Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Nâng tỷ trọng công nghệ chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030

VOV.VN - Tại Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến 2030, Bộ Công Thương đã đặt mục tiêu trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm, tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030...

Nhằm triển khai có hiệu quả Nghị quyết 29/NQ-TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến 2030 vừa được Bộ Công Thương trình Chính phủ đã đặt mục tiêu trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm, tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030; Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%... và gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa công nghiệp chế biến chế tạo lên khoảng 90%.

"Theo đánh giá của Bộ Công Thương, quá trình công nghiệp hóa của nước ta trong thời gian vừa qua còn một số hạn chế có thể kể đến, như: Phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH, không ổn định, thiếu bền vững; giá trị gia tăng thấp; chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Nội lực của công nghiệp và nền kinh tế còn yếu; năng lực độc lập, tự chủ thấp, còn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, năng lực của doanh nghiệp công nghiệp - đặc biệt là trình độ khoa học và công nghệ - còn nhiều hạn chế. Các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên phát triển chưa đạt mục tiêu đề ra…"

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã thẳng thắn nhìn nhận về thực trạng của nền Công nghiệp Việt Nam thời gian qua, và những hạn chế này là một trong những nguyên nhân căn bản làm chậm tiến trình công nghiệp hoá, chưa thực hiện được mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Nâng tỷ trọng công nghệ chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.

Chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban kinh tế của Quốc hội nhìn nhận, cần phải giải quyết cho được những tồn tại, yếu kém hiện hữu, như: nội lực của nền công nghiệp trong nước còn yếu, phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; chất lượng nguồn nhân lực cũng như trình độ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp còn hạn chế, giá trị gia tăng thấp…

"Nhất là đối với doanh nghiệp trong nước, đấy là một sân chơi trên sân chúng ta nhưng rõ ràng là chúng ta đang rất nhiều hạn chế so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thậm chí chúng ta phụ thuộc rất nhiều về xuất khẩu... thì những con số tôi có thể tôi dẫn ra đây - ví dụ hiện nay - theo một báo cáo gần đây, phần lớn doanh nghiệp nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so mức trung bình của thế giới một vài thế hệ, đặc biệt những doanh nghiệp nhỏ và vừa…", chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu nói thêm.

Dẫn chứng thực tế, nhờ có được một số cơ chế, chính sách cụ thể mà thời gian qua ngành cơ khí Việt Nam đã làm chủ được những thiết bị khó cho nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, song PGS.TS Nguyễn Chí Sáng, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cũng cho rằng, ngành công nghiệp Việt Nam đã để lỡ nhiều cơ hội cho khối ngoại, phụ thuộc nhập khẩu, trong khi nhiều ngành nghề hoàn toàn có thể tự chế tạo, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa…

"Mặc dù xuất nhập khẩu năm nay chúng ta đang rất tốt, đạt trên 700 tỷ USD, thế nhưng mà xuất khẩu thì 75% thuộc FDI, nghĩa là phụ thuộc nước ngoài. Thế thì rõ ràng chỗ này là chúng ta còn kém, kém ở đây là cái gì? là những sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh, những sản phẩm cơ khí lớn như điện gió, đường sắt cao tốc, như là đường sắt giao thông thành phố, như là thiết bị y tế, như nhà máy bô xít… Chúng ta đến bây giờ tôi thấy là nó có một cái thiếu hụt, đó chúng ta không có một chiến lược, một lộ trình để chúng ta làm chủ những thiết bị ấy…", PGS.TS Nguyễn Chí Sáng cho biết.

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế, nêu trên, nhằm đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, tại Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến 2030, Bộ Công Thương đã đề ra nhiều giải pháp nhằm đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm và tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030, trong đó nhấn mạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng tiêu chí để cơ cấu lại danh mục các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên cho giai đoạn tới năm 2030 và 2045 để đảm bảo tính thống nhất; tập trung nguồn lực để phát triển có trọng tâm trọng điểm…

Nâng tỷ trọng công nghệ chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030
Tại Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến 2030, Bộ Công Thương đã đề ra nhiều giải pháp nhằm đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm và tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030.

Đánh giá cao các giải pháp ngành Công Thương đề ra, trong đó có việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm phục vụ các ngành công nghiệp xuất khẩu lớn như điện tử, ô tô, dệt may, da giày, cơ khí, công nghệ cao... song, Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh cho rằng, cần phát huy các lợi thế của Việt Nam để phát triển công nghiệp bền vững. Cụ thể, công nghiệp hoá ở Việt Nam nên kết hợp giữa nông nghiệp và công nghiệp, xây dựng những lĩnh vực chế biến các sản phẩm nông nghiệp để nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam...

"Tôi thấy cần phải đầu tư vào các lĩnh vực để hiện đại hóa nông nghiệp, những vấn đề như là máy kéo, máy bơm… phải kết hợp với công nghệ mới như là các thiết bị bay trong phát triển nông nghiệp (mà ĐBSCL đã ứng dụng)… Vấn đề thứ hai rất quan trọng, tức là bây giờ công nghiệp hóa thì phải giải quyết thị trường là thị trường nào, bởi vì thị trường Việt Nam bây giờ không còn là thị trường của doanh nghiệp Việt Nam nữa mà là thị trường của toàn thế giới rồi nên phải chọn nhưng các lĩnh vực nào mà ta có lợi thế…", chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Thuỷ Trung - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp, dịch vụ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh đến vai trò của nội địa hoá trong các ngành công nghiệp và vai trò của việc kết nối doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp FDI trong chuỗi cung ứng: "Như vậy thì bằng cách nào đó thì mình cũng cần phải ràng buộc các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam cần phải thực hiện chuyển giao công nghệ cũng như tăng tỷ lệ nội địa hoá, chứ nếu chỉ là lắp ráp đơn thuần và khi không có lợi nhuận nữa thì lại chuyển đi thì sẽ không đạt được mục tiêu chúng ta về CNH, HĐH…

Trên thực tế, Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến 2030 của Bộ Công Thương cũng đã nêu cụ thể việc tập trung phát triển hoàn chỉnh hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước thông qua việc nâng cấp và phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp; Chú trọng nội địa hoá chuỗi cung ứng các ngành công nghiệp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tăng cường tính tự chủ, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và cũng đã đưa mục tiêu “xanh hóa các ngành công nghiệp” vào Đề án…

Tại một hội thảo gần đây về “Phát triển công nghiệp ở Việt Nam”, TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã nhấn mạnh tới hai Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị, đó là Nghị quyết số 23-NQ/TW (ngày 22/3/2018) về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và gần đây là Nghị quyết số 29-NQ/TW (ngày 17/11/2022) Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với 10 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu bao phủ những vấn đề lớn chính là cơ sở, căn cứ chính trị hết sức quan trọng trong việc định hướng, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần được hiện thực hoá trong thực tiễn.

Trong trước mắt, sản xuất công nghiệp năm 2023 đang phải đối mặt với những vấn đề gì, và cần những giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 8-9% so với năm 2022? Chúng tôi tiếp tục đề cập trong bài "Sản xuất công nghiệp 2023: Chủ động nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trước các rủi ro"./.

Theo: Nguyên Long/VOV1

Tin mới hơn

Đề xuất quy định cập nhật kiến thức công tác xã hội cho người hành nghề

Đề xuất quy định cập nhật kiến thức công tác xã hội cho người hành nghề

VTV.vn - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định về cập nhật kiến thức công tác xã hội.

Xóa bỏ lực cản trong cách mạng tinh gọn bộ máy

Xóa bỏ lực cản trong cách mạng tinh gọn bộ máy

VTV.vn - Cần xoá bỏ những lực cản trong cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để đất nước phát triển và phục vụ nhân dân ngày càng...

Xử lý nhiều tài xế xe khách sử dụng điện thoại khi lái xe

Xử lý nhiều tài xế xe khách sử dụng điện thoại khi lái xe

VTV.vn - Công an tỉnh Đắk Nông đã phát hiện, lập biên bản xử lý nhiều trường hợp lái xe ô tô khách sử dụng điện thoại, không thắt dây an toàn khi điều...

Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển điện hạt nhân

Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển điện hạt nhân

VTV.vn - Theo tính toán, công suất phát điện hạt nhân của thế giới đạt mức cao kỷ lục trong năm nay với khoảng 416 triệu kW, chiếm khoảng 10% tổng sản...

Giải pháp căn cơ ngăn ngừa thanh, thiếu niên vi phạm TTATGT

Giải pháp căn cơ ngăn ngừa thanh, thiếu niên vi phạm TTATGT

VTV.vn - Hà Nội tăng cường xử lý vi phạm giao thông với mô hình 141 mới, ứng dụng công nghệ số, phân cấp kiểm soát giao thông để ngăn ngừa thanh, thiếu...

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

VTV.vn - Xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải được sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe.

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C

VTV.vn - Sáng sớm 12/12, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp...

Thời tiết hôm nay 11/12: Bắc Bộ đón thêm không khí lạnh gây rét sâu hơn

Thời tiết hôm nay 11/12: Bắc Bộ đón thêm không khí lạnh gây rét sâu hơn

VOV.VN - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ chiều và đêm 11/12, ở khu vực Bắc Bộ trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm; từ chiều và đêm 12/12 ở khu vực Bắc Trung Bộ trời chuyển rét.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Tự hào cột mốc biên cương giữa sân nhà

Tự hào cột mốc biên cương giữa sân nhà

VOV.VN - Cùng với lực lượng Biên phòng, bà con bản Hùng Pèng, xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã canh giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc trên dặm dài biên ải. Biên cương không chỉ được bảo vệ bằng những cột mốc đá, mà còn bởi những “cột mốc lòng dân” vững vàng.

Từ ngày 25/12, người dùng mạng xã hội cần lưu ý gì về xác thực tài khoản?

Từ ngày 25/12, người dùng mạng xã hội cần lưu ý gì về xác thực tài khoản?

VOV.VN - Chỉ còn khoảng 10 ngày nữa Nghị định 147/2024 có hiệu lực. Theo đó bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream).

Bộ trưởng GTVT: Mốc hoàn thành cao tốc Bắc-Nam vào cuối năm 2025 không thay đổi

Bộ trưởng GTVT: Mốc hoàn thành cao tốc Bắc-Nam vào cuối năm 2025 không thay đổi

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh khẳng định, thời gian hoàn thành dự án vào cuối năm 2025 không thay đổi. Do đó, chủ đầu tư, nhà thầu cần quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, tổ chức thi công khoa học, hợp lý, tăng cường "3 ca, 4 kíp" để dự án về đích đúng tiến độ.

Dấu ấn đội quân lao động sản xuất

Dấu ấn đội quân lao động sản xuất

Trải qua 80 năm xây dựng, trưởng thành, chiến đấu, chiến thắng, dù trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, cùng với việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của “Đội quân chiến đấu”, “Đội quân công tác”, Quân đội nhân dân Việt Nam cũng luôn thực hiện tốt chức năng “Đội quân lao động sản xuất”.

Nâng cao khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Nâng cao khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Chỉ tính riêng 11 tháng năm 2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào nước ta đạt gần 31,38 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.

Ưu tiên nguồn vốn ngân sách, xây dựng cơ chế ưu đãi đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng xanh

Ưu tiên nguồn vốn ngân sách, xây dựng cơ chế ưu đãi đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng xanh

(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công theo hướng ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh; xây dựng cơ chế ưu đãi đầu tư thúc đẩy tăng trưởng xanh, cơ chế hỗ trợ dự án thí điểm xanh tại Việt Nam...

Tin rét đậm, rét hại ở miền Bắc và dự báo thời tiết 10 ngày tới trên cả nước

Tin rét đậm, rét hại ở miền Bắc và dự báo thời tiết 10 ngày tới trên cả nước

(VTC News) - Dự báo thời tiết 10 ngày tới, miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường, trời rét, có nơi rét đậm rét hại với nhiệt độ thấp nhất dưới 10 độ C.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử

VTV.vn - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 129/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại