Bảo đảm an sinh cho người lao động
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) là một trong những dự thảo luật được quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc sửa đổi luật sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Việc làm hiện nay, đáp ứng yêu cầu về nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, kịp thời ứng phó, thích ứng trong bối cảnh già hóa dân số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giải quyết các vấn đề liên quan việc làm bền vững, quản lý nguồn lao động.
Vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng mạnh
VOV.VN - Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng mạnh trong 11 tháng năm 2024; có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam.
Tìm giải pháp phát triển bền vững hệ thống phân phối bán lẻ
Trong bối cảnh nhiều hình thức phân phối mới xuất hiện, cần nhiều giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống bán lẻ truyền thống.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
Việc thúc đẩy hành động, chuyển sang mô hình kinh tế tuần hoàn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, hạn chế phát thải ra môi trường là yêu cầu cấp bách, vừa giải quyết vấn đề môi trường, phát triển kinh tế xanh, vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí nguyên, nhiên liệu sản xuất của doanh nghiệp...
Miền Bắc sắp đón không khí lạnh tăng cường, có nơi rét đậm
VTV.vn - Hôm nay (9/12) và 3 ngày tới, trời miền Bắc sẽ đỡ rét. Tuy nhiên trong tuần này, theo dự báo, một đợt không khí lạnh khác sẽ tăng cường xuống nước ta.
Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 8/12
VOV.VN - Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 8/12, hấp dẫn các giải VĐQG hàng đầu châu Âu cùng những trận đấu đầu tiên tại ASEAN Cup.
“Lòng dân” là cội nguồn sức mạnh của sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới
VOV.VN - Thực tiễn công cuộc gìn giữ, bảo vệ biên cương Tổ quốc cho thấy, yếu tố “lòng dân” là cội nguồn sức mạnh của sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Vì vậy, để gìn giữ biên cương, lãnh thổ, Bộ đội Biên phòng luôn coi “mỗi người dân ở biên giới, vùng biển là một người lính biên thùy”.
Việt Nam thừa nhân lực phổ thông nhưng thiếu nhân lực chất lượng cao
VOV.VN - Thiếu hụt kỹ năng và kinh nghiệm làm việc là những thách thức mà thị trường lao động Việt Nam phải đối mặt khi hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự thiếu hụt này đã ảnh hưởng không nhỏ đến bài toán tăng năng suất lao động.
Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc mưa rét, có nơi dưới 10 độ
VOV.VN - Một đợt gió mùa Đông Bắc tràn xuống miền Bắc khiến thời tiết chuyển mưa, trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 15-18 độ C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ, vùng núi 12-14 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ.
Tinh gọn bộ máy: Vừa giữ chân người tài, vừa giải quyết hợp lý lao động dôi dư
VOV.VN - Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh khẳng định, cùng với sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải có cơ chế "giữ chân" người tài, qua đó, đảm bảo nguyên tắc xây dựng hệ thống công vụ thực tài, thu hút được người tài năng để làm công vụ.
Ngành thuế gia tăng thu thập dữ liệu kinh doanh nền tảng số
(NLĐO) - Cơ quan thuế tập trung thu thập thông tin, dữ liệu của các đối tượng kinh doanh trên nền tảng số để thanh - kiểm tra nếu phát hiện vi phạm pháp luật