Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Kinh tế xanh cần hoàn thiện cơ chế cùng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Có rất nhiều việc phải làm để TP.HCM đạt mục tiêu tăng trưởng xanh, trong đó có việc đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển kinh tế xanh và hỗ trợ DN chuyển đổi sản xuất xanh.

Có lẽ chưa bao giờ chính quyền TP.HCM quyết tâm phát triển kinh tế xanh như hiện nay. Qua diễn đàn Kinh tế TP.HCM mới đây, lãnh đạo thành phố càng khẳng định, kinh tế xanh không chỉ là xu hướng phát triển tất yếu mà còn là yêu cầu bắt buộc của thị trường. Đồng thời, nó tạo ra động lực tăng trưởng mới cho kinh tế thành phố phát triển bền vững hơn. Có rất nhiều việc phải làm để đạt mục tiêu tăng trưởng xanh, trong đó có việc đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ chuyển đổi sản xuất mà thành phố cần thực hiện và đề xuất với Chính phủ.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần hỗ trợ chuyển đổi xanh

Hiện nay, TP.HCM có nhiều DN dệt may xuất khẩu vào châu Âu (EU). Theo ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Thắng Jean, Phó Chủ tịch Hội May thêu đan TP.HCM, đến năm 2024, các DN dệt may không đáp ứng được các tiêu chí xanh của EU sẽ bị áp thuế bảo vệ môi trường. Khi đó, DN phải mua tín chỉ cacbon với giá 86 USD/tấn khi xuất khẩu vào thị trường này. Nếu DN xuất khẩu một vài triệu sản phẩm/năm sẽ không đủ tiền mua tín chỉ carbon, nhưng đến thời điểm này, thành phố mới chỉ có 5-10% DN dệt may đạt các tiêu chuẩn của xanh châu Âu.

Kinh tế xanh cần hoàn thiện cơ chế cùng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Nhân viên Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM tặng sản phẩm tái chế của công ty cho người dân - Ảnh Lệ Hằng

Ông Việt cho biết, để sản xuất xanh nghĩa là phải xanh từ đầu vào đến đầu ra, từ khâu thiết kế, lựa chọn nguyên liệu, công nghệ đến tiêu dùng. Điều này đối với DN lớn có thể chủ động làm được, còn đối với DN nhỏ chỉ làm gia công sẽ rất khó nên cần có chính sách hỗ trợ cụ thể.

“Khó khăn hiện nay đối với DN Việt Nam là EU chỉ đánh giá theo công đoạn. nên nếu là DN gia công hoặc FOB (chỉ định) sẽ rất khó. DN nằm trong chuỗi cung ứng hàng hóa có tiêu chuẩn bắt buộc phải thực hiện và EU sẽ tư vấn cho mình nhưng rất chậm. Vì vậy, DN phải có kế hoạch, tư vấn thiết kế dây chuyền cho hiệu quả nhất và phân tích kĩ mới đầu tư”, ông Việt nêu.

Không chỉ dệt may mà ở nhiều lĩnh vực khác việc chuyển đổi xanh cũng khó khăn, vì 97% DN của TP.HCM là DNNVV nên yếu cả vốn lẫn công nghệ. DN muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng xanh lại khó do khung pháp lý chưa đầy đủ để ngân hàng mạnh dạn cho vay.

Về năng lượng, mỗi năm TP.HCM tiêu thụ 25 tỷ kWh điện, chiếm 10% tổng năng lượng của cả nước, trong đó năng lượng sạch, điện mặt trời chỉ chiếm 7%. Phương tiện giao thông công cộng ít, 86% người dân thành phố đi xe gắn máy, xe sử dụng điện chiếm tỷ lệ rất thấp… Đây cũng là thách thức lớn của TP.HCM trong tăng trưởng kinh tế xanh, vì việc sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo cần vốn lớn.

Chia sẻ về kinh nghiệm trong việc tăng trưởng kinh tế xanh của Singapore, PGS.TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên cao cấp Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore cho rằng, TP.HCM và Singapore đều có những điểm tương đồng về tiềm năng lớn khai thác năng lượng mặt trời, làm điện mặt trời mái nhà…. Trong chuyển đổi năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, TP.HMC cần cấu trúc, tổ chức thực hiện với người chịu trách nhiệm cụ thể, có nguồn lực thỏa đáng để quyết định và chịu trách nhiệm. Ngoài ra, Chính phủ cần có một tổ hỗ trợ nhằm tháo gỡ những vấn đề về cơ chế, chính sách cho địa phương, DN.

“Chính phủ Singapore bỏ ra 70% khoản đầu tư ban đầu để thúc đẩy các DN thực hiện các dự án xanh, đặc biệt là dự án tiết kiệm điện. Singapore có cơ quan chịu trách nhiệm là Tổng cục năng lượng về việc chuyển đổi năng lượng này mà Việt Nam nên tổ chức. TP.HCM có Nghị quyết 98 rất hay nên vận dụng để làm sao có ít nhất 50% tòa nhà có điện mặt trời”, PGS.TS. Vũ Minh Khương chia sẻ thêm.

Kinh tế xanh cần hoàn thiện cơ chế cùng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
PGS.TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên cao cấp Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, chia sẻ kinh nghiệp của Singapore về phát triển kinh tế xanh - Ảnh: Lệ Hằng

Sẽ có bộ tiêu chí đánh giá, đo lượng phát thải

Hiện nay tại một số quốc gia EU, để thúc đẩy tăng trưởng xanh, các nước không chỉ đánh thuế cao đối với các sản phẩm không đạt tiêu chí xanh, mà còn có chính sách hỗ trợ về thuế cho DN sản xuất xanh, người tiêu dùng xanh.

“Kinh tế xanh ở EU có rất nhiều chính sách. Đối với người tiêu dùng, nhiều nước áp dụng ưu đãi giảm thuế mua sắm đồ dùng, máy móc thiết bị tiết kiệm điện. Nhiều nước EU giảm thuế, tài trợ tiền trực tiếp cho DN sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng”, ông Gabor Fluit, Chủ tịch Eurocham chia sẻ kinh nghiệm.

Để đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất xanh, TP.HCM cần cơ chế, chính sách hỗ trợ DN. Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết, từ năm 2012, Việt Nam đã có một số văn bản vi phạm pháp luật về kinh tế xanh, nhưng chỉ ở mức định hướng, chưa có cơ chế, chính sách cụ thể hỗ trợ DN. Vì vậy, cơ quan chức năng cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách này và đặc biệt TP.HCM cần vận dụng tốt Nghị quyết 98 cho kinh tế xanh.

kinh te xanh can hoan thien co che cung chinh sach ho tro doanh nghiep hinh anh 3
Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM trao đổi với báo chí về việc xây dựng khung chính sách phát kinh tế xanh - Ảnh: Lệ Hằng

Về cơ chế, chính sách, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, hiện nay TP.HCM đang tập trung xây dựng khung chính sách về phát triển kinh tế xanh. Khung chính sách này sẽ hoàn thiện trong năm 2024. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng xây dựng thêm bộ tiêu chí đánh giá, đo lường phát thải của các DN, cơ quan nhà nước để có cơ chế, chính sách khuyến khích.

“TP.HCM sẽ xây dựng bộ tiêu chí đo lường được việc phát thải, quản trị phát thải và giảm thải. Mỗi DN phải biết mình sử dụng năng lượng như thế nào, thải bao nhiêu tấn carbon. Ngành sản xuất, ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp cũng có tiêu chí như như vậy mới có chính sách phù hợp, chính sách khuyến khích. DN nào sử dụng ít năng lượng, năng lượng ít phát khí thải sẽ được hưởng ưu đãi như thế nào cũng cần tính đến”, ông Võ Văn Hoan nêu định hướng.

Hiện nay, số DN của TP.HCM chiếm 30% DN của cả nước và lượng phát thải nhà kính chiếm đến 23% tổng lượng phát thải nhà kính toàn quốc. Đây là thách thức của TP.HCM trong phát triển kinh tế xanh. Tuy nhiên, việc TP.HCM đang tập trung xây dựng những khung chính sách đồng bộ, thiết thực, sát thực tiễn sẽ là cơ sở khuyến khích, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh của DN, đồng thời huy động được nhiều nguồn lực trong và ngoài nước tham gia.

vov.vn

Tin mới hơn

Công điện của UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

Công điện của UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

Công điện của UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

Công điện của Thủ tướng về tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

Công điện của Thủ tướng về tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

VTV.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện hỏa tốc số 88 về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Bảo đảm mục tiêu có 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Bảo đảm mục tiêu có 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Văn bản số 673/TTg-CN yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025, hưởng ứng phong trào thi đua mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động.

Bão số 3 sẽ đổ bộ đất liền với cường độ rất mạnh

Bão số 3 sẽ đổ bộ đất liền với cường độ rất mạnh

TPO - Đến sáng sớm nay (7/9), bão số 3 (bão YAGI) vẫn giữ cường độ mạnh cấp 14, giật cấp 17 khi hoạt động trên vịnh Bắc Bộ. Dự báo trong ngày hôm nay, bão đổ bộ Quảng Ninh – Thái Bình rồi quét qua toàn bộ miền Bắc nước ta với cường độ đổ bộ khoảng cấp 11-12, giật cấp 14.

Vốn FDI tiếp tục “đổ bộ” vào Việt Nam

Vốn FDI tiếp tục “đổ bộ” vào Việt Nam

Tính đến ngày 31/8/2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 20,52 tỷ USD, tăng 7%; vốn thực hiện dự án FDI ước đạt khoảng 14,15 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

VTV.vn - Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước của 8 tháng năm 2024 ước đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước.

13 học sinh nhập viện tại Thái Nguyên: Không dương tính với bệnh bạch hầu và viêm màng não

13 học sinh nhập viện tại Thái Nguyên: Không dương tính với bệnh bạch hầu và viêm màng não

VTV.vn - Các chuyên gia đã có buổi làm việc và kết luận về chùm ca bệnh 13 em học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.

Công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo bắt đầu xuất hiện ở các nhà máy Việt Nam

Công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo bắt đầu xuất hiện ở các nhà máy Việt Nam

Xu hướng ứng dụng AI và công nghệ cao trong sản xuất tại Việt Nam đang phát triển mạnh. Chuyển đổi số nhanh giúp Việt Nam dần khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Những lưu ý sống còn trước giờ siêu bão Yagi đổ bộ

Những lưu ý sống còn trước giờ siêu bão Yagi đổ bộ

Siêu bão Yagi được đánh giá là bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Vì vậy, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời trước giờ bão đổ bộ.

Ngày 7/9, tạm ngừng khai thác tàu bay tại 4 sân bay do ảnh hưởng bão số 3

Ngày 7/9, tạm ngừng khai thác tàu bay tại 4 sân bay do ảnh hưởng bão số 3

VTV.vn - Ngày 5/9, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đã yêu cầu tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không, sân bay...

Bão số 3 giật trên cấp 17 tiếp tục tiến gần tới Bắc bộ

Bão số 3 giật trên cấp 17 tiếp tục tiến gần tới Bắc bộ

VOV.VN - Siêu bão đang tiến nhanh trên vùng biển phía bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh khoảng 600km về phía Đông Đông Nam.

Hoả tốc: Tỉnh uỷ Yên Bái yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024

Hoả tốc: Tỉnh uỷ Yên Bái yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024

Hoả tốc: Tỉnh uỷ Yên Bái yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: "Ứng phó với bão số 3 phải nghiêm túc, trách nhiệm"

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: "Ứng phó với bão số 3 phải nghiêm túc, trách nhiệm"

VOV.VN - Chiều 5/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đồng chủ trì cuộc họp với các bộ, ban ngành và trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố để ứng phó với bão số 3 (tên gọi quốc tế Yagi).

Khi nào bão số 3 đổ bộ vào đất liền nước ta?

Khi nào bão số 3 đổ bộ vào đất liền nước ta?

VTV.vn - Bão số 3 dự kiến trưa đến tối thứ Bảy (ngày 7/9) sẽ đổ bộ vào đất liền Bắc Bộ. Tuy nhiên bão mạnh, hoàn lưu rộng sẽ gây mưa to, gió lớn ngay từ đêm thứ Sáu.

Sáng nay (5/9), hơn 20 triệu học sinh dự khai giảng năm học mới 2024-2025

Sáng nay (5/9), hơn 20 triệu học sinh dự khai giảng năm học mới 2024-2025

VTV.vn - Đây là năm học đánh dấu việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hoàn tất chu trình với các lớp học cuối cùng.

Bão số 3 đổi hướng mạnh cấp 15, giật cấp 17

Bão số 3 đổi hướng mạnh cấp 15, giật cấp 17

VTV.vn - Sáng 5/9, bão mạnh cấp 15 đang ở Bắc Biển Đông, dự báo di chuyển hướng Tây Tây Bắc, ảnh hưởng đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với mưa to, sóng biển dữ dội.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại