Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Nhiều tín hiệu đáng mừng đầu mùa lễ hội trong năm

Hoạt động lễ hội và du lịch văn hóa, tâm linh đầu Xuân đã trở lại sôi động với một tâm thế nhận thức đáng mừng trong những người trảy hội và cả những người có trách nhiệm quản lý. Sự nhộn nhịp tại các lễ hội và điểm đến sau hai năm gần như phải dừng hoạt động do dịch Covid-19 là tín hiệu đầy khích lệ đối với sự phục hồi của ngành du lịch cũng như phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương trong những tháng đầu năm nay.
Du khách tham gia Lễ hội xuân Yên Tử. (Ảnh: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Du khách tham gia Lễ hội xuân Yên Tử. (Ảnh: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Trong những ngày này, các điểm đến và lễ hội tiêu biểu như: Ðền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử (Quảng Ninh), Chùa Hương (Hà Nội), Chùa Bái Ðính-Tràng An (Ninh Bình), Côn Sơn-Kiếp Bạc (Hải Dương), Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Ðền Trần-Phủ Dầy (Nam Ðịnh), núi Bà Ðen (Tây Ninh), Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang)… đang thu hút hàng chục nghìn người dân, khách du lịch mỗi ngày và dự báo con số này sẽ tăng đột biến.

Có thể thấy công tác tổ chức lễ hội và phục vụ du khách ở các điểm đến di tích đã có nhiều chuyển biến tích cực để nâng cao tính văn minh nơi thờ tự, không gian sạch đẹp, an toàn và bảo đảm các yếu tố truyền thống, trong khi người dân và du khách cũng chấp hành tốt hơn các quy định.

Các ban quản lý đã có những đầu tư về hạ tầng, tăng cường lực lượng phục vụ khách đến lễ, dự hội, làm tốt việc thu gom đồ lễ, vệ sinh di tích, công tác tổ chức cũng bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục. Tệ nạn và những biến tướng ở lễ hội đang có chiều hướng giảm mạnh, góp phần đưa hoạt động lễ hội và nhu cầu đi lễ đầu năm của người dân dần trở lại nét văn hóa đẹp như vốn có.

Có lẽ, thời gian cách quãng dịch bệnh là khoảng lặng cần thiết, giúp chúng ta nhìn lại mình, nhìn lại để thấy rõ hơn những lộn xộn, tiêu cực mà chúng ta đã buông lỏng quản lý, chưa làm được và chưa làm hết mình như trước đây. Qua mùa dịch dã, nhân dân và khách du lịch đã có ý thức cùng chung tay giữ gìn môi trường sống và sinh hoạt cộng đồng, bước vào một mùa lễ hội an toàn, lành mạnh, trật tự.

Thực tế trước mùa lễ hội hằng năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan quản lý địa phương đều có hướng dẫn, chỉ đạo về tổ chức lễ hội, nhưng đã đến lúc không chỉ là nhắc nhở chung chung mà phải thật sự bắt tay phối hợp cùng làm từ cấp trung ương đến cơ sở mới mang lại hiệu quả. Khi các ban tổ chức lễ hội thực sự trách nhiệm và làm tốt vai trò quản lý của mình, không tiếp tay, thường xuyên sâu sát, kịp thời nắm bắt, xử lý nghiêm, giải quyết sát sao các tình huống nảy sinh thì những bất cập, tiêu cực được hạn chế.

Những người dự hội phải tự nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm hơn với cộng đồng, xã hội, phải buộc mình vào những quy định mà cộng đồng, địa phương ban hành.

Ðể làm được điều này, công tác quản lý lễ hội đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành và trách nhiệm người đứng đầu, kiểm tra, giám sát thường xuyên cùng những quy định rõ ràng, phù hợp thực tế, có phương án triển khai bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người tham gia lễ hội.

Trong trường hợp để mất an ninh, trật tự và tiêu cực, lợi dụng lễ hội, di tích để trục lợi, lôi kéo mê tín dị đoan hay các hành vi trái với thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, sức khỏe cộng đồng, các cơ quan chức năng cần kịp thời đánh giá để ứng phó, kiên quyết chấn chỉnh, xử lý nghiêm, thậm chí yêu cầu tạm ngừng hoặc hủy bỏ lễ hội nếu cần thiết.

Bên cạnh tuyên truyền đến khách dự hội tuân thủ quy định, các địa phương cần nâng cao nhận thức cộng đồng, lồng ghép hiệu quả với các nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, bảo vệ an ninh trật tự, bảo đảm vệ sinh môi trường...

Những tín hiệu đáng mừng đầu mùa lễ hội năm nay cần được duy trì, phát huy để trở thành một nếp sống thường nhật và hướng đi nhất quán của cả cộng đồng.

TIẾN CƯỜNG

Theo nhandan.vn

Tin mới hơn

Thực hiện tốt chính sách tri ân người có công với cách mạng

Thực hiện tốt chính sách tri ân người có công với cách mạng

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân. Đối tượng người có công ngày càng được mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự bảo đảm công bằng và sự đồng thuận của xã hội.

Chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng

Chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng

VOV.VN - Thấm nhuần sâu sắc đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 77 năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tấm gương sáng của nền Báo chí cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tấm gương sáng của nền Báo chí cách mạng Việt Nam

VOV.VN - 30 năm (từ 1967 đến 1997), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho nghề báo và gắn bó với nghề báo ở Tạp chí Cộng sản. Sự nghiệp báo chí của đồng chí Nguyễn Phú Trọng gắn liền với sự nghiệp báo chí cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Các tổ chức quốc tế đánh giá cao những dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các tổ chức quốc tế đánh giá cao những dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các tổ chức quốc tế đã gửi điện chia buồn và đến viếng tại Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người phất cao ngọn cờ chống "giặc nội xâm"

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người phất cao ngọn cờ chống "giặc nội xâm"

Trên cương vị người đứng đầu Đảng CS Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó trọng tâm là phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 7 giờ ngày 25/7 đến 12 giờ ngày 26/7, có hơn 5.600 đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Đoàn ngoại giao, bạn bè quốc tế và đồng bào đã đến tiễn biệt Tổng Bí thư.

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

VTV.vn - Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h hôm nay (26/7) tại Nhà tang lễ Quốc gia. Lễ an táng diễn ra lúc 15h cùng ngày tại...

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Theo thống kê của UBND huyện Đông Anh (TP Hà Nội), tính đến 18h30 ngày 25/7, có hơn 36 nghìn người đến làng Lại Đà (xã Đông Hội) viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

VTV.vn - Tối 25/7, dòng người xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh vẫn đang nối dài.

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Dù nắm giữ các chức vụ cao của Đảng, công việc bộn bề những khi còn khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thường xuyên về làng Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội) thăm hỏi người thân, bạn bè mỗi dịp lễ, Tết. Đó là những kỷ niệm không thể quên với họ hàng, làng xóm…

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Theo thông báo của Ban Tổ chức Lễ tang, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 25/7 sẽ đến 22h nhưng càng về đêm, dòng người hướng về Nhà Tang...

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế mang dấu ấn thời đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện đậm nét và sâu sắc trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi tìm đọc những bài viết, những thước phim và những chỉ đạo của Tổng Bí thư trên các phương tiện thông tin, càng hiểu sâu sắc hơn về nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng ta - người đã dành trọn vẹn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đến giây phút cuối cùng.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại