Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Phát triển bền vững kinh tế biển

Với định hướng đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp chính quyền, sự chung tay hành động của người dân và sự hỗ trợ tích cực từ các tổ chức quốc tế, thời gian qua, Việt Nam đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để vừa bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế biển với bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, môi trường biển và chủ quyền biển, hải đảo.

Bãi biển Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) thu hút đông du khách trong kỳ nghỉ hè. (Ảnh MINH HUYỀN)

Trong tiến trình bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng vai trò của biển. Năm 2007, Hội nghị Trung ương lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020". Sau 10 năm, thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về "Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", với quan điểm là: "Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển...".

Sau bốn năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, các cơ quan Trung ương đến các địa phương có biển đã ban hành chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết nêu trên; nhận thức của toàn bộ hệ thống chính trị và người dân về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên. Chủ quyền an ninh quốc gia trên biển được giữ vững; công tác tìm kiếm cứu nạn, an toàn hàng hải được tăng cường; công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển được chủ động triển khai toàn diện; hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhất là đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện rõ rệt. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng được chú trọng...

Nhằm cụ thể hóa, triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 5/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP về Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW. Kết quả thực hiện đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như: Du lịch biển, đảo mang lại 70% doanh thu cho ngành du lịch cả nước; vận tải hàng hóa đạt 85,1 triệu tấn; sản lượng khai thác quy đổi ra dầu đạt 18,43 triệu tấn; sản lượng thủy hải sản khai thác đạt hơn 3,9 triệu tấn; nuôi trồng thủy hải sản đạt hơn 4,8 triệu tấn...

Mạng lưới giao thông đã quan tâm đầu tư bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả nước; các khu công nghiệp, khu đô thị, các vùng biển với các bến cảng được xây dựng dựa trên hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, kết nối chiến lược Bắc-Nam, Đông-Tây giữa các vùng trong nước và với quốc tế; công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, chống thiên tai đã được tăng cường.

Đến nay, cả nước có 12 khu bảo tồn biển đã được thành lập, với tổng diện tích hơn 206 nghìn héc-ta, trong đó có 185 nghìn héc-ta biển; Việt Nam cũng đã tham gia nhiều diễn đàn khu vực và thế giới về kinh tế biển xanh, chống rác thải nhựa biển, bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái... qua đó từng bước khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà: Hiện, quy mô kinh tế biển của nước ta còn khiêm tốn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý; hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học-công nghệ biển, đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển; các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo biển, thiên tai biển, các trung tâm tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn... ở ven biển còn nhỏ, trang bị thô sơ, năng lực còn yếu; môi trường biển biến đổi theo chiều hướng xấu; đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy sản đang sa sút nghiêm trọng, thiếu bền vững.

Trong khi đó, phương thức quản lý biển mới, tiên tiến như quản trị theo không gian, quản lý tổng hợp vùng bờ còn chậm được áp dụng; tình trạng khai thác, sử dụng biển và hải đảo còn thiếu bền vững, vẫn còn tình trạng khai thác tận diệt; lãng phí tài nguyên biển làm suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, gây ô nhiễm môi trường; đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng biển, đảo còn dàn trải, thiếu chiều sâu, chưa tạo đột phá và vươn ra vùng biển quốc tế.

Thế kỷ 21 được xem là "Thế kỷ của đại dương". Biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội cũng như vấn đề an ninh quốc gia. Do vậy, để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới, phát triển mô hình tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế của các ngành kinh tế biển, các vùng biển, ven biển; hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới các quy hoạch liên quan đến biển, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ giữa các ngành, địa phương. Trọng tâm là Quy hoạch không gian biển quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kết nối các vùng kinh tế động lực ven biển; khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu, phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực thực hiện các dự án thí điểm để tiếp cận tất cả các nguồn năng lượng tái tạo biển như: năng lượng gió, sóng, thủy triều, nhiệt và năng lượng mặt trời, nhằm phát huy tối đa năng lượng tái tạo của biển Việt Nam.

Các địa phương có biển cần phát triển các khu bảo tồn biển tại các đảo tiền tiêu, kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học biển và khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển; khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học biển, phục hồi các hệ sinh thái biển, đặc biệt là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển; xử lý tốt các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển và đại dương từ đất liền, nhất là rác thải nhựa, thông qua việc tăng cường kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, xử lý trên đất liền, khu vực ven biển và các đảo.

Ngoài ra, các địa phương cần thúc đẩy các hoạt động hợp tác, quan hệ đối tác với các đối tác, tổ chức quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; phát triển bền vững kinh tế biển, đan xen lợi ích để bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam; đồng thời tham gia tích cực và chủ động vào các cơ chế hợp tác quốc tế liên quan biển và đại dương.

THÁI SƠN

Theo nhandan.vn

Tin mới hơn

Bản hùng ca thời bình trên đất Mường Phăng

Bản hùng ca thời bình trên đất Mường Phăng

Năm tháng qua đi, vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ – nơi đặt Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã khoác lên mình màu áo mới. Những bản hùng ca của thời bình đang được viết tiếp bằng niềm tự hào, sự trân quý của cấp uỷ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.

Nắng nóng gay gắt tiếp diễn ở nhiều khu vực

Nắng nóng gay gắt tiếp diễn ở nhiều khu vực

VOV.VN - Ngày 25/4, khu vực từ Quảng Trị đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ, có nơi trên 39 độ.

Chuyên gia hiến kế bảo vệ an toàn cây xanh trong mùa mưa bão ở đô thị

Chuyên gia hiến kế bảo vệ an toàn cây xanh trong mùa mưa bão ở đô thị

VOV.VN - Mùa mưa bão đang đến gần, đặc biệt dưới tác động của hiện tượng El Nino, các cơn bão cũng bất thường hơn và khó đoán định hơn. Mưa lớn, dông lốc có thể khiến cây xanh đô thị bị gãy đổ, tiềm ẩn nguy hiểm đối với người tham gia giao thông và gây thiệt hại lớn về tài sản. Làm gì để bảo vệ an toàn cây xanh trong mùa mưa bão là vấn đề nhiều người quan tâm.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc đấu trí cân não

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc đấu trí cân não

VOV.VN - Chiến dịch Điện Biên Phủ một cuộc đấu trí vô cùng căng thẳng, khốc liệt, thử thách lòng quả cảm và ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc Việt Nam trước đội quân xâm lược hùng mạnh.

Ma túy núp bóng bánh quy, kẹo dẻo... len lỏi vào giới trẻ

Ma túy núp bóng bánh quy, kẹo dẻo... len lỏi vào giới trẻ

VTV.vn - Mới đây, hơn 10 kg ma túy được tẩm trong bánh quy, kẹo dẻo, thuốc lá điện tử... đã bị Công an tỉnh Tuyên Quang phối hợp với các địa phương phát...

Chiến dịch Trần Đình - Mật danh của Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến dịch Trần Đình - Mật danh của Chiến dịch Điện Biên Phủ

VTV.vn - Nhờ tinh thần yêu nước và lòng quả cảm của quân và dân ta, Chiến dịch Trần Đình hay Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng, ''lừng lẫy năm châu,...

Hiệp định Geneve - Hòa bình cho Việt Nam

Hiệp định Geneve - Hòa bình cho Việt Nam

VTV.vn - Hiệp định Geneve cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức đứng lên giải phóng dân tộc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

VTV.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng...

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Nắng nóng kéo dài trong nhiều ngày tới

Nắng nóng kéo dài trong nhiều ngày tới

VTV.vn - Ngày 25/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ. Ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt.

Xe buýt Hà Nội tăng chuyến phục vụ nghỉ lễ 30/4 -1/5

Xe buýt Hà Nội tăng chuyến phục vụ nghỉ lễ 30/4 -1/5

Kinhtedothi - Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân bằng xe buýt trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã tăng cường xe cho các ngày cao điểm.

Các không gian đi bộ tại quận Hoàn Kiếm hoạt động trong suốt kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5

Các không gian đi bộ tại quận Hoàn Kiếm hoạt động trong suốt kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5

NDO - Trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, các không gian đi bộ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hoạt động từ tối 26/4 đến hết ngày 1/5. Tuy nhiên, trong tuần đầu tiên của tháng 5, các không gian đi bộ này chỉ hoạt động trong hai ngày 4 và 5/5.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ

Thúc đẩy công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ

Với tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, các tỉnh phía bắc Tây Nguyên gồm Gia Lai và Kon Tum luôn có những định hướng, giải pháp nâng giá trị sản phẩm gỗ và tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành gỗ đang đứng trước nhiều thách thức về vùng nguyên liệu, thị trường, bảo hộ thương mại, truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp... gây khó khăn cho các doanh nghiệp tiếp cận các chính sách, phương thức chuyển đổi để thích nghi trong kinh doanh.

Tiêu chuẩn xanh - “chìa khóa” tiếp cận dễ dàng với thị trường quốc tế

Tiêu chuẩn xanh - “chìa khóa” tiếp cận dễ dàng với thị trường quốc tế

Sự gia tăng cao xu hướng tiêu dùng xanh đã thôi thúc các nhà sản xuất, nhà bán lẻ nỗ lực đầu tư chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh hướng đến phát triển xanh, bền vững...

Thời tiết hôm nay ngày 24/4/2024: Miền Bắc mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay ngày 24/4/2024: Miền Bắc mưa rào và dông

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 24/4/2024: Miền Bắc mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá.

Vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng làm 7 người tử vong: Khởi tố 1 nhân viên Nhà máy xi măng Yên Bái

Vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng làm 7 người tử vong: Khởi tố 1 nhân viên Nhà máy xi măng Yên Bái

Vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng làm 7 người tử vong: Khởi tố 1 nhân viên Nhà máy xi măng Yên Bái

Công điện của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ và xử lý vụ việc tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP Xi măng và Kho

Công điện của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ và xử lý vụ việc tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP Xi măng và Kho

Công điện của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ và xử lý vụ việc tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại