Tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội để bảo đảm an sinh lâu dài
Khám sức khỏe cho người cao tuổi tại Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công thành phố Hà Nội. (Ảnh NGUYỄN ĐĂNG) |
Tỷ lệ và số lượng người cao tuổi Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng trong những năm tới. Nếu như các nước trên thế giới phải trải qua nhiều thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ mới chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già (như Pháp: 115 năm, Thụy Điển: 85 năm, Mỹ: 70 năm…) thì Việt Nam được dự báo giai đoạn dân số già sẽ đến trong vòng 16-18 năm nữa. Dự báo đến năm 2050, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 25% dân số.
Nỗi lo già hóa dân số
Một báo cáo nghiên cứu theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, xuất bản năm 2021, cho biết cả nước có 11,41 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 12% dân số; trong đó có 1.918.987 người từ 80 tuổi trở lên (chiếm 17% tổng số người cao tuổi); có 7.294.100 người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn (chiếm 41,9%); tỷ lệ người cao tuổi thuộc hộ nghèo cao hơn bình quân chung của cả nước; người cao tuổi là dân tộc thiểu số chiếm gần 10%...
Báo cáo của Hội Người cao tuổi Việt Nam cho thấy, hiện cả nước có khoảng 12 triệu người cao tuổi, nhưng chỉ có hơn 3,3 triệu người cao tuổi đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, hơn 900 nghìn người cao tuổi đang hưởng chế độ người cao tuổi, gần 1,9 triệu người cao tuổi hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng, trong đó có hơn 10 nghìn người cao tuổi được chăm sóc ở cơ sở trợ giúp xã hội… Có thể thấy, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống người cao tuổi từng bước được cải thiện.
Song đa số người cao tuổi tại Việt Nam hiện nay không có tích lũy, thu nhập thấp, một bộ phận cuộc sống phải dựa vào con cháu; nhiều trường hợp sống độc thân, cô đơn không nơi nương tựa. Trong số người cao tuổi tại Việt Nam, 73% không có lương hưu hay trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống và phải sống phụ thuộc vào con cái. Số người cao tuổi được hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội rất thấp nên nhiều người cao tuổi sức khỏe kém vẫn phải tự lao động và kiếm sống hằng ngày. Vì vậy, đời sống của người cao tuổi, nhất là ở vùng nông thôn còn rất khó khăn, vất vả...
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi cho rằng, sau năm 2036, Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ dân số vàng và bước vào quá trình già hóa. Lúc đó, các chính sách an sinh sẽ tập trung vào chăm lo cho người già nhiều hơn là lao động đang làm việc.
Tại Việt Nam, cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội gồm năm trụ cột là: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cứu trợ xã hội, trợ giúp và ưu đãi xã hội. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội chưa được như kỳ vọng, do đó tương lai dễ nhìn thấy là số lượng lớn người già sẽ không có lương hưu để bảo đảm cuộc sống cũng như bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe.
Nhận xét về thực tế trên, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Trương Xuân Cừ cũng cho rằng, tham gia bảo hiểm xã hội từ khi còn độ tuổi lao động là giải pháp tốt nhất để mỗi người đều có lương hưu để bảo đảm đời sống khi về già cùng nhiều chế độ an sinh khác…
Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội bắt buộc
“Mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội tại Việt Nam cần tập trung vào các chính sách về bảo hiểm xã hội bắt buộc”- đây là khuyến nghị của đại diện Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam tại Hội thảo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về thực hiện chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 được tổ chức mới đây.
Giám đốc quốc gia ILO tại Việt Nam, bà Ingrid Christensen cho rằng, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 60% lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội ở cả hình thức bắt buộc và tự nguyện. Nhưng, để mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam có hiệu quả, cần phải tập trung thúc đẩy tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Hiện nay, ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Song, kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra sự thiếu hiệu quả của các chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện trong việc mở rộng nhanh diện bao phủ. Do đó, các chính sách nên tập trung tạo điều kiện và hỗ trợ để những nhóm thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, chẳng hạn như lao động phi chính thức, được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bà Ingrid Christensen cũng đưa ra thí dụ, với chính sách bảo hiểm y tế, khi Việt Nam tập trung vào chính sách bắt buộc áp dụng toàn dân, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đã tăng lên nhanh chóng.
Một nghiên cứu của ILO tại Việt Nam cũng cho thấy, 60% lao động nữ trong độ tuổi 25-26 có tham gia bảo hiểm xã hội; tuy nhiên sau một thời gian họ lại rời khỏi hệ thống. Hiện nay, nhiều lao động chọn nhận bảo hiểm xã hội một lần, cũng là thách thức lớn cho chính sách.
Vì vậy, theo ILO, Việt Nam cần thiết kế chính sách bảo hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện) đồng bộ và linh hoạt hơn, bảo hiểm xã hội bắt buộc cần có những thay đổi để tăng tính hấp dẫn như: Có thể giảm năm đóng góp tối thiểu để được hưởng lương hưu; thêm chế độ cho gia đình, trẻ em và tăng cường các mức hưởng; Chính phủ cần có thêm một mức trợ cấp nhất định cho người tham gia; cần cải thiện chế độ hưởng để người lao động thấy rằng tham gia bảo hiểm xã hội là xứng đáng... ■
Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 25 triệu lao động làm công hưởng lương (khối kinh tế chính thức), nhưng mới có khoảng 16 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội. Ở khối phi chính thức (không có hợp đồng) hiện có khoảng 21,4 triệu người tham gia lao động, nhưng mới chỉ có 0,2% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 1,9% đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tính chung, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội mới đạt hơn 32% lực lượng lao động trong độ tuổi. |
Anh Thu
Theo nhandan.vn
Tin mới hơn
Danh sách 25 cá nhân được đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3, năm 2024
Danh sách 25 cá nhân được đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tặng danh hiệu Nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3, năm 2024
Những gói thầu thiếu sự cạnh tranh của Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia
Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) thực hiện đấu thầu hàng loạt gói thầu nhưng chỉ có duy nhất một đơn vị tham gia khiến mức độ cạnh tranh và tỷ lệ tiết kiệm thầu thấp.
Thời tiết ngày 14/10: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào, có nơi có dông
Thời tiết ngày 14/10, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có rào rải rác và có nơi có dông. Ở khu vực Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 70mm.
Điểm sáng kinh tế - xã hội Việt Nam qua những chỉ số ấn tượng
Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức cả trong và ngoài nước, Việt Nam thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 vẫn đạt nhiều kết quả ấn tượng khi thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao và ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu.
Tắt sóng 2G: Quyền lợi của người dùng phải được đặt lên hàng đầu
VOV.VN - Từ ngày mai (15/10), các nhà mạng chính thức tắt sóng 2G. Những người còn sử dụng điện thoại “cục gạch” sẽ ra sao? Thuê bao của họ còn được giữ trong bao lâu khi họ quyết định chuyển đổi?
Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8
Ngày 14/10, tiếp tục chương trình Phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
“Gieo” công nghệ, “gặt” mùa vàng trải nghiệm
Trong thời đại 4.0, một cuộc cách mạng về phương thức làm việc âm thầm diễn ra tại ROX Group. Để tăng cường nội lực, ROX Group tập trung đầu tư chuyên sâu vào nền tảng con người, công nghệ. Đi đôi với đó là đưa công nghệ vào các sản phẩm, dịch vụ để “gieo trồng” những trải nghiệm khách hàng xuất sắc.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Nhà máy biến rác thải thành điện
Nhà máy Điện rác Sóc Sơn (đặt tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, huyện Sóc Sơn) do Công ty cổ phần Năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội quản lý, vận hành, có 5 lò đốt rác với công suất tiếp nhận và xử lý khoảng 5.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 90MW.
Chuyển đổi công nghiệp: Cơ hội dẫn đầu Đông Nam Á
Mô hình công nghiệp truyền thống phụ thuộc vào lao động giá rẻ và tiêu thụ năng lượng lớn đã trở nên lạc hậu trong thời kỳ kinh tế toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế xanh.
Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS): Backlog mảng xây lắp cơ khí ước đạt 5,5 tỷ USD trong 4 năm tới
TCCT chuỗi dự án Lô B - Ô Môn cùng với nhu cầu phát triển điện gió ngoài khơi tại thị trường trong nước lẫn quốc tế dự kiến sẽ tạo ra lượng việc khổng lồ cho Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã cổ phiếu PVS).
Thời tiết ngày 13/10: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng hanh
VTV.vn - Phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác; ngày nắng. Nhiệt độ thấp nhất từ 22-25 độ C, vùng núi có nơi dưới 22 độ C.
EVN tăng giá điện, người dân phải trả thêm bao nhiêu tiền?
VTV.vn - EVN cho rằng, việc tăng giá điện lên 2.103,11 đồng/kWh, tương ứng 4,8% không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Hôm nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam
VOV.VN - Hôm nay (12/10), Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12-14/10/2024 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Từ đầu năm 2024 đến nay, tại nhiều địa phương đã liên tiếp xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm lớn, làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị, nguy cơ ngộ độc thực phẩm vẫn luôn hiện hữu.
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng...