Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Tăng tốc phát triển du lịch "Hà Nội - Đến để yêu!"

Hơn 1 năm kể từ ngày Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn du lịch (15-3-2022), ngành Du lịch bước vào giai đoạn phục hồi, tăng tốc, bám sát mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, để có thể lấy lại đà tăng trưởng và phát triển như giai đoạn trước dịch Covid-19 (năm 2019), ngành Du lịch của cả nước nói chung và Thủ đô nói riêng đều phải đối mặt với không ít khó khăn.

Trong bối cảnh hiện nay, việc tập trung phát triển các thị trường mục tiêu, xây dựng sản phẩm đặc thù và phát triển kinh tế đêm là lựa chọn trọng tâm của du lịch, tất cả chuyển tải một thông điệp giản dị, bền vững: "Hà Nội - Đến để yêu!".

den-yeu-1.jpg

Du khách quốc tế đến tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Mỹ An

Hồi phục sau cơn “đại địa chấn”

Sau hơn 2 năm gần như tê liệt hoạt động do cơn “đại địa chấn” dịch Covid-19, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á chính thức mở cửa, dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế nhập cảnh liên quan đến Covid-19 và khôi phục hoạt động du lịch từ ngày 15-3-2023. Đây là dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu cho quá trình phục hồi và phát triển của ngành Du lịch Việt Nam. Nếu như năm 2022, Việt Nam đón gần 3,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ hơn 101 triệu lượt khách du lịch nội địa, thì 8 tháng năm 2023 đã đón 7,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ 86 triệu lượt khách du lịch nội địa, đạt 98% kế hoạch cả năm 2023; tổng thu từ khách du lịch 8 tháng năm 2023 ước đạt 482 nghìn tỷ đồng.

Riêng tại Hà Nội, phát huy vai trò là trung tâm du lịch lớn của cả nước, ngành Du lịch Thủ đô đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thu hút khách đến. Trong 8 tháng năm 2023, Hà Nội đã đón 16,9 triệu lượt khách (tăng 36,2% so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 2,79 triệu lượt khách quốc tế (tăng 4,6 lần so với cùng kỳ năm 2022); tổng thu từ khách du lịch ước đạt 61.600 tỷ đồng (tăng 63,1% với cùng kỳ năm 2022). Con số đạt được dự báo sẽ vượt chỉ tiêu Kế hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội năm 2023 do UBND thành phố Hà Nội ban hành ngày 10-3-2023. Theo đó, năm 2023, Hà Nội phấn đấu đón trên 22 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 3 triệu lượt, khách nội địa đạt 19 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 77 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, Hà Nội còn liên tục được các tổ chức, tạp chí du lịch quốc tế uy tín đánh giá cao về mức độ hấp dẫn du lịch. Năm 2023, chuyên trang du lịch TripAdvisor đã xếp Hà Nội ở vị trí thứ 3/20 điểm đến ẩm thực hàng đầu thế giới; trang Booking.com lựa chọn Hà Nội là một trong những điểm đến hàng đầu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với những trải nghiệm ẩm thực đặc sắc... Đầu tháng 9-2023, Hà Nội vinh dự được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) trao 3 giải thưởng: Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á, Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á cho kỳ nghỉ ngắn ngày và giải Cơ quan quản lý du lịch thành phố hàng đầu châu Á dành cho Sở Du lịch Hà Nội.

Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, để phục hồi và tăng tốc, phát triển bền vững, du lịch Thủ đô cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Đó là nhiều doanh nghiệp chưa hoàn toàn “bình phục” do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều du khách phải thắt chặt hầu bao do ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh tế trên toàn cầu; sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa một số doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến giá và chất lượng tour, giá nhiên liệu tăng dẫn đến chi phí tour cao hơn. Cùng với đó là các vấn đề khác như thiếu sản phẩm đặc trưng, thiếu tour, tuyến điểm hấp dẫn; khu vui chơi giải trí, hệ thống lưu trú, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, công tác chuyển đổi số về du lịch còn chậm...

Tập trung vào thị trường khách mục tiêu

Để đẩy nhanh quá trình phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả bền vững theo tinh thần Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 của Chính phủ, vừa qua, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững” nhằm lắng nghe ý kiến của các chuyên gia du lịch cùng các doanh nghiệp trên địa bàn. Các ý kiến đóng góp tập trung vào những định hướng, giải pháp chính gồm: Tập trung phát triển nhóm sản phẩm du lịch có lợi thế; Triển khai các giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế, trong đó tập trung vào các thị trường mục tiêu như châu Âu, Bắc Á, Trung Quốc, Ấn Độ...; Tăng mức chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế thông qua các giải pháp như khuyến khích phát triển sản phẩm du lịch đêm, các hoạt động trải nghiệm gia tăng với các nhóm sản phẩm du lịch truyền thống, ẩm thực, mua sắm; đẩy mạnh chuyển đổi số...

den-yeu-2.jpg

Hà Nội - điểm đến an toàn và hấp dẫn đối với du khách. Ảnh: Hải Nam

Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia, muốn phục hồi và tăng tốc phát triển thì cần tập trung thu hút khách từ các thị trường mục tiêu, đặc biệt là những phân khúc khách cao cấp hoặc số lượng nhiều. Thực tế cho thấy, Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng bởi đây là một trong những quốc gia có số lượng khách sang Việt Nam lớn nhất.

Là đơn vị nhiều năm liền đón khách từ thị trường Trung Quốc, Giám đốc Công ty Cổ phần Lữ hành quốc tế Kim Liên Ngô Thị Lan Phương chia sẻ, khách Trung Quốc thường đi theo đoàn đông và chi tiêu nhiều cho ẩm thực, trải nghiệm văn hóa, vui chơi giải trí, mua sắm. Hiện nay, phần lớn khách Trung Quốc đến Hà Nội đều là doanh nhân. Họ sang làm việc, tìm cơ hội hợp tác nên ở lại khá lâu nhưng Hà Nội chưa có nhiều sản phẩm du lịch, điểm mua sắm hấp dẫn và không có nhiều tuyến, điểm tham quan mới. “Đây là một trong những thị trường mục tiêu của du lịch Việt Nam. Vì thế, cần xây dựng các sản phẩm gắn với trải nghiệm độc đáo, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật giải trí, show diễn để đẩy mạnh khai thác kinh tế đêm. Ngoài ra, có thể mở rộng việc kết nối các tuyến điểm trong khu vực nội thành với các điểm ở ngoại thành nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách ở Hà Nội” - bà Phương nói.

Đồng tình với quan điểm cần thu hút khách từ các thị trường mục tiêu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư du lịch Hà Nội (Hanoi Tourism) Nhữ Thị Ngần cho biết, các đối tác Hàn Quốc muốn “bắt tay” để đưa khách Hàn Quốc và Trung Quốc sang Việt Nam trong tour liên tuyến giữa 3 nước. Họ cũng mong muốn tại Hà Nội sẽ có những điểm mua sắm nông sản chất lượng cao để làm quà. Theo bà Ngần, Hà Nội có nhiều sản phẩm OCOP đáp ứng được nhu cầu mua sắm của khách Hàn Quốc, Trung Quốc, nhưng thành phố cần xây dựng những điểm mua sắm đạt chuẩn, nằm ở vị trí thuận lợi.

Trong bối cảnh hiện nay, khi phần lớn các quốc gia đang gặp nhiều khó khăn do hậu quả của dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế, chính trị dẫn đến du khách châu Âu có xu hướng tiết kiệm chi tiêu, hạn chế đi du lịch thì việc thu hút các thị trường mới nổi như Trung Đông, Ấn Độ đến Hà Nội là một hướng đi khả quan. Những năm qua, lượng khách Ấn Độ sang Việt Nam luôn duy trì ở mức ổn định, khoảng 140 - 150 nghìn lượt khách/ năm, là một trong 10 thị trường gửi khách đến Việt Nam nhiều nhất. Còn thị trường Trung Đông tuy mới chỉ dừng ở mức vài chục nghìn khách sang Việt Nam mỗi năm nhưng là đối tượng khách có tiền, thích đi du lịch; lượng khách được dự báo sẽ sang Việt Nam khi được tiếp cận nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, Phó Giám đốc điều hành Khách sạn Hà Nội Daewoo Sunny Ghaiee cho rằng, Hà Nội cần xây dựng chuỗi nhà hàng Halal (ẩm thực Hồi giáo) hoặc ẩm thực chay để phục vụ đối tượng khách từ các thị trường khó tính nhưng chịu chi này.

Đánh giá cao tầm quan trọng của việc thu hút khách quốc tế đến Hà Nội, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, thời gian tới, Sở sẽ tập trung vào các giải pháp thu hút khách từ các thị trường mới, xây dựng sản phẩm “3 quốc gia một điểm đến” gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, trong đó trung tâm thu hút khách là Thủ đô Hà Nội. Ngoài ra, Sở cũng sẽ đẩy mạnh phối hợp với Hãng hàng không Emirates của Dubai trong việc đưa khách từ khu vực Trung Đông sang Hà Nội. Để gia tăng trải nghiệm, khuyến khích khách quốc tế chi tiêu, Sở sẽ tiếp tục triển khai xây dựng, phát triển một số sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm về đêm hấp dẫn để phục vụ khách du lịch quốc tế. Công tác tuyên truyền quảng bá trên nền tảng số cũng được chú trọng bằng việc truyền thông hình ảnh điểm đến, sản phẩm du lịch mới của Thủ đô trên các kênh truyền thông trong nước và quốc tế. Hà Nội cố gắng đa dạng hóa hình thức truyền thông trên nên tảng số, mạng xã hội nhằm lan tỏa và thu hút du khách đến Thủ đô với thông điệp xuyên suốt: “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.

Theo hanoimoi.vn

Tin mới hơn

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 7 giờ ngày 25/7 đến 12 giờ ngày 26/7, có hơn 5.600 đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Đoàn ngoại giao, bạn bè quốc tế và đồng bào đã đến tiễn biệt Tổng Bí thư.

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

VTV.vn - Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h hôm nay (26/7) tại Nhà tang lễ Quốc gia. Lễ an táng diễn ra lúc 15h cùng ngày tại...

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Theo thống kê của UBND huyện Đông Anh (TP Hà Nội), tính đến 18h30 ngày 25/7, có hơn 36 nghìn người đến làng Lại Đà (xã Đông Hội) viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

VTV.vn - Tối 25/7, dòng người xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh vẫn đang nối dài.

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Dù nắm giữ các chức vụ cao của Đảng, công việc bộn bề những khi còn khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thường xuyên về làng Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội) thăm hỏi người thân, bạn bè mỗi dịp lễ, Tết. Đó là những kỷ niệm không thể quên với họ hàng, làng xóm…

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Theo thông báo của Ban Tổ chức Lễ tang, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 25/7 sẽ đến 22h nhưng càng về đêm, dòng người hướng về Nhà Tang...

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế mang dấu ấn thời đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện đậm nét và sâu sắc trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi tìm đọc những bài viết, những thước phim và những chỉ đạo của Tổng Bí thư trên các phương tiện thông tin, càng hiểu sâu sắc hơn về nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng ta - người đã dành trọn vẹn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đến giây phút cuối cùng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người cộng sản chân chính

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người cộng sản chân chính

VTV.vn - Dù trong cương vị là lãnh đạo đứng đầu của Đảng hay trong cuộc sống ngày thường, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn khẳng định bản chất của một...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lý luận kiên định, xuất sắc của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lý luận kiên định, xuất sắc của Đảng

Với một nền tảng học thuật vững chắc và kiến thức sâu rộng về lý luận chính trị, văn hóa và lịch sử, Tổng Bí thư đã áp dụng những hiểu biết đó vào công tác lãnh đạo.

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) đã diễn ra Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 2 và mưa lũ

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 2 và mưa lũ

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 2 và mưa lũ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vì nước, vì dân đến hơi thở cuối cùng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vì nước, vì dân đến hơi thở cuối cùng

TP - “Cho đến sáng 13/7 vừa rồi, bác vẫn nghe báo cáo công việc. Tối 13, bệnh trở nặng không làm việc được nữa, chúng tôi phải đặt máy thở cho bác. Bác đã làm việc đến tận giờ phút cuối cùng”, PGS.TS Nguyễn Phương Đông, nguyên Chủ nhiệm khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), bác sĩ riêng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, xúc động kể lại.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại