Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Nâng tầm giá trị gạo Việt

Năm 2023 được đánh giá là năm thành công của ngành gạo cả về lượng và chất. Tính đến tháng 11, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 7,75 triệu tấn, thu về 4,41 tỷ USD, tăng mạnh so với năm 2022.

anhbaitren.jpg

Một cánh đồng lúa chất lượng cao. Ảnh: Thanh Tiến.

Giá gạo Việt Nam lập đỉnh

Theo TS Trần Hữu Hiệp, giá gạo Việt Nam lập đỉnh trong thời gian qua cho thấy thành công của sự chuyển dịch theo hướng từ lượng sang chất, từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang kinh tế nông nghiệp tiếp cận với thị trường.

“Có ý kiến cho rằng kết quả đó một phần nhờ Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, tôi không cho là như vậy. Đây chỉ là tác động thêm, điều quan trọng là chúng ta đã chuyển dịch đúng hướng. Trước đây, phần lớn nông dân trồng các giống lúa bình thường, còn ngày nay nhiều diện tích chuyển sang giống lúa chất lượng cao, lúa hữu cơ. Việc chọn giống lúa cũng là bước chuyển dịch theo nhu cầu thị trường” - ông Hiệp nói.

Nói về việc giá gạo Việt Nam vượt qua Thái Lan, GS Võ Tòng Xuân cho rằng, trước đây, Thái Lan đứng đầu về xuất khẩu gạo, nhất là về giá trị. Gạo Thái Lan khi xuất khẩu chỉ có 2 tiêu chuẩn, một là gạo thơm, trồng dài ngày (giá cao), mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ; thứ hai là gạo cao sản (ngắn ngày, năng suất cao nhưng giá thấp hơn). Tuy nhiên, hiện Việt Nam đã lai tạo ra được giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng vượt qua gạo cao sản Thái Lan, rất được khách hàng ưa chuộng.

“Qua hàng chục năm lai tạo, Việt Nam tạo ra được các giống lúa ngắn ngày nhưng lại thơm (ST24, ST25, OM18…). Chúng ta tạo lập được một loại gạo thứ 3 vừa ngắn ngày lại vừa thơm ngon. Thành ra, khách hàng nước ngoài thay vì mua gạo thơm của Thái Lan tới hơn 800-900USD/tấn thì bây giờ mua gạo Việt Nam” - ông Xuân lý giải.

Doanh nghiệp nên mạnh dạn ký hợp đồng lâu dài

Trong bối cảnh vị thế gạo Việt đang ngày càng được nâng cao, mới đây, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Mục tiêu chung của đề án là hình thành 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị. Đề án sẽ áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Đề án có mục tiêu, đến năm 2030, diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 1 triệu ha. Giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống dưới 70kg/ha, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống. 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững…

Theo GS Võ Tòng Xuân, trước đến nay, trong sản xuất lúa gạo, nông dân, doanh nghiệp (DN), thương lái manh ai nấy làm. Thế nhưng, đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao ra đời sẽ tạo điều kiện cho bà con nông dân cũng như các DN có thể làm việc với nhau, hợp tác, kết nối với nhau một cách bài bản, theo đúng quy trình khoa học. Từ đó sản xuất ra hạt gạo chất lượng cao, hạ giá thành sản xuất và có đầu ra ổn định.

“Với dự án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, nông dân phải kết hợp với nhau trong hợp tác xã (HTX) và HTX phải liên kết với DN có đầu ra xuất khẩu. Như vậy, vai trò của thương lái sẽ không còn. DN có nguyên liệu với địa chỉ truy được nguồn gốc. Nông dân sản xuất sẽ hạn chế việc sử dụng hoá chất nên nguyên liệu tốt, giá thành sản xuất thấp hơn” – GS Võ Tòng Xuân nói đồng thời cho biết thêm, với chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao chúng ta cần những DN có tiềm lực. DN sẽ cùng nông dân xây dựng lại đồng ruộng khoa học, đào tạo nông dân làm đúng theo đúng quy trình” - ông Xuân nói và lưu ý thêm, khi các DN đã có nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cao thì cũng phải mạnh dạn ký hợp đồng dài hạn trước với các khách hàng.

“DN không chỉ ký hợp đồng 1 năm mà hoàn toàn có thể ký cho những năm tiếp theo bởi ngành nông nghiệp tại nhiều nước đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu và có nguy cơ gây mất an ninh lương thực toàn cầu. Trong khi sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL vẫn được đảm bảo tốt” – GS Võ Tòng Xuân chia sẻ.

Còn theo TS Trần Hữu Hiệp, Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đang rất được kỳ vọng cho một giai đoạn phát triển mới. Bên cạnh đó, ông Hiệp cho rằng, cần đầu tư, phát huy những ngành công nghiệp sáng tạo sau gạo. “Yêu cầu sắp tới phải tiếp tục thương mại hóa ngành sản xuất lúa gạo, đặc biệt là hiện đại hóa chuỗi giá trị hạt gạo, bao gồm cải tiến công nghệ, ứng dụng ngày càng nhiều hơn các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng đến sản xuất bền vững hơn, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Gạo Việt đang tiếp tục nhận được sự trợ lực và sức bật mới từ các ngành công nghiệp sáng tạo. Đó là các ngành công nghệ sinh học tạo ra giống tốt, cạnh tranh, giảm giá thành, ít sử dụng vật tư nông nghiệp nhất. Là các ngành công nghiệp mới sau lúa gạo có giá trị gia tăng cao như thực phẩm tiêu dùng (dầu ăn, sữa gạo,...), ngành dược, mỹ phẩm, tạo ra những giá trị từ các tài sản trí tuệ khác và thương hiệu gạo ngon, nổi tiếng, được người tiêu dùng lựa chọn và vinh danh” - TS Trần Hữu Hiệp nói.

Theo dự báo của các chuyên gia, giá gạo trên thị trường toàn cầu có khả năng sẽ ổn định ở mức cao cho đến giữa năm 2024 do việc hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ dự kiến sẽ kéo dài tới tháng 5 năm 2024 và hiện tượng El Nino kéo dài. Vì vậy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 có thể hơn mức 700 USD/tấn.

Thanh Tiến

Theo daidoanket.vn

Tin mới hơn

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 7 giờ ngày 25/7 đến 12 giờ ngày 26/7, có hơn 5.600 đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Đoàn ngoại giao, bạn bè quốc tế và đồng bào đã đến tiễn biệt Tổng Bí thư.

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

VTV.vn - Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h hôm nay (26/7) tại Nhà tang lễ Quốc gia. Lễ an táng diễn ra lúc 15h cùng ngày tại...

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Theo thống kê của UBND huyện Đông Anh (TP Hà Nội), tính đến 18h30 ngày 25/7, có hơn 36 nghìn người đến làng Lại Đà (xã Đông Hội) viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

VTV.vn - Tối 25/7, dòng người xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh vẫn đang nối dài.

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Dù nắm giữ các chức vụ cao của Đảng, công việc bộn bề những khi còn khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thường xuyên về làng Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội) thăm hỏi người thân, bạn bè mỗi dịp lễ, Tết. Đó là những kỷ niệm không thể quên với họ hàng, làng xóm…

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Theo thông báo của Ban Tổ chức Lễ tang, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 25/7 sẽ đến 22h nhưng càng về đêm, dòng người hướng về Nhà Tang...

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế mang dấu ấn thời đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện đậm nét và sâu sắc trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi tìm đọc những bài viết, những thước phim và những chỉ đạo của Tổng Bí thư trên các phương tiện thông tin, càng hiểu sâu sắc hơn về nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng ta - người đã dành trọn vẹn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đến giây phút cuối cùng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người cộng sản chân chính

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người cộng sản chân chính

VTV.vn - Dù trong cương vị là lãnh đạo đứng đầu của Đảng hay trong cuộc sống ngày thường, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn khẳng định bản chất của một...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lý luận kiên định, xuất sắc của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lý luận kiên định, xuất sắc của Đảng

Với một nền tảng học thuật vững chắc và kiến thức sâu rộng về lý luận chính trị, văn hóa và lịch sử, Tổng Bí thư đã áp dụng những hiểu biết đó vào công tác lãnh đạo.

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) đã diễn ra Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 2 và mưa lũ

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 2 và mưa lũ

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 2 và mưa lũ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vì nước, vì dân đến hơi thở cuối cùng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vì nước, vì dân đến hơi thở cuối cùng

TP - “Cho đến sáng 13/7 vừa rồi, bác vẫn nghe báo cáo công việc. Tối 13, bệnh trở nặng không làm việc được nữa, chúng tôi phải đặt máy thở cho bác. Bác đã làm việc đến tận giờ phút cuối cùng”, PGS.TS Nguyễn Phương Đông, nguyên Chủ nhiệm khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), bác sĩ riêng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, xúc động kể lại.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại