Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Người lao động khó tìm việc làm mới sau khi thất nghiệp vì đâu?

Từ phản hồi của nhiều doanh nghiệp, nhiều lao động vẫn chưa chú trọng việc bồi dưỡng cho bản thân những kỹ năng mềm, trình độ, thái độ làm việc. Trong khi đó, trong bối cảnh hội nhập, cách mạng công nghiệp 4.0, thì những điều này càng trở nên quan trọng.

Đến Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tìm việc, anh Trần Văn Khải (Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết, sau khi mất việc, đến nay đã gần 4 tháng, nhưng bản thân anh vẫn chưa tìm được việc làm mới phù hợp: "Tôi mong muốn tìm được công việc liên quan đến hàn xì và cũng đã phỏng vấn ở vài nơi nhưng vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp. Một số nơi thì yêu cầu tăng ca quá nhiều, làm ca ngày ca đêm. Tôi đã gần 50 tuổi, sức bền làm việc cũng không được như trước nên khó đáp ứng. Có những chỗ điều kiện làm việc tốt hơn nhưng lại ở xa nhà, nếu tính chi phí đi lại, tiền thuê trọ lại rất tốn kém. Nếu chuyển việc cũng rất khó, vì bản thân không có chuyên môn, kinh nghiệm".

Chị Nguyễn Thị Sương (Thạch Thất, Hà Nội) cũng đến Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội để tìm việc làm thời vụ trong khi chưa tìm được việc làm ổn định hơn. Chị Sương cho biết, hơn 40 tuổi, rất khó để chị tìm việc làm mới bởi những yêu cầu của các doanh nghiệp đều cao hơn, khả năng cạnh tranh với những lao động trẻ hơn cũng kém hơn nhiều. Chị Sương cho biết, khi đến Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội để làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, chị được tư vấn hỗ trợ học nghề mới nhưng lại khá e ngại. Một phần vì chưa tìm được nghề mới phù hợp, một phần chị Sương băn khoăn, nếu học nghề sẽ mất một thời gian nhất định, trong khoảng thời gian đó, chị không thể đi làm thêm kiếm thu nhập, điều này gây áp lực tài chính khá lớn cho gia đình. "Bởi vậy tôi chọn cách tìm việc làm thời vụ tạm thời trước khi có công việc tốt hơn", chị Sương nói.

Người lao động khó tìm việc làm mới sau khi thất nghiệp vì đâu?
Nhiều người lao động khó tìm việc làm mới sau khi mất việc (Ảnh minh họa)

Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cho rằng, mất việc làm là một trong những rủi ro lớn nhất của người lao động. "Với vai trò là đơn vị trực tiếp tham gia giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp, giới thiệu việc làm… chúng tôi đã lắng nghe rất nhiều chia sẻ của người lao động. Mất việc khiến cuộc sống của cả gia đình vợ, con, cha của người lao động bị đảo lộn, khiến họ liên tục gặp khủng hoảng. Mất việc làm còn liên quan đến các công tác an toàn trật tự xã hội; liên quan đến việc rút BHXH. Mất việc làm kéo theo rất nhiều hệ luỵ mà không người lao động nào mong muốn".

Theo ông Vũ Quang Thành, tại Hà Nội, số lượng lao động mất việc do doanh nghiệp cắt giảm không quá nhiều, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cũng đã tiếp cận nhóm lao động có tuổi cao, trình độ thấp để hỗ trợ họ ngay khi doanh nghiệp thông báo cắt giảm. Nhiều lao động đến làm thủ tục hưởng chính sách BHTN tiết lộ, lý do nghỉ việc phần lớn do lương thấp, ít việc...

"Với những lao động giản đơn, trình độ thấp, chúng tôi đã tư vấn để họ có thể học nghề, trang bị kỹ năng nghề nghiệp phù hợp, không để trình trạng thất nghiệp kéo dài khiến lao động tự ti, không có nghề hoặc không được đào tạo. Trung tâm dịch vụ việc làm luôn làm sao để người lao động nhanh chóng quay lại thị trường lao động", ông Thành cho biết.

Song Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cũng cho rằng, từ phản hồi của nhiều doanh nghiệp, nhiều lao động vẫn chưa chú trọng việc bồi dưỡng cho bản thân những kỹ năng mềm, trình độ, thái độ làm việc. Trong khi đó, trong bối cảnh hội nhập, cách mạng công nghiệp 4.0, thì những điều này càng trở nên quan trọng. Nhiều người lao động yếu kỹ năng ngoại ngữ, nên dù có tay nghề tốt nhưng vẫn không kết nối được với việc làm mới.

Trong quá trình kết nối tại các phiên giao dịch, do thời gian ngắn nên có thể chưa đánh giá hết được kiến thức, kỹ năng; nhưng trong quá trình thử việc, người lao động sẽ bộc lộ rõ.

Vì vậy, người lao động cần rèn luyện cho mình kỹ năng mềm, tác phong công nghiệp, ý thức, thái độ khi tiếp cận với vị trí việc làm, ngoại ngữ, tin học… để sẵn sàng tiếp cận các vị trí việc làm.

Về việc đào tạo cho người lao động, ông Vũ Quang Thành cũng nhấn mạnh rằng, cần nâng cao trình độ, mở rộng việc đào tạo hơn nữa, không chỉ dừng ở trình độ sơ cấp. Việc đào tạo nên có ngay từ khi người lao động còn làm việc tại các doanh nghiệp. Trong đó, tái cơ cấu, đào tạo cần có sự hỗ trợ từ doanh nghiệp.

Ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cũng cho rằng, thị trường lao động đòi hỏi người lao động có những kỹ năng, chuyên môn tối thiểu, nhất định. Khi thị trường đòi hỏi, người sử dụng lao động, người lao động phải thay đổi, hoàn thiện các khiếm khuyết.

Người sử dụng lao động cũng cần có tiêu chí chung dành cho người lao động khi vào làm việc. Những kỹ năng cụ thể, doanh nghiệp cần vào cuộc cùng để người lao động nắm rõ. Hiện nay, luật pháp Việt Nam cũng đã quy định rõ trách nhiệm đào tạo của người sử dụng lao động. Đặc biệt chính bản thân người lao động phải nhận thức được rõ hơn về cơ chế thị trường, về rủi ro mất việc làm, từ đó trở nên linh hoạt, thích ứng trong môi trường làm việc mới. Muốn vậy, người lao động phải trang bị kỹ năng nghề nghiệp. Khi mất việc làm thì phải quan tâm đến đào tạo nghề mới phù hợp với điều kiện để tìm được công việc mới, bền vững chứ không chỉ chú trọng đến trợ cấp thất nghiệp.

vov.vn

Tin mới hơn

Chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Thực hiện tốt chính sách tri ân người có công với cách mạng

Thực hiện tốt chính sách tri ân người có công với cách mạng

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân. Đối tượng người có công ngày càng được mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự bảo đảm công bằng và sự đồng thuận của xã hội.

Chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng

Chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng

VOV.VN - Thấm nhuần sâu sắc đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 77 năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tấm gương sáng của nền Báo chí cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tấm gương sáng của nền Báo chí cách mạng Việt Nam

VOV.VN - 30 năm (từ 1967 đến 1997), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho nghề báo và gắn bó với nghề báo ở Tạp chí Cộng sản. Sự nghiệp báo chí của đồng chí Nguyễn Phú Trọng gắn liền với sự nghiệp báo chí cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Các tổ chức quốc tế đánh giá cao những dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các tổ chức quốc tế đánh giá cao những dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các tổ chức quốc tế đã gửi điện chia buồn và đến viếng tại Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người phất cao ngọn cờ chống "giặc nội xâm"

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người phất cao ngọn cờ chống "giặc nội xâm"

Trên cương vị người đứng đầu Đảng CS Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó trọng tâm là phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 7 giờ ngày 25/7 đến 12 giờ ngày 26/7, có hơn 5.600 đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Đoàn ngoại giao, bạn bè quốc tế và đồng bào đã đến tiễn biệt Tổng Bí thư.

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

VTV.vn - Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h hôm nay (26/7) tại Nhà tang lễ Quốc gia. Lễ an táng diễn ra lúc 15h cùng ngày tại...

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Theo thống kê của UBND huyện Đông Anh (TP Hà Nội), tính đến 18h30 ngày 25/7, có hơn 36 nghìn người đến làng Lại Đà (xã Đông Hội) viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

VTV.vn - Tối 25/7, dòng người xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh vẫn đang nối dài.

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Dù nắm giữ các chức vụ cao của Đảng, công việc bộn bề những khi còn khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thường xuyên về làng Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội) thăm hỏi người thân, bạn bè mỗi dịp lễ, Tết. Đó là những kỷ niệm không thể quên với họ hàng, làng xóm…

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Theo thông báo của Ban Tổ chức Lễ tang, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 25/7 sẽ đến 22h nhưng càng về đêm, dòng người hướng về Nhà Tang...

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế mang dấu ấn thời đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện đậm nét và sâu sắc trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại