Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Những bức tranh Đông Hồ ý nghĩa được treo trong dịp Tết Nguyên đán

Treo tranh Đông Hồ dịp Tết là thói quen của nhiều gia đình với mong muốn năm mới ấm no, bình an, hạnh phúc.

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, bên cạnh câu đối đỏ bao giờ người ta cũng treo những bức tranh Tết Đông Hồ - một phần đặc sắc của dân tộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của chúng. Một cái Tết cổ truyền đầy đủ, không thể nào thiếu vắng tranh Đông Hồ với những nét vẽ giản dị nhưng lại mang những hàm ý sâu xa.

Những hình ảnh được vẽ trên tranh rất đơn giản và thân thuộc như con lợn, con gà... Người ta mua tranh Đông Hồ về treo trong những ngày đón xuân như mang về cho cả gia đình niềm hy vọng tốt đẹp và gửi gắm vào đó những lời cầu chúc cho năm mới, khi thì là con cái chăm ngoan, con đàn cháu đống, khi thì là phúc lộc đủ đầy.

Những bức tranh Đông Hồ không thể thiếu trong gia đình mỗi dịp đầu xuân năm mới:

nhung buc tranh Dong ho y nghia duoc treo trong dip tet nguyen dan hinh anh 1
Tranh Rước rồng: Con Rồng đã trở thành linh vật của người dân Việt, gắn liền với tâm thức về “Con Rồng Cháu Tiên”. Con Rồng cũng là biểu tượng và biểu thị cho cả quyền uy của tự nhiên cũng như trong xã hội. Múa Rồng là một trò trình diễn kết hợp tài khéo léo và sức mạnh.
nhung buc tranh Dong ho y nghia duoc treo trong dip tet nguyen dan hinh anh 2
Tranh Múa lân: Múa lân thường được biểu diễn trong các dịp lễ, Tết Nguyên đán, Trung Thu… bởi hình ảnh con lân tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát đạt.
nhung buc tranh Dong ho y nghia duoc treo trong dip tet nguyen dan hinh anh 3
Tranh Vinh quy bái Tổ: “Vinh Quy Bái Tổ” là phần thưởng vinh danh người đỗ đạt và cho cha mẹ họ hàng, làng xóm, thầy dạy. Là lúc tân khoa tỏ bày lòng biết ơn của mình theo đúng đạo lý Việt Nam: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Dân tộc Việt Nam rất hãnh diện với truyền thống văn hóa này.
nhung buc tranh Dong ho y nghia duoc treo trong dip tet nguyen dan hinh anh 4
Tranh Tiến tài - Tiến lộc: Trên mỗi bức tranh là một vị thần, một tay nâng bức quấn thư tượng trưng cho việc học hành, tay kia nâng biểu tượng thần quyền. Tranh Tiến Tài có chữ “Tài hằng nguyên chi” tượng trưng cho của như nước nguồn, tranh Tiến Lộc có chữ “Lộc vị cao thăng” tượng trưng cho lộc ngày càng tăng. Hai bức tranh thể hiện mong ước được thần tài phù trợ của người nông dân ngày xưa.
nhung buc tranh Dong ho y nghia duoc treo trong dip tet nguyen dan hinh anh 5
Tranh Vinh hoa - Phú quý: Mang nhiều ý nghĩa tốt lành, là sự cầu mong gia đình được đầy đủ vinh hoa phú quý, con đàn cháu đống, hạnh phúc viên mãn.
nhung buc tranh Dong ho y nghia duoc treo trong dip tet nguyen dan hinh anh 6
Tranh Đàn lợn Âm Dương: Theo quan niệm xưa, con lợn là con vật đẹp nhất, tượng trưng cho sự ấm no, sung túc; hình ảnh xoáy âm dương trên mình lợn thể hiện sự sinh sôi, nảy nở. Treo tranh vào ngày Tết để thể hiện mong ước năm mới thịnh vượng, phát tài phát lộc, đông con nhiều cháu.
nhung buc tranh Dong ho y nghia duoc treo trong dip tet nguyen dan hinh anh 7
Tranh Đàn gà mẹ con: Treo bức tranh đàn gà trong nhà ngày Tết là ước nguyện của con người về một mái ấm hạnh phúc. “Nhà đông con là nhà có phúc” chính là mong trong nhà có đông con nhiều cháu. Trong năm mới con cháu đều khỏe mạnh là cuộc sống sung túc đề huề con cháu
nhung buc tranh Dong ho y nghia duoc treo trong dip tet nguyen dan hinh anh 8
Tranh Lễ Trí - Nhân Nghĩa: Là một cặp tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng được nhiều người yêu thích, còn được gọi với tên khác; "Gái sắc bế rùa xanh, Trai tài ôm cóc tía”. Mỗi bức tranh đều có những ý nghĩa riêng tốt đẹp. Tranh Lễ Trí cầu mong con cái có sự lễ phép để ứng xử với mọi người và có trí thông minh, giỏi giang sau này. Tranh Nhân nghĩa cầu mong con cái sẽ học hành hiển đạt.
nhung buc tranh Dong ho y nghia duoc treo trong dip tet nguyen dan hinh anh 9
Tranh Thiên hạ thái bình (Công múa): Tranh mang ý nghĩa đúng như cái tên của nó "Thiên hạ thái bình" đất nước thịnh vượng. Trị quốc - an dân - bình thiên hạ. Nước có bình nhà nhà mới yên vui, đó là mong ước được gửi gắm qua tranh. Bức tranh còn có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, cầu mong sung túc, an bình trong cuộc sống.
nhung buc tranh Dong ho y nghia duoc treo trong dip tet nguyen dan hinh anh 10
Tranh Lý ngư vọng nguyệt: Bức tranh này thường được đặc biệt treo vào dịp Tết ở những nhà năm đó có người phải thi cử. Bức tranh hàm ý hy vọng người học trò học hành chăm chỉ rồi sẽ đến lúc vượt vũ môn thành công như “cá chép hóa rồng”. Ngoài ra, cá chép từ lâu đã trở thành đại diện cho sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng.
nhung buc tranh Dong ho y nghia duoc treo trong dip tet nguyen dan hinh anh 11
Tranh Phúc Lộc - Song Toàn: Thể hiện niềm hạnh phúc lớn mà con người ao ước có được trong cuộc đời và gửi gắm ước vọng bình an, thành đạt, may mắn, hạnh phúc, đủ đầy qua bức tranh.
nhung buc tranh Dong ho y nghia duoc treo trong dip tet nguyen dan hinh anh 12
Tranh Bịt mắt bắt dê: Miêu tả sinh động trò chơi “Bịt mắt bắt dê”, đồng thời phản ánh cuộc sống chân chất của người dân nông thôn Việt Nam.
nhung buc tranh Dong ho y nghia duoc treo trong dip tet nguyen dan hinh anh 13
Tranh Đấu vật: Là một bức tranh nổi tiếng của làng Đông Hồ, vẽ về cảnh đấu vật của đàn ông trong ngày xuân. Hình ảnh miêu tả các đấu thủ đều đóng khố, theo đúng phong tục của người Việt xưa để lộ thân hình vạm vỡ, tráng kiện.
nhung buc tranh Dong ho y nghia duoc treo trong dip tet nguyen dan hinh anh 14
Tranh Đánh đu: Tranh hội Đánh Đu mô tả những nét đẹp văn hóa của người nông dân Việt Nam ngày xưa và nay, thể hiện sự giao hòa giữa trời và đất mong ước của những người nông dân mong cho thời tiết yên lành mùa màng bội thu. Đồng thời chò chơi còn thể hiện tình yêu đôi lứa trong sáng và khát vọng bay cao của tuổi trẻ trong tương lai.
nhung buc tranh Dong ho y nghia duoc treo trong dip tet nguyen dan hinh anh 15
Tranh Hát quan họ: Mỗi độ xuân về, trên khắp vùng quê Bắc Ninh-Kinh Bắc lại ngập tràn sắc màu của lễ hội dân gian, cùng những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, đằm thắm. Ai đã từng đến với vùng quê này vào những ngày xuân, sẽ cảm nhận rõ hơn sự đằm thắm, đậm đà của sắc xuân trên miền Quan họ.

vov.vn

Tin mới hơn

Thực hiện tốt chính sách tri ân người có công với cách mạng

Thực hiện tốt chính sách tri ân người có công với cách mạng

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân. Đối tượng người có công ngày càng được mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự bảo đảm công bằng và sự đồng thuận của xã hội.

Chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng

Chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng

VOV.VN - Thấm nhuần sâu sắc đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 77 năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tấm gương sáng của nền Báo chí cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tấm gương sáng của nền Báo chí cách mạng Việt Nam

VOV.VN - 30 năm (từ 1967 đến 1997), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho nghề báo và gắn bó với nghề báo ở Tạp chí Cộng sản. Sự nghiệp báo chí của đồng chí Nguyễn Phú Trọng gắn liền với sự nghiệp báo chí cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Các tổ chức quốc tế đánh giá cao những dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các tổ chức quốc tế đánh giá cao những dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các tổ chức quốc tế đã gửi điện chia buồn và đến viếng tại Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người phất cao ngọn cờ chống "giặc nội xâm"

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người phất cao ngọn cờ chống "giặc nội xâm"

Trên cương vị người đứng đầu Đảng CS Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó trọng tâm là phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 7 giờ ngày 25/7 đến 12 giờ ngày 26/7, có hơn 5.600 đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Đoàn ngoại giao, bạn bè quốc tế và đồng bào đã đến tiễn biệt Tổng Bí thư.

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

VTV.vn - Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h hôm nay (26/7) tại Nhà tang lễ Quốc gia. Lễ an táng diễn ra lúc 15h cùng ngày tại...

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Theo thống kê của UBND huyện Đông Anh (TP Hà Nội), tính đến 18h30 ngày 25/7, có hơn 36 nghìn người đến làng Lại Đà (xã Đông Hội) viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

VTV.vn - Tối 25/7, dòng người xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh vẫn đang nối dài.

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Dù nắm giữ các chức vụ cao của Đảng, công việc bộn bề những khi còn khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thường xuyên về làng Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội) thăm hỏi người thân, bạn bè mỗi dịp lễ, Tết. Đó là những kỷ niệm không thể quên với họ hàng, làng xóm…

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Theo thông báo của Ban Tổ chức Lễ tang, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 25/7 sẽ đến 22h nhưng càng về đêm, dòng người hướng về Nhà Tang...

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế mang dấu ấn thời đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện đậm nét và sâu sắc trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi tìm đọc những bài viết, những thước phim và những chỉ đạo của Tổng Bí thư trên các phương tiện thông tin, càng hiểu sâu sắc hơn về nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng ta - người đã dành trọn vẹn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đến giây phút cuối cùng.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại