
Lớp học đặc biệt "5 trong 1" trên quần đảo Trường Sa
VOV.VN - Giữa bốn bế bao quanh là biển rộng, tiếng hát quốc ca vang lên trong lớp học đặc biệt của quần đảo Trường Sa nơi các thầy giáo không quản “đầu sóng ngọn gió” miệt mài gieo chữ, ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Ươm mầm xanh trong lớp học đặc biệt “5 trong 1”
Điểm dừng chân đầu tiên trong hành trinh của đoàn chúng tôi trên chuyến tàu KN491 là Song Tử Tây – hòn đảo đầu tiên được giải phóng ở quần đảo Trường Sa. Cũng thật trùng hợp, ngày chúng tôi ghé thăm đảo Song Tử Tây cũng chính ngày kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hòn đảo này (14/4/1975 - 14/4/2025). Và đây cũng là chiến thắng đầu tiên ở quần đảo Trường Sa.

Trong lớp học đặc biệt dưới tán lá bàng vuông, phong ba, bão táp, tiếng thầy và trò Trường tiểu học Song Tử Tây hát quốc ca hòa cùng tiếng gió, tiếng sóng: “Vì nhân dân chiến đấu không ngừng. Tiến mau ra sa trường. Tiến lên! Cùng tiến lên! Nước non Việt Nam ta vững bền” khiến ai cũng trào dâng niềm xúc động.
Ở nơi “đầu sóng ngọn gió” này, để những bộ sách giáo khoa, máy tính, trang thiết bị dạy học… tới được tay thầy và trò đảo xa thì phải theo những chuyến tàu vượt qua hàng trăm, hàng ngàn hải lý. Vì thế, mỗi cuốn vở, viên phấn đều được thầy trò nơi đây nâng niu, trân quý và dùng tiết kiệm hơn bất cứ thứ gì.

Làm nhiệm vụ “gieo chữ” nơi quần đảo Trường Sa đều là các thầy giáo - những người mạnh mẽ kiên cường như những cây phong ba, bão táp, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để truyền dạy tri thức và bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước cho học trò - những mầm xanh tương lai nơi đảo thiêng của Tổ quốc.
Thầy giáo trẻ Bùi Tiến Anh ngay sau khi tốt nghiệp Sư phạm tiểu học là viết đơn tình nguyện xin ra đảo dạy học ở Trường tiểu học Song Tử Tây. Quan sát một góc bàn giảng dạy của thầy Tiến Anh, có một điều rất đặc biệt là trên bàn có đầy đủ sách vở của các lớp từ 1-5, thậm chí có cả đồ chơi của các em học sinh “nhí” bởi lớp học của thầy là “5 trong 1”, bao gồm tất cả lớp ở bậc tiều học ngay trong cùng một phòng học.

Thầy Tiến Anh cho biết đã tình nguyện ra đảo giảng dạy được 2 năm và còn 3 năm nữa thầy mới trở về đất liền: “Dạy học trên đảo là nhiệm vụ đa di năng, ngoài việc dạy học, thầy giáo còn kiêm luôn cả phần cô nuôi dạy trẻ. Dù điều kiện còn những khó khăn nhưng thầy trò chúng tôi luôn cũng cố gắng khắc phục để dạy và học thật tốt”.
“Trước khi ra Trường Sa mình cũng đã chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần và rèn luyện sức khỏe tốt để có thể thích nghi tốt với điều kiện trên đảo. Còn tình yêu thương dành cho học trò thì luôn được bồi đắp mỗi ngày. Những lúc khó khăn hay nhớ nhà, em đều vượt qua được hết nhờ có nụ cười thơ ngây và tình cảm yêu thương, trân trọng mà các em học sinh và phụ huynh dành cho mình”.
Nhận xét về học trò của mình, thầy Tiến Anh không khỏi tự hào: “Các em học sinh ở đảo hiền lành, ngoan ngoãn, lễ phép và học giỏi không kém gì ở đất liền. Tuy nhiên, dạy học ở đảo đòi hỏi phải có phương pháp linh hoạt để phù hợp với giáo án, độ tuổi và tâm lý các em từ lớp 1 đến lớp 5”.
Thầy Tiến Anh chia sẻ mong muốn học sinh nơi đây được học môn ngoại ngữ và tin học để khi học hết lớp 5, sang cấp 2 các em về đất liền có thể theo kịp các bạn ngoài đó: “Học sinh ngoài đảo thiệt thòi vì không có mạng internet, không được học ngoại ngữ, nên khi học hết tiểu học các em về bờ sẽ gặp khó khăn lúc mới nhập học cấp 2 tại các trường ngoài đất liền”.

Bày tỏ tình cảm yêu thương dành cho thầy giáo của mình, em Hồ Đinh Hoàng Đông Bắc – học sinh lớp 2 Trường tiểu học Song Tử Tây chia sẻ: “Em rất yêu quý thầy giáo em vì thầy luôn yêu thương chăm sóc, dạy học cho chúng em. Thầy còn làm cả đồ chơi và dẫn chúng em đi quanh đảo, giới thiệu cho em biết từng loại cây, từng chi tiết nhỏ trên đảo”.
Đôi mắt sáng long lanh, làn da rám nắng, em Hồ Đinh Hoàng Đông Bắc trông như một chiến sỹ nhí, đậm chất lính trên đảo Song Tử Tây: “Giờ con mới 8 tuổi thôi nhưng con muốn lớn thật nhanh. Lớn lên con thích làm nghề lặn tôm, làm chú bộ đội canh giữ vùng biển này, bảo vệ và giữ gìn những ngôi nhà và mái trường thân yêu trên đảo”.

Dạy về Trường Sa sẽ không cần sách nữa
Khi đến thăm Trường Tiểu học Thị trấn Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì thoạt nhìn từ bên ngoài trông ngôi trường giống như một ngôi nhà nhỏ xinh xắn nằm dưới tán bàng vuông xanh mát. Có một “ông giáo” vừa là ông, là cha, là anh, vừa là người bạn đồng hành cùng học sinh giữa trùng khơi bao la.
Chỉ còn hơn 5 năm nữa là “ông giáo” Lê Xuân Hạnh (quê ở Cam Lâm, Khánh Hòa) về hưu nhưng thầy Hạnh vẫn viết đơn tình nguyện ra đảo Trường Sa giảng dạy. Thầy Hạnh cho biết thầy đã từng dạy học 15 năm tại vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc trước khi thầy tình nguyện ra đảo.
“Thầy ra đảo không phải vì dung cảm hay hy sinh, cống hiếu gì lớn lao, mà chỉ muốn trải nghiệm cuộc sống và để hiểu thêm về quần đảo Trường Sa, để giúp các em nhỏ tiếp thu kiến thức, kể cho các em nghe các câu chuyện ở đất liền. Sau này mình về thì mang theo nhiều kỷ niệm với biển đảo của tổ quốc, với các câu chuyện về Trường Sa thân yêu”, thầy Hạnh vui vẻ tâm sự.

“Trước khi ra đảo mình đã tìm hiểu và xác định là điều kiện ngoài đảo sẽ khó khăn nhưng đã trải qua mấy chục năm giảng dạy, có gì mà mình không làm được đâu. Nên dù gia đình không đành lòng để mình đi công tác xa nhà thì mình vẫn động viên và thuyết phục gia đình đồng ý cho mình đi. Mình nghỉ đơn giản là ra ngoài đảo để trải nghiệm, để biết cuộc sống ở biển đảo như thế nào, trong quá trình giảng dạy mình tìm hiểu thêm về học trò nơi đây, đúc kết thêm kinh nghiệm để sau này khi trở về đất liền hoặc khi về hưu rồi mình sẽ có nhiều kỉ niệm kể cho con cháu nghe”, thầy Hạnh nói.
Bóc gói kẹo chia cho học trò, thầy Hạnh không giấu được ánh mắt hân hoan khi nói về câu chuyện tiếp tục dạy học khi trở về đất liền: “Khi về đất liền, mình vẫn còn 3 năm nữa mới nghỉ hưu, nên khi đó nếu dạy cho các em nhỏ về Trường Sa thì mình cũng không cần sách nữa mà sẽ kể luôn những gì mình mắt thấy tai nghe và bằng chính những trải nghiệm của bản thân ở nơi đây”.
Em Lê Thị Kim Duyên, học sinh lớp 3 tại Trường Tiểu học thị trấn Trường Sa, cho biết: "Em rất yêu quý thầy Hạnh, thầy như ông của em ngoài đất liền. Thầy vui tính và thương chúng em lắm. Em thích học môn Toán, Tiếng Việt. Thầy giáo em ngoài giờ học còn vui chơi với chúng em, đến thăm khi em bị ốm và cho quà, làm đồ chơi cho chúng em nữa”.

Nơi đảo xa, tiếng đồng thanh trong lớp, tiếng cười đùa ở sân trường của thầy và trò hoà chung cùng tiếng sóng biển rì rào tạo nên một bản giao hưởng đầy âm sắc. Các thầy giáo dạy học ở Trường Sa đều có chung tâm sự rằng, nhìn thấy học sinh tiến bộ mỗi này là phần thưởng lớn nhất cho những nỗ lực của thầy. Chính nhờ vào tình yêu thương và sự cống hiến ấy mà cuộc sống của giáo viên nới đây trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Chuyện dạy và học trên đảo Trường Sa là một hành trình đầy cảm xúc và ý nghĩa. Những giáo viên nơi đây không chỉ là những người truyền đạt kiến thức mà còn là những người gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Họ đã và đang nỗ lực không ngừng để mang lại cho học sinh một nền giáo dục chất lượng, nuôi dưỡng ước mơ và khát vọng cho thế hệ trẻ. Cuộc sống ở Trường Sa tuy khó khăn nhưng chính tình yêu quê hương, đất nước đã làm cho những câu chuyện ấy trở nên đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
Rời những lớp học đặc biệt giữa muôn ngàn sóng nước, trong tôi vẫn văng vẳng những câu thơ được nghe các em học sinh nơi đây đọc lúc chia tay: “Em yêu các chú hải quân. Ngày đêm đứng gác hăng say quên mình…Em yêu, yêu cả đất trời. Yêu Trường Sa lắm, hỡi Trường Sa ơi!”.
Tin mới hơn
Ngày 7/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi)
VTV.vn - Sáng nay (7/5), Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).

Sốt xuất huyết đang vào mùa, cần chủ động phòng bệnh
VOV.VN - Hiện đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc hàng năm có xu hướng tăng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 11 nên công tác chủ động triển khai các biện pháp phòng chống trước mùa dịch rất quan trọng.

Lịch thi đấu vòng 18 giải hạng Nhất quốc gia: Công Phượng lại toả sáng?
VOV.VN - Lịch thi đấu vòng 18 giải hạng Nhất quốc gia được người hâm mộ chờ đợi với màn trình diễn của tiền đạo Công Phượng.

Chuyên gia giải thích cơ chế gây đột quỵ khi chơi Pickleball
VOV.VN - Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Thuỷ, việc hiểu rõ cơ chế gây đột quỵ khi chơi Pickleball sẽ giúp các huấn luyện viên và vận động viên có thể phòng ngừa và xử lý kịp thời.

Thúc đẩy các lĩnh vực mới trong hợp tác Việt Nam - Azerbaijan
VOV.VN - Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam kỳ vọng sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm, mối quan hệ lịch sử giữa hai nước Việt Nam - Azerbaijan sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Thời tiết hôm nay 7/5: Miền Bắc và Nam Bộ có nắng nóng, chiều tối có mưa rào
VOV.VN - Thời tiết 7/5, khu vực Bắc Bộ mưa rào và dông vài nơi vào chiều tối và đêm, ban ngày nắng nóng. Tại Tây Nguyên và Nam Bộ cũng xuất hiện nắng nóng cục bộ.

Giải ngân vốn đầu tư công: Vì sao vẫn “ì ạch”?
VOV.VN - Giải ngân vốn đầu tư công được cho là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thời gian qua dù lãnh đạo các ban, ngành, địa phương đã liên tục đôn đốc, nhưng tiến độ giải ngân vẫn “ì ạch”…

Ứng dụng AI đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp
VOV.VN - Trong bối cảnh bùng nổ mạnh mẽ về công nghệ số hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà còn là công nghệ góp phần làm thay đổi đột phá.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Gia tăng sản lượng hàng hóa dầu khí
Trong bối cảnh còn nhiều thách thức, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên vẫn giữ vững nhịp độ sản xuất, gia tăng sản lượng hàng hóa. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh dầu khí có những bước tăng trưởng tích cực.

Lộ trình hiện thực hóa mục tiêu song ngữ trong trường học
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo Đề án quốc gia “Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học” giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm đưa tiếng Anh trở thành công cụ giao tiếp, học tập và làm việc phổ biến trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Tiết kiệm năng lượng là giải pháp cấp thiết cho tăng trưởng bền vững
Tiết kiệm năng lượng không chỉ giúp giảm chi phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng và hướng đến nền kinh tế phát triển bền vững.

Giá xăng dầu hôm nay 6/5: Tăng, giảm trái chiều
(VTC News) - Lúc 6h sáng nay 6/5, giá dầu WTI ở mốc 57,17 USD/thùng, tăng 0,04 USD/thùng, giá dầu Brent của Mỹ ở mốc 60,23 USD/thùng, giảm 1,04 USD/thùng.

Nghị quyết quan trọng nhất giúp kinh tế tư nhân bứt phá
(Chinhphu.vn) - Trong suốt gần 40 năm Đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn vào GDP, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chưa bao giờ vai trò của khu vực kinh tế tư nhân được khẳng định mạnh mẽ như trong Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị, khi lần đầu tiên "kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".

Quốc hội họp phiên toàn thể, thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Nhà giáo
Cùng với việc thảo luận dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Quốc hội sẽ thảo luận dự thảo Luật Nhà giáo.

BẦU CỬ QUỐC HỘI VÀ HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2026 - 2031: Chuẩn bị từ sớm, bài bản và đồng bộ
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đang được chuẩn bị với tinh thần “từ sớm, từ xa” và với một quyết tâm cao độ nhằm đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch và hiệu quả.

Khu vực Bắc Bộ có nơi nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trên 37 độ C
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia lưu ý nhiệt độ dự báo có thể chênh lệch 2-4 độ C so với nhiệt độ ngoài trời, thậm chí cao hơn nếu có các bề mặt hấp thụ nhiệt như bêtông, đường nhựa.