Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Những chuyện chưa kể ở Lũng Súng, Lũng Lỳ: Ấm áp nghĩa đồng bào

VOV.VN - Dù ngôn ngữ, văn hóa, lối sống và tín ngưỡng có nhiều điểm khác biệt, bà con các dân tộc Dao, Mông, Tày… ở những xóm nghèo Lũng Súng, Lũng Lỳ (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) luôn đùm bọc, yêu thương; cùng nhau vượt qua lằn ranh sinh tử, hoạn nạn và chung tay xây dựng lại xóm làng.

Xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) có hơn 60 hộ gia đình, trong đó có 1 hộ người Tày, 10 hộ người Dao, còn lại là người Mông. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, chỉ trong vài phút, sạt lở vùi lấp 7 ngôi nhà khiến 9 người thiệt mạng.

Những chuyện chưa kể ở Lũng Súng, Lũng Lỳ: Ấm áp nghĩa đồng bào
Những ngôi nhà ở vị trí an toàn trong xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành, huyện Nguyện Bình, Cao Bằng trở thành nơi tá túc của người dân.

Với người Dao, nghi lễ tang ma là nghi lễ vô cùng quan trọng và cầu kỳ. Vậy nhưng trong hoàn cảnh bão lũ, họ đã phải giản lược mọi thứ để dồn sức ổn định cuộc sống cho người ở lại.

Ông Lý Văn Tu (60 tuổi, người Mông) cho biết, dù là người Dao hay người Mông thì khi mất đi đều sẽ mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Nhưng trong lúc cấp bách, ông Tu không ngần ngại mang bộ vest cùng đôi giày đẹp nhất của mình để mặc cho 1 người Dao đã mất.

Những chuyện chưa kể ở Lũng Súng, Lũng Lỳ: Ấm áp nghĩa đồng bào
Ông Lý Văn Tu đã nhường bộ vest đẹp nhất của mình cho người đã khuất.

Ông Tu bảo, nhà mình không khá giả nên bộ quần áo ấy quý lắm, chỉ khi nào có lễ hội hay ngày thật trọng đại mới dám mặc... Nhưng thấy đồng bào, xóm làng mình như thế, ông coi đó như món quà dành tặng cho người đã khuất. Với đồng bào vùng cao, việc lấy quần áo của người sống mặc cho người chết rất hiếm, nhưng đó mới là nghĩa, là tình của những người trong bản dành cho nhau.

“Khi đó chỗ bà con người Dao bị sạt lở, quần áo không còn gì nên tôi về lấy bộ quần áo đàng hoàng để cho mặc. Tối đó những người Mông trong bản đã túc trực bên thi thể và sáng hôm sau đưa đi an táng. Lúc đó tôi không ngại, họ đã trong hoàn cảnh như vậy, tôi không kiêng kỵ gì đâu”, ông Tu nói.

Cách ngôi nhà ông Tu không xa là căn nhà gỗ 3 gian của vợ chồng anh Lý Văn Vàng, chị Giàng Thị Điện. Từ khi xảy ra sạt lở đến nay, căn nhà nhỏ trở thành nơi tá túc của 5-6 hộ trong xóm. Các gia đình cùng góp gạo nấu ăn chung, buổi đêm sẽ ngủ lại luôn trong căn nhà này.

Những chuyện chưa kể ở Lũng Súng, Lũng Lỳ: Ấm áp nghĩa đồng bào
Ngôi nhà của anh Lý Văn Vàng, xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành trở thành nơi trú chân cho 5-6 hộ gia đình

Tại Lũng Lỳ, ngoài 7 hộ bị mất nhà do đất đá vùi lấp thì còn gần 20 hộ thuộc diện trong nguy cơ bị sạt lở cao cũng buộc phải di dời. Thấy các gia đình ở trong lều bạt, trời lại mưa nắng thất thường nên vợ chồng anh Vàng bảo nhau mời các gia đình đến cùng ăn, cùng ở cho đến khi làm được nhà mới dù gia cảnh của anh cũng thuộc diện hộ nghèo. Anh Vàng và chị Điện luôn nghĩ rằng, nhà mình tuy nhỏ nhưng lúc khó khăn, hoạn nạn càng cần chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau.

- “Mình cứ giúp được như nào thì cố gắng giúp, giúp được mình thấy vui, cứ cho họ ở đến khi nào họ làm được nhà mới, ổn định thì thôi”, anh Lý Văn Vàng chia sẻ.

- “Giờ họ không có nhà ở thì vợ chồng bàn nhau mời đến ở thôi. Ở đây chưa có vụ sạt lở nào như thế, họ mất hết nhà cửa. Trước đây nhà mình có việc, ốm đau dân bản cũng đến giúp, mình đi viện bà con đến giúp mình việc nhà”, chị Giàng Thị Điện bày tỏ.

Cách xóm Lũng Lỳ chừng 3 km, người dân xóm Lũng Súng cũng vừa trải qua thời khắc đau thương khi sạt lở khiến 6 ngôi nhà vùi lấp, 11 người chết, 11 người bị thương. Mưa lớn khiến xã Yên Lạc bị cô lập hoàn toàn nên chỉ có lực lượng tại chỗ và người dân được huy động để cứu giúp, tìm kiếm người gặp nạn. Cũng chính họ thay nhau cáng những người bị thương vượt quãng đường sạt lở 14 -15 km để đến vị trí xe cứu thương có thể tiếp cận.

Những chuyện chưa kể ở Lũng Súng, Lũng Lỳ: Ấm áp nghĩa đồng bào
Chị Giàng Thị Điện, xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành (áo trắng, thứ hai bên phải ảnh) cùng người dân sắp xếp chỗ ở trong ngôi nhà của mình.

Khi ấy, quán ăn nhỏ của vợ chồng chị Triệu Mùi Diết ở xóm Lũng Súng trở thành nơi ăn ở tập trung của phần lớn lực lượng cứu hộ cứu nạn trong xã. Đường tắc nhiều ngày, lương thực, thực phẩm không thể chuyển từ ngoài vào nên nhà còn gì, vợ chồng chị đều mang hết ra cho mọi người sử dụng. Chị Diết cho hay: không thể trực tiếp tham gia vào cứu người nên chị cố gắng làm hậu cần, nấu ăn cho cán bộ, người dân.

“Lúc ấy mất điện, gia đình em không xát gạo được nên em đi vận động quanh xóm mỗi nhà một ít để nấu cho mọi người ăn trước đã, sau này nếu có hỗ trợ gì thì em sẽ trả lại họ. Còn mì tôm em cứ lấy cho mọi người ăn, sau này ai trả được thì trả, không trả được cũng không sao, lúc ấy hoạn nạn, mọi người còn không có nhà mình tiếc gì mấy gói mì”, chị Diết kể.

Sau sạt lở, Lũng Súng có khoảng 30 hộ thuộc diện phải di dời do nguy cơ sạt lở. Nhưng với địa hình ở đây, để tìm được một mảnh đất làm nhà đảm bảo an toàn thật không dễ. Và một số hộ đã quyết định nhượng phần đất của gia đình mình để cho các hộ khó khăn dựng lại căn nhà.

Những chuyện chưa kể ở Lũng Súng, Lũng Lỳ: Ấm áp nghĩa đồng bào
Những căn nhà nhà mới đang được xây dựng nhờ việc đổi đất của các hộ gia đình trong xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc

Bà Triệu Mùi Chướng (người dân Lũng Súng) cho biết: “Gia đình đã quyết định đổi 2 mảnh đất cho 2 hộ có nhà bị sạt lở trong xóm có chỗ an cư. Hỗ trợ là tạo điều kiện 2 nền nhà này thôi, đổi đất thì có tiếc nhưng họ khó khăn, mình không biết giúp thế nào nữa, mình cứ hỗ trợ trước thế này rồi tính sau”.

Còn nhiều lắm những câu chuyện cảm động ở Lũng Súng, Lũng Lỳ. Trong cơn hoạn nạn, đồng bào các dân tộc ở những bản nghèo này đã đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, sẻ chia khó khăn cùng vượt qua gian khó.

Không tính toán thiệt hơn, chỉ có những giọt nước mắt đồng cam cộng khổ, lời động viên cùng bảo ban nhau cố gắng. Không ai chọn được nơi mình sinh ra nên dù Lũng Súng, Lũng Lỳ còn nhiều nguy cơ sạt lở nhưng người dân ở đây vẫn muốn bám đất, bám quê để phát triển cuộc sống, trả nghĩa đồng bào.

vov.vn

Tin mới hơn

Tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

VHO - Đúng 6h30 sáng nay 30.4, Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) đã được tổ chức trọng thể tại trục đường Lê Duẩn (Quận 1, TP.HCM) - trước di tích lịch sử Dinh Độc Lập.

Nghi thức bắn 21 loạt đại bác mở đầu Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nghi thức bắn 21 loạt đại bác mở đầu Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bắt đầu bằng nghi lễ chào cờ trong tiếng rền vang của 21 loạt đại bác do đội pháo lễ thực hiện tại bến Bạch Đằng, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại biểu đến dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại biểu đến dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

NDO - Sáng 30/4, diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại biểu đến dự buổi lễ.

Ký ức về ngày Đại thắng - Vui sao nước mắt lại trào

Ký ức về ngày Đại thắng - Vui sao nước mắt lại trào

VTV.vn - Những người từng trực tiếp chứng kiến chiến thắng vĩ đại giờ đây dù đã bước sang tuổi xưa nay hiếm, nhưng vẫn nhớ như in từng khoảnh khắc của ngày Đại thắng.

Tự tin bước vào kỷ nguyên mới

Tự tin bước vào kỷ nguyên mới

50 năm kể từ ngày non sông thu về một mối, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đất nước đã không ngừng lớn mạnh, đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, khẳng định vị thế, uy tín trên trường quốc tế.

Thủ đô Hà Nội - "Trái tim" của hậu phương lớn miền Bắc

Thủ đô Hà Nội - "Trái tim" của hậu phương lớn miền Bắc

Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ mùa Xuân lịch sử năm 1975, hôm nay, đất nước trùng phùng trong lễ kỷ niệm thiêng liêng. Giữa bản hùng ca chiến thắng vĩ đại giành lại hòa bình, độc lập và thống nhất, Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng hiện lên như một dấu son rực rỡ với vai trò là "trái tim" của hậu phương lớn miền Bắc và là điểm tựa cho niềm tin vào thắng lợi cuối cùng.

Đường tới thống nhất, đích đến vinh quang!

Đường tới thống nhất, đích đến vinh quang!

Hôm nay, 50 năm trước, chính là ngày giới tuyến nam bắc vĩnh viễn không còn, giang sơn đã liền một dải! Triệu con tim vỡ òa trong niềm vui thống nhất khi Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, lá cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, tung bay ở quần đảo Trường Sa, các vùng biển đảo, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc ta đã thắng lợi, khát vọng cháy bỏng nam bắc sum họp một nhà đã trở thành hiện thực.

Dự báo thời tiết cả nước trong ngày đại lễ 30/4

Dự báo thời tiết cả nước trong ngày đại lễ 30/4

(VTC News) - Hôm nay 30/4, dự báo miền Bắc nhiều nơi hứng mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to, miền Nam tiếp tục nắng nóng diện rộng.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Ký ức của những cựu binh trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Ký ức của những cựu binh trong Đại thắng mùa Xuân 1975

VTV.vn - Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày đất nước liền một dải, nhưng trong ký ức của những người lính năm xưa, những tháng ngày chiến đấu oanh liệt vẫn như mới hôm qua.

29 tháng 4 năm 2025 Yên Bái: Chủ động ứng phó với mưa dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

29 tháng 4 năm 2025 Yên Bái: Chủ động ứng phó với mưa dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Yên Bái: Chủ động ứng phó với mưa dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Nhiều người dân cũng "tổng duyệt" trước thềm đại lễ 30/4

Nhiều người dân cũng "tổng duyệt" trước thềm đại lễ 30/4

VTV.vn - “Nhà nước tổng duyệt diễu binh thì người dân tụi tui cũng 'tổng duyệt' để cháy hết mình trong ngày đại lễ” - một người dân vừa nói, vừa phất cao lá cờ Tổ quốc đầy tự hào.

Chuỗi sự kiện nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Chuỗi sự kiện nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

VTV.vn -Chuỗi sự kiện nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước hứa hẹn mang đến cho người dân và du khách những trải nghiệm độc đáo.

Cập nhật dự báo thời tiết dịp 30/4-1/5: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng

Cập nhật dự báo thời tiết dịp 30/4-1/5: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng

VTV.vn - Trong kỳ nghỉ lễ tới đây, từ ngày 30/4-1/5, dự báo khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khả năng có mưa rào và dông, trời mát; từ ngày 2/5 mưa giảm, ngày trời nắng.

Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

VTV.vn - Ngày 28/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 điều chỉnh.

Những chính sách nổi bật liên quan đến kinh tế có hiệu lực từ tháng 5/2025

Những chính sách nổi bật liên quan đến kinh tế có hiệu lực từ tháng 5/2025

VTV.vn - Tháng 5/2025, nhiều chính sách, quy định và thông tư mới được ban hành liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, từ quản lý kinh tế... chính thức có hiệu lực từ đầu tháng.

Khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ bản thân khi tham gia các sự kiện lễ hội

Khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ bản thân khi tham gia các sự kiện lễ hội

VTV.vn - Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng, mỗi người khi tham gia lễ hội cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại