Ngày 7/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)
Ngày 7/11, buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Buổi chiều, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Trước đó, chiều 21/10, Quốc hội nghe cơ quan soạn thảo và thẩm tra báo cáo về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Luật Điện lực năm 2004 được sửa đổi, bổ sung qua 4 lần vào các năm 2012; năm 2018; năm 2022 và năm 2023 (mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024).
Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thi hành đến giai đoạn hiện nay còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách mới của Nhà nước, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với các luật đối với lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng, mục tiêu nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển điện lực với tính chất là ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, phát triển bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, dịch vụ văn minh, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; khắc phục các khó khăn, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Luật Điện lực năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung).
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên
Trên cơ sở nhận diện các cơ sở chính trị và tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian, vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn bao gồm: (1) Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; (2) Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; (3) Hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực (4) Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường; (5) Quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; (6) An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện. Theo đó, Dự thảo Luật do Chính phủ trình đã bám sát vào 06 chính sách nêu trên và không bổ sung chính sách mới.
Thay mặt cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) Lê Quang Huy khẳng định: Ủy ban cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi). Hồ sơ dự án Luật cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8. Đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp thêm thông tin, bổ sung tài liệu có liên quan; tiếp tục rà soát dự thảo Luật để bảo đảm phù hợp với 06 chính sách đã được thông qua; nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Một số ý kiến thống nhất với Tờ trình số 520/TTr-CP về việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực hiện hành. Tuy nhiên, một số ý kiến khác, cho rằng trong bối cảnh hiện nay cùng với kiến nghị của Chính phủ thông qua dự án Luật này theo quy trình 01 kỳ họp, thì chưa nên sửa đổi toàn diện Luật Điện lực mà chỉ nên tập trung vào những vấn đề thật sự cấp thiết, đã được đánh giá tác động kỹ lưỡng, làm cơ sở thực hiện mục tiêu trước mắt là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Ủy ban KH,CN&MT cơ bản nhất trí với tên gọi, phạm vi điều chỉnh dự thảo Luật. Đề nghị đánh giá tác động đối với những quy định ngoài 6 chính sách đã được thông qua.
Tin mới hơn
Ngành thuế gia tăng thu thập dữ liệu kinh doanh nền tảng số
(NLĐO) - Cơ quan thuế tập trung thu thập thông tin, dữ liệu của các đối tượng kinh doanh trên nền tảng số để thanh - kiểm tra nếu phát hiện vi phạm pháp luật
Thủ tướng: Tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng 2 con số
VTV.vn - Sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 với chương trình làm việc về nhiều nội dung quan trọng.
Doanh nghiệp cần thay đổi và thích ứng, hướng tới xuất khẩu xanh
Doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng thay đổi và thích ứng với các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững để hướng đến xuất khẩu xanh.
Hơn 147.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 11 tháng
VOV.VN - Tính chung 11 tháng năm 2024, cả nước có hơn 147.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là hơn 1.450,6 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký hơn 905.700 lao động.
Thời tiết ngày 7/12: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời chuyển rét
VTV.vn - Do ảnh hưởng của không khí lạnh, nên trong ngày và đêm 7/12, ở Bắc Bộ có mưa rải rác.
Siết chặt kỷ cương trong đấu giá đất
VTV.vn - Đấu giá quyền sử dụng đất công khai, minh bạch, đưa tài sản tiếp cận với người có nhu cầu thực sự, làm giảm đầu cơ đất đai, huy động tối đa nguồn...
Giá xăng, dầu tăng giảm trái chiều
VTV.vn - Giá dầu diesel giảm mạnh nhất trong đợt điều chỉnh theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công Thương vào chiều nay (5/12).
Nguy cơ cháy nổ phương tiện khi đang lưu thông trên đường
VTV.vn - Liên tiếp các vụ cháy xe xảy ra khi đang lưu thông, gây thiệt hại nặng nề. Bảo dưỡng định kỳ và nắm vững kỹ năng xử lý sự cố là cách để hạn chế...
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Trọng điểm kiểm tra, xử lý thuốc lá điện tử dịp cuối năm, Tết Nguyên đán
VTV.vn - Trước nhu cầu mua sắm bùng nổ giai đoạn cuối năm, Cục QLTT TP Hồ Chí Minh sẽ tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát, đặc biệt là xử lý thuốc...
Các tỉnh, thành ủy phải quyết liệt sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
VTV.vn - Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai tổng kết Nghị quyết 18 yêu cầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết liệt thực hiện sắp xếp đầu mối bên trong các...
Từ ngày 10/1/2025 cơ sở dữ liệu về cư trú bao gồm 15 trường thông tin
VTV.vn - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 154/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
Không khí lạnh tràn về, miền Bắc mưa lạnh, có nơi dưới 10 độ C
VTV.vn - Hôm nay (6/12), bộ phận không khí lạnh di chuyển xuống nước ta, gây mưa lạnh ở miền Bắc. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 15 - 18 độ C, có nơi dưới...
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Số ca sởi đang tăng rất nhanh, có bệnh viện ở miền Nam quá tải
VOV.VN - Hiện nay, dịch sởi vẫn đang tăng nhanh ở nhiều địa phương, 46 ổ dịch đang hoạt động. Trong đó, Đồng Nai và Bình Dương là 2 địa phương có số ca mắc tăng rất nhanh và cao nhất với hơn 200 ca/tuần. Kế đó là TP.HCM, Cà Mau và Bạc Liêu.
Thời tiết hôm nay 5/12: Khu vực Bắc Bộ có sương mù và mưa vài nơi, trời lạnh
VOV.VN - Thời tiết hôm nay 5/12, khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Tại Hà Nội đêm và sáng trời lạnh.
Loay hoay chờ “chốt” phương án thi vào lớp 10 năm 2025
VOV.VN - Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT thực hiện theo Chương trình GDPT 2018, thế nhưng đến nay Bộ GD-ĐT vẫn chưa "chốt” phương án thi khiến cả giáo viên, phụ huynh và học sinh đều mong ngóng, căng thẳng.