Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Nông nghiệp Việt Nam phải sớm bỏ cách làm cũ trong thời đại mới

Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016 của Ngân hàng Thế giới vừa công bố có khuyến nghị Ngành nông nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng từ bỏ cách làm cũ.

Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam vừa công bố Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016 với chủ đề “Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào”, trong đó nhấn mạnh thông điệp Ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường, muốn tiến lên, không thể chần chừ đổi mới phương thức làm nông nghiệp.

tin nhap 20160927221457
Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn chậm (ảnh minh họa: KT)

 

Điểm sáng nhiều quốc gia từng thèm muốn, đang mờ dần…

Các chuyên gia của WB đánh giá, trong vài thập kỷ qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt nhiều thành tích đáng kể, năng suất và sản lượng tăng góp phần hoàn thành mục tiêu quốc gia về an ninh lương thực, giảm nghèo, ổn định xã hội và thương mại. Năng suất sản xuất lúa tăng cao và thực hiện thâm canh tại các nông hộ nhỏ mang lại hiệu quả lớn đã làm cho nước phát triển phải thèm muốn. Đồng thời, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản – lương thực hàng đầu thế giới. Việt Nam xếp thứ 5 về xuất khẩu thủy sản, gạo, cà phê, chè, hạt điều, tiêu đen, cao su và sắn.

 

"Việt Nam thực sự không nhất thiết phải sản xuất một lượng lương thực dư thừa bằng 30% sản lượng để đảm bảo an ninh lương thực trong khi người nông dân trồng lúa có giá trị gia tăng rất thấp. Hầu hết phần chênh lệch giữa sản lượng gạo và tiêu thụ nội địa ở vùng ĐBSCL từ những năm 2000 đến nay đều được xuất khẩu, chủ yếu nhắm vào thị trường giá thấp, chất lượng thấp. Việt Nam đã bị trói buộc bởi thành tựu về an ninh lương thực đối với tăng trưởng ngành nông nghiệp của mình", Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016 của WB nêu.
Mặc dù vậy, “chất lượng và tính bền vững trong tăng trưởng nông nghiệp, và cách thức phát triển vẫn còn nhiều điều phải bàn”- ông Ousmane Dione, Giám đốc WB tại Việt Nam nhấn mạnh.

 

Trong số các hạn chế của nông nghiệp Việt Nam, báo cáo của WB chỉ ra rằng, tỷ suất lợi nhuận thấp trong các nông hộ nhỏ còn thấp, tình trạng thiếu việc làm tương đối nghiêm trọng trong lao động nông nghiệp, chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm còn thấp, mức độ bổ sung giá trị thấp, trình độ đổi mới sáng tạo công nghệ và thể chế còn hạn chế…

Hiện nay, “tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp và mức tăng năng suất yếu tố tổng hợp đã chậm lại. Trên một số phương diện, phát triển nông nghiệp đã gây tổn hại môi trường như tàn phá rừng, mất đa dạng sinh học, thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn nước và phát thải khí nhà kính. Tại hầu hết các địa phương, tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa trên tăng diện tích canh tác, thâm canh, tăng vụ và tăng cường sử dụng phân bón, tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, sản lượng đầu ra ngày càng đòi hỏi chi phí đầu vào cao hơn và làm tăng chi phí môi trường” – ông Steven Jaffee, chuyên gia kinh tế trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp của WB tại Việt Nam đánh giá.

Cần tăng giá trị, giảm đầu vào

Theo đánh giá của WB, ngành nông nghiệp đang bị cạnh tranh bởi các yếu tố trong nước bởi quá trình phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ về lao động, đất đai và nguồn nước. Chi phí lao động tăng đã bắt đầu hạn chế khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của Việt Nam, đó là dựa trên ưu thế sản xuất nguyên vật liệu giá rẻ và không tạo sự khác biệt. Hệ quả tiêu cực của việc sử dụng thái quá vật tư đầu vào và tài nguyên thiên nhiên đối với cả môi trường và lợi nhuận của người nông dân đã thể hiện ngày càng rõ.

 

"Ngành nông nghiệp Việt Nam tạo ra sản phẩm nhưng cũng kèm theo một cái giá phải trả về môi trường. Đã đến lúc không thể làm theo cách cũ được nữa. Tốc độ tăng trưởng đã giảm sút, nông nghiệp dễ bị tổn thương trước các hiểm họa thời tiết và nông nghiệp cũng tạo dấu ấn môi trường nghiêm trọng. Chúng ta cần thay đổi để vượt qua những thách thức này, để đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp trong tương lai và đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người dân Việt Nam được tốt hơn"- Ousmane Dione, Giám đốc WB tại Việt Nam.
Vì thế, ông Steven Jaffee cho rằng, “đã đến lúc ngành nông nghiệp Việt Nam phải thực hiện “tăng giá trị, giảm đầu vào”, tức là phải tạo thêm giá trị kinh tế cho nông dân và người tiêu dùng, đồng thời giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, lao động và các nguồn lực khác. Ngoài ra, ngành nông nghiệp còn phải chuyển hướng cạnh tranh bằng cách trở thành nguồn cung đáng tin cậy, chất lượng ổn định, đảm bảo an toàn thực phẩm và tạo thêm nhiều giá trị”.

 

Các chuyên gia của WB cũng khuyến nghị, ngành nông nghiệp Việt Nam cần tạo sự thay đổi không chỉ trong mô hình tăng trưởng mà ngay cả trong cơ cấu sản xuất và tổ chức chuỗi cung ứng. Hiện nay, sản xuất và cung ứng còn khá manh mún, mối liên kết tập thể giữa các nông dân và sự phối hợp theo ngành dọc còn yếu. Đó là nguyên nhân làm tăng chi phí giao dịch, không tận dụng được lợi thế quy mô và không tạo động lực sản xuất ra hàng hóa và nguyên vật liệu với chất lượng ngày càng cao.

Bên cạnh đó, mô hình quản lý nhà nước trong ngành nông nghiệp cũng cần thay đổi – nhà nước cần thay đổi cách thức cung ứng dịch vụ hỗ trợ về công nghệ và điều tiết, đầu tư và chi công, áo dụng các chính sách nhằm khuyến khích đầu tư cho nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp.

Phải vào cuộc liên ngành

Theo WB, Việt Nam đang đứng trước các cơ hội hứa hẹn cả trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng muốn thành công thì các hộ nông dân và DN phải có khả năng tạo ra các sản phẩm có độ tin cậy, chất lượng, an toàn và bền vững.

Thời gian từ 2025 - 2030, Việt Nam cần tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp một cách bền vững, trong đó đưa tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp phụ thuộc vào tăng trưởng của các yếu tố tổng hợp (TFP) như: tăng trưởng xanh, tăng trưởng dựa vào công nghệ, sinh hóa... Đặc biệt, vai trò của Chính phủ, bộ ngành rất quan trọng với việc tạo ra các cơ chế, quy hoạch và chính sách phát triển của toàn ngành, cụ thể cần có những cơ chế chính sách đặc thù để tạo đều kiện cho các nông hộ sản xuất nhỏ đạt lợi thế quy mô lớn hơn, cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tất nhiên, theo nhiều chuyên gia, để phát triển nông nghiệp đạt kỳ vọng theo cách mới, cần sự vào cuộc liên ngành, không chỉ riêng gì của ngành nông nghiệp./.

Xuân Thân/VOV.VN
Theo 

Tin mới hơn

Từ 18/7, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2024

Từ 18/7, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2024

VTV.vn - Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt lưu ý một số nội dung quan trọng với các cơ sở đào tạo, các thí sinh tại kỳ tuyển sinh Đại học 2024.

Nhân rộng cánh đồng lúa giảm phát thải

Nhân rộng cánh đồng lúa giảm phát thải

Vừa qua, cánh đồng lúa giảm phát thải thí điểm quy trình canh tác của Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” đã chính thức được gieo trồng trong vụ hè thu 2024 trên diện tích 50 ha của Hợp tác xã Thuận Tiến, xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

Thủ tướng yêu cầu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng yêu cầu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Thời tiết hôm nay 4/5: Bắc Bộ mưa rào và dông nhiều nơi, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay 4/5: Bắc Bộ mưa rào và dông nhiều nơi, Nam Bộ nắng nóng

GD&TĐ - Dự báo thời tiết hôm nay (4/5) Bắc Bộ mưa dông nhiều nơi; Trung Bộ ngày nắng nóng, chiều tối mưa rào; Nam Bộ nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt.

Đánh bại U23 Uzbekistan, U23 Nhật Bản vô địch U23 châu Á 2024

Đánh bại U23 Uzbekistan, U23 Nhật Bản vô địch U23 châu Á 2024

VTV.vn - U23 Uzbekistan đã có cơ hội để gỡ hòa nhưng đã không nắm bắt được và để U23 Nhật Bản giành ngôi vô địch trong trận chung kết U23 châu Á 2024.

Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, BHTN

Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, BHTN

BHXH Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch số 1146/KH-BHXH ngày 26/4/2024 phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về chính sách BHXH, BHYT, BHTN của Đảng và Nhà nước, chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập BHXH Việt Nam (16/02/1995-16/02/2025).

Miền Bắc mưa dông, miền Nam tiếp tục nắng nóng

Miền Bắc mưa dông, miền Nam tiếp tục nắng nóng

VTV.vn - Hôm nay (3/5), miền Bắc có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to. Trong khi miền Nam tiếp tục có nắng nóng gay gắt.

Cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng: 5 điểm cầu hòa chung bản hùng ca Điện Biên Phủ

Cầu truyền hình Dưới lá cờ Quyết Thắng: 5 điểm cầu hòa chung bản hùng ca Điện Biên Phủ

VTV.vn - Chương trình có 5 điểm cầu - Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TP Hồ Chí Minh - sẽ được truyền hình trực tiếp lúc 20h00 ngày 05/5/2024 trên...

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Gần 200.000 thí sinh hoàn thành đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Gần 200.000 thí sinh hoàn thành đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

VTV.vn - Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận có 196.319 thí sinh đăng kí trực tuyến, chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh dự thi tốt...

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

VTV.vn - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia...

Hướng tín dụng vào sản xuất, nghiêm túc việc công bố lãi suất cho vay

Hướng tín dụng vào sản xuất, nghiêm túc việc công bố lãi suất cho vay

VTV.vn - Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc công bố công khai, minh bạch lãi suất cho vay bình quân.

Thời tiết ngày 2/5: Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày 2/5: Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông rải rác

VOV.VN - Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ và Thanh Hóa-Nghệ An. Tại Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông rải rác, ban ngày có mưa vài nơi.

Đổi mới công nghệ có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế xanh

Đổi mới công nghệ có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế xanh

Hiện nước ta là một trong 6 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu. Trước những tác động của biến đổi khí hậu, các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, chuyển đổi xanh đang là xu hướng tất yếu của sự phát triển. Đổi mới công nghệ đóng vai trò như chìa khóa để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế số, từ đó là nền tảng cho kinh tế xanh phát triển.

Thí sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 từ ngày 2/5

Thí sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 từ ngày 2/5

VOV.VN - Ngày 2/5, học sinh cả nước sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

“Chiều mùng bảy tháng năm” trong ký ức cựu chiến binh Điện Biên Phủ

“Chiều mùng bảy tháng năm” trong ký ức cựu chiến binh Điện Biên Phủ

VOV.VN - Chiều 7/5, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries - chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Với mỗi cựu chiến binh từng sống tại khoảnh khắc vinh quang này, ký ức về “một chiều hè lịch sử” vẫn vẹn nguyên suốt 70 năm qua.

Giá vàng hôm nay 2/5: Vàng thế giới tăng trở lại

Giá vàng hôm nay 2/5: Vàng thế giới tăng trở lại

Giá vàng thế giới sau 2 phiên giảm liên tục đã tăng trở lại, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco đang ở mức 2.292,4 USD/oz.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại