Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế Thủ đô

Với tiềm năng, lợi thế, thành phố Hà Nội đã xác định mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo thật sự trở thành động lực chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội.
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế Thủ đô
Ảnh minh họa: Dây chuyền sản xuất thuốc tại Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội. Ảnh: Báo Hanoimoi

Điều này góp phần xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của cả nước, tiến tới là trung tâm khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á trong một số lĩnh vực.

Nhiều năm qua, các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trên địa bàn Hà Nội ngày càng bám sát vào thực tiễn và nhu cầu của các ngành, địa phương, doanh nghiệp. Các nhiệm vụ có tính cấp thiết, ứng dụng cao phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội cũng được xác định và lựa chọn. Theo đó, các sở, ngành, quận, huyện của thành phố đã quan tâm chỉ đạo công tác ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong các lĩnh vực và địa bàn quản lý.

Hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm chủ lực, công tác tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng, an toàn bức xạ và hạt nhân đã được quan tâm, đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả tốt.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn cho biết: Năm 2023, hoạt động của Sở đã có nhiều khởi sắc, đổi mới nội dung và hình thức hoạt động với nhiều kết quả, sản phẩm có tính mới hoặc đi vào chiều sâu, như: Đề án “Xây dựng mạng lưới sáng kiến Hà Nội” kết nối chính quyền-các nhà khoa học để phát huy chất xám; Hà Nội đã phát triển được 154 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đứng đầu cả nước; trên 90% số đề tài và 100% số dự án sản xuất thử nghiệm được ứng dụng vào thực tiễn...

Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang đánh giá, hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo đã có những đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, trong đó có vai trò quan trọng của hoạt động khoa học, công nghệ địa phương mà Hà Nội là một điểm sáng với vai trò là Thủ đô và đầu tàu, cực tăng trưởng kinh tế.

Thời gian tới, Hà Nội cần bám sát chương trình hành động, phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, Nghị quyết Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Thủ đô, Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch ngành khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2025, triển khai, hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể mang màu sắc Thủ đô; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai các chương trình phối hợp giữa Bộ và thành phố...

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho rằng, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cần phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường cơ chế đặt hàng các nhiệm vụ khoa học, công nghệ; đưa các đề tài, công trình nghiên cứu ứng dụng vào thực tế; hoàn thành, đưa vào vận hành Sàn giao dịch công nghệ Hà Nội; đề xuất phương án đưa Dự án Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc đi vào hoạt động...

Bên cạnh đó, việc phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Hà Nội vẫn còn những khó khăn, rào cản chưa được tháo gỡ, như: Vấn đề xử lý tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước; hoạt động của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; chính sách về đổi mới sáng tạo; việc khai thác tiềm năng, nguồn lực chất xám của đội ngũ trí thức trên địa bàn Thủ đô...

Các cơ chế, chính sách cho hoạt động khoa học và công nghệ của Hà Nội tuy đã được cải thiện nhưng ở một số lĩnh vực vẫn bộc lộ hạn chế, dẫn đến chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, các nguồn lực của Thủ đô.

Một số chuyên gia đánh giá, để đưa Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của quốc gia và khu vực cần phải có những cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, đột phá; huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô. Theo đó, thành phố Hà Nội đã xin ý kiến các bộ, ngành Trung ương để trình Quốc hội sửa đổi Luật Thủ đô năm 2012 với những nội dung về vị trí, vai trò; tổ chức chính quyền; tài chính, ngân sách, huy động nguồn lực đầu tư; xây dựng, quản lý, bảo vệ Thủ đô và liên kết vùng Thủ đô.

Trong đó có những nội dung quan trọng về phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển khu công nghệ cao... Hình thành mô hình thử nghiệm có kiểm soát nhằm tạo đột phá về cơ chế để Hà Nội có thể tổ chức thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh mới, nhiều tiềm năng, nhất là trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Cơ chế thử nghiệm có những giới hạn nhất định về thời gian, không gian, phạm vi hoạt động, việc giám sát thực hiện; quy định một số vấn đề mang tính nguyên tắc về thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thúc đẩy, ươm tạo doanh nghiệp trong một số lĩnh vực trọng điểm về khoa học và công nghệ của Hà Nội... Từ đó, sẽ khai thông các điểm nghẽn, góp phần phát triển toàn diện khoa học và công nghệ, đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thật sự trở thành đột phá, động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

TÚ ANH

Theo nhandan.vn

Tin mới hơn

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 7 giờ ngày 25/7 đến 12 giờ ngày 26/7, có hơn 5.600 đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Đoàn ngoại giao, bạn bè quốc tế và đồng bào đã đến tiễn biệt Tổng Bí thư.

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

VTV.vn - Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h hôm nay (26/7) tại Nhà tang lễ Quốc gia. Lễ an táng diễn ra lúc 15h cùng ngày tại...

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Theo thống kê của UBND huyện Đông Anh (TP Hà Nội), tính đến 18h30 ngày 25/7, có hơn 36 nghìn người đến làng Lại Đà (xã Đông Hội) viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

VTV.vn - Tối 25/7, dòng người xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh vẫn đang nối dài.

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Dù nắm giữ các chức vụ cao của Đảng, công việc bộn bề những khi còn khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thường xuyên về làng Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội) thăm hỏi người thân, bạn bè mỗi dịp lễ, Tết. Đó là những kỷ niệm không thể quên với họ hàng, làng xóm…

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Theo thông báo của Ban Tổ chức Lễ tang, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 25/7 sẽ đến 22h nhưng càng về đêm, dòng người hướng về Nhà Tang...

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế mang dấu ấn thời đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện đậm nét và sâu sắc trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi tìm đọc những bài viết, những thước phim và những chỉ đạo của Tổng Bí thư trên các phương tiện thông tin, càng hiểu sâu sắc hơn về nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng ta - người đã dành trọn vẹn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đến giây phút cuối cùng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người cộng sản chân chính

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người cộng sản chân chính

VTV.vn - Dù trong cương vị là lãnh đạo đứng đầu của Đảng hay trong cuộc sống ngày thường, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn khẳng định bản chất của một...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lý luận kiên định, xuất sắc của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lý luận kiên định, xuất sắc của Đảng

Với một nền tảng học thuật vững chắc và kiến thức sâu rộng về lý luận chính trị, văn hóa và lịch sử, Tổng Bí thư đã áp dụng những hiểu biết đó vào công tác lãnh đạo.

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) đã diễn ra Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 2 và mưa lũ

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 2 và mưa lũ

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 2 và mưa lũ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vì nước, vì dân đến hơi thở cuối cùng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vì nước, vì dân đến hơi thở cuối cùng

TP - “Cho đến sáng 13/7 vừa rồi, bác vẫn nghe báo cáo công việc. Tối 13, bệnh trở nặng không làm việc được nữa, chúng tôi phải đặt máy thở cho bác. Bác đã làm việc đến tận giờ phút cuối cùng”, PGS.TS Nguyễn Phương Đông, nguyên Chủ nhiệm khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), bác sĩ riêng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, xúc động kể lại.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại