Tạo “sân chơi” cho sản phẩm OCOP
Qua 5 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018, đến nay cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Đã có 10.322 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 67,3% sản phẩm 3 sao, 31,2% sản phẩm 4 sao, 0,8% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 42 sản phẩm 5 sao. Bên cạnh đó, đã có 5.361 chủ thể OCOP, trong đó có 38,1% là hợp tác xã, 24,2% là doanh nghiệp, 34,9% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.
Các địa phương đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh để phát triển sản phẩm OCOP, điển hình như: vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 31,36% tổng sản phẩm OCOP cả nước; vùng miền núi phía Bắc chiếm 19,8% và vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 18,4%.
SẢN PHẨM CHƯA “BỀN VỮNG”
Tại hội nghị “Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP” ngày 5/12, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, được người dân tín nhiệm.
Đặc biệt, các sản phẩm OCOP 5 sao đã được lãnh đạo Đảng và Nhà nước tin tưởng, lựa chọn làm quà tặng trong các hội nghị quan trọng và các chuyến công tác nước ngoài, được một số bộ, ngành sử dụng làm quà tặng đại biểu trong các hội nghị của ngành.
Tuy nhiên, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn thẳng thắn cho rằng việc tiêu thụ các sản phẩm OCOP còn nhiều khó khăn, hạn chế nhất định. Sản phẩm chế biến còn ít, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ. Trình độ quản trị sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã, doanh nghiệp, chủ cơ sở, kinh doanh còn thấp.
Cùng với đó thói quen phát triển thụ động, hiểu biết về sản phẩm, năng lực nghiên cứu và phát triển còn yếu dẫn đến năng suất, chất lượng, số lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế nên việc triển khai chương trình chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Đặc biệt là việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP chưa được như mong muốn trong bối cảnh sức mua trong nước còn yếu sau đại dịch Covid-19.
Ông Đặng Quý Nhân, Phó trưởng phòng Quản lý Chương trình OCOP, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đồng tình cho rằng số lượng sản phẩm OCOP tăng nhanh nhưng chưa thực sự bền vững; nguồn lực triển khai chủ yếu là lồng ghép, cơ chế chính sách còn chưa đồng bộ,…
Hơn nữa, sự tham gia của các chủ thể vào Chương trình OCOP chưa được chủ động. Hoạt động đổi mới, sáng tạo trong phát triển sản phẩm tuy có kết quả nhưng vẫn còn hạn chế so với tiềm năng.
Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại còn manh mún, thiếu đồng bộ, chưa tạo được điểm nhấn nổi trội và đặc sắc,... Công tác quản lý, giám sát sản phẩm sau khi được công nhận còn là vấn đề nổi cộm cần được quan tâm và đẩy mạnh.
Ông Hoàng Hoa Quân, Phó Trưởng phòng Quản lý Lữ hành, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đánh giá, lĩnh vực du lịch có nhiều dư địa cho tiêu thụ sản phẩm OCOP. Đến hết tháng 11 cả nước đã đón được 11,2 triệu lượt khách quốc tế.
Với khách nội địa, hết tháng 11 đạt 103 triệu lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch đến nay đã đạt 98% mục tiêu đặt ra, đạt 650 nghìn tỷ đồng. Như vậy, với số lượng khách du lịch đến và đi, luân chuyển qua các tỉnh thành, đây là thị trường lớn để tiêu thụ các sản phẩm OCOP, tiềm năng cho xuất khẩu tại chỗ.
Mặc dù vậy, điểm hạn chế hiện nay là khách du lịch thiếu thông tin về sản phẩm OCOP. Dù có hơn 10 nghìn sản phẩm OCOP nhưng thực tế cho thấy điểm tập trung giới thiệu sản phẩm này ở địa phương chưa nhiều, phục vụ khách du lịch lại càng hiếm. Chỉ có một số địa phương làm được còn lại hầu hết chưa.
ĐẨY MẠNH CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢNG BÁ
Thực tế ông Nhân đánh giá, trong các hệ thống siêu thị trong nước hiện nay, số lượng sản phẩm OCOP rất ít, chưa đến 10 sản phẩm được bày bán trong siêu thị. Trong khi sản phẩm OCOP xuất khẩu được ra 12 thị trường nước ngoài nhưng không thể vào được siêu thị trong nước.
“Tại sao không tạo ra quầy riêng ở siêu thị để các chủ thể bày bán – có sân chơi để giới thiệu sản phẩm OCOP giống như ở Nhật. Điều này cần có chính sách từ Chính phủ, các bộ ngành địa phương. Nếu chúng ta làm được thì hoàn toàn sản phẩm OCOP Việt Nam có thể phát triển rộng hơn, còn nếu như bây giờ thì rất khó”, ông Nhân nhìn nhận.
Theo ông Quân," Xu hướng du lịch hiện nay của du khách là hướng về những vùng quê, tìm kiếm những trải nghiệm mới ở đây, do đó cần tận dụng điều này để nâng cao giá trị của từng sản phẩm OCOP", ông Quân gợi ý, đồng thời đề xuất cần có thêm nhiều điểm trải nghiệm sản phẩm ở các địa phương du lịch, khi ấy giá trị các sản phẩm OCOP sẽ tăng lên nhiều. Nếu sản phẩm chỉ bày trên kệ thì không hấp dẫn nhiều khách du lịch mà cần có trải nghiệm, đến nơi sản xuất, thực tế mắt nhìn thấy, khi ấy khách du lịch không những mua về làm quà mà tính lan toả qua truyền miệng cũng rất hiệu quả.
Mặt khác theo ông Quân, các địa phương có sản phẩm OCOP cần có hạ tầng tốt cho khách du lịch đến, có bãi đỗ xe cho khách và có điểm tập trung đa dạng các sản phẩm OCOP của địa phương.
Nhằm hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong thời gian tới, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn đề xuất một số giải pháp.
Đó là, tiếp tục duy trì và phát triển các kênh phân phối đã được xây dựng và thúc đẩy bán hàng đa kênh đối với các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đã có sẵn.
Đồng thời đẩy mạnh công tác kết nối, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm OCOP gắn với du lịch, ẩm thực, văn hóa, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong công tác giới thiệu, quảng bá, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
“Đây là yếu tố cần thiết để kết nối và đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng nhằm kích thích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập của người dân”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá cho sản phẩm OCOP và các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường và bảo vệ thương hiệu của các sản phẩm OCOP.
Theo vneconomy.vn
Tin mới hơn
Ban hành kế hoạch bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán
VTV.vn - Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành kế hoạch bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp cuối năm, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ba hình thức đăng ký thông tin thuê bao di động mặt đất
VTV.vn - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 163/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông.
Từ 1/1/2025, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều bị phạt tới 20 triệu đồng
VTV.vn - Từ ngày 1/1/2025, nhiều lỗi vi phạm giao thông sẽ tăng mức phạt tăng hàng chục lần so với trước, trong đó ô tô vượt đèn đỏ bị phạt từ 18 - 20...
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 dự báo sẽ rét hơn
VTV.vn - Theo Dự báo của một số chuyên gia Khí tượng, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ở Bắc Bộ sẽ rét hơn Tết 2024.
Thu thập ảnh chân dung, vân tay khi làm thủ tục xuất nhập cảnh từ 1/1/2025
VTV.vn - Từ đầu năm 2025, người dân làm thủ tục xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu sẽ được thu thập ảnh chân dung, vân tay.
Thủ đoạn buôn lậu hàng tấn vàng từ nước ngoài về Việt Nam
VTV.vn - Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã liên tiếp triệt phá 3 đường dây buôn lậu hàng tấn vàng, trị giá hàng nghìn tỷ...
Bắc Bộ sáng có sương mù, trưa chiều trời nắng
VTV.vn - Sáng nay (30/12), nhiều nơi ở Bắc Bộ có sương mù, đến trưa trời nắng lên sương tan. Một số nơi ở Trung Bộ có lúc có mưa rào.
Khơi thông dòng tín dụng, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế
VOV.VN - Nhìn lại 2 quý đầu năm 2024, tín dụng tăng trưởng của Việt Nam rất thấp khi quý 1 chỉ tăng 0,26%, kết thúc quý 2 tăng 6%. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã được các chuyên gia kinh tế chỉ ra và phân tích những yếu tố để tín dụng tăng trưởng tốt và lành mạnh.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Thời tiết ngày 29/12: Bắc Bộ ngày nắng, trời rét, Trung Bộ có mưa rải rác
VOV.VN - Thời tiết ngày 29/12, khu vực Bắc Bộ đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng, trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.
Gia Lai nỗ lực xóa mù chữ trong vùng dân tộc thiểu số
VOV.VN - Xóa mù chữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Tại Gia Lai, công tác này đang được triển khai tích cực, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số.
Nhận định ĐT Việt Nam vs ĐT Singapore: Thẳng tiến vào chung kết
VOV.VN - Nhận định trận đấu ĐT Việt Nam vs ĐT Singapore, bán kết lượt về ASEAN Cup 2024 diễn ra lúc 20h ngày 29/12.
Giá vàng hôm nay 29/12: Giá vàng SJC ổn định ở mức 84,7 đồng/lượng
VOV.VN - Giá vàng hôm nay, vàng miếng SJC niêm yết ở mức 82,7– 84,7 triệu đồng/lượng, ổn định ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên liền trước.
Việt Nam xuất siêu mạnh vào Singapore trong 11 tháng năm 2024
NDO - Trong 11 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 28,6 tỷ SGD (tương đương khoảng 21 tỷ USD), tăng 8,53% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore tăng vọt, đạt mức tăng trưởng 32,11%.
Tự tin vị thế Việt Nam
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 sắp qua, Bộ Ngoại giao vừa công bố những số liệu quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại mà đất nước đã đạt trong năm qua.
Việt Nam là điểm sáng trong “cơn gió ngược” của nền kinh tế thế giới
ANTD.VN - Giới chuyên gia cho rằng, chính sách kinh tế linh hoạt và thích ứng là một trong những bí quyết giúp Việt Nam tiếp tục là “điểm sáng” trong nền kinh tế thế giới, với quy mô GDP dự đoán đạt 506 tỷ USD trong năm 2025.
Tạo hành lang pháp lý thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia
(PLVN) - Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì phiên họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập về Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST). Việc xây dựng Luật cần bám sát, thể chế hóa kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với các quy định mạnh mẽ phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và tiến gần tới thông lệ quốc tế.