Hà Nội định hướng trở thành trung tâm hàng đầu về bán dẫn, AI...
Phiên họp thẩm định Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 23/2. (Ảnh: Đức Trung) |
Chiều 23/2, tại Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phiên họp thẩm định Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh cùng các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh là đại diện các Bộ, cơ quan ngang bộ và các chuyên gia là ủy viên phản biện.
Về phía thành phố Hà Nội có Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đồng chí Thường trực Thành ủy, lãnh đạo UBND Thành phố, thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì phiên họp. (Ảnh: Đức Trung) |
Phải có cách tiếp cận mới, tư duy mới
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm chỉ đạo, xác định rõ đây là việc mới, việc khó nhưng đây cũng là cơ hội lớn để tạo ra không gian phát triển mới, động lực phát triển mới và giá trị mới của đất nước, vùng và địa phương, phấn đấu đạt mục tiêu, khát vọng mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Đến nay, công tác lập quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia cơ bản đã hoàn thành; hiện có 60/63 quy hoạch tỉnh, thành phố đã hoàn thành công tác thẩm định, trong đó có 55/63 quy hoạch tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn của cả nước về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục và giao dịch quốc tế, là một động lực phát triển quan trọng đối với sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; là thành phố đông dân thứ 2 cả nước với cơ cấu dân số trẻ có chất lượng cao; ít bị ảnh hưởng của thời tiết cực đoan nhất trong vùng Đồng bằng sông Hồng; vị trí đầu mối giao thông thuận lợi về phát triển giao thông đa dạng (đường bộ, sắt, thủy và hàng không) và kết nối với các tỉnh/thành phố của vùng Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh phía Bắc, cả nước và quốc tế; là địa bàn có nhiều di sản văn hóa, lịch sử phong phú, đa dạng nhất của quốc gia.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, bản quy hoạch của TP. Hà Nội cần phải có cách tiếp cận mới, tư duy mới. (Ảnh: Đức Trung) |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, bên cạnh những lợi thế, kết quả đạt được, thành phố vẫn còn một số khó khăn, thách thức và “điểm nghẽn” cần giải quyết như vị thế kinh tế của Hà Nội có xu hướng giảm dần so với các tỉnh/thành phố trong vùng Đồng bằng sông Hồng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa hình thành rõ rệt được các ngành kinh tế mũi nhọn, hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, còn nhiều tồn tại về phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (giao thông, điện, năng lượng, thông tin, truyền thông, cấp, thoát, nước, thủy lợi, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội). Ba vấn đề lớn là tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường và ngập lụt. Các tuyến giao thông thuộc hệ thống hạ tầng khung vẫn chưa được hình thành đồng bộ, đặc biệt thiếu các trục xuyên tâm Bắc Nam và Đông Tây. Việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao còn thiếu sự đồng bộ, liên thông, liên kết, chưa phát huy được tiềm năng.
Kết nối giữa Hà Nội với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, đặc biệt các tỉnh tiểu vùng phía Nam, còn chưa đồng bộ và chưa phát triển đúng mức. Hà Nội mới phát triển được 2/8 trục hướng tâm đã được xác định trong quy hoạch. Các nút giao thông vào Thủ đô thường xuyên ùn tắc. Là thành phố không có biển, Hà Nội gặp hạn chế trong cạnh tranh về phát triển dịch vụ, logistics, ảnh hưởng đến độ mở nền kinh tế.
Bên cạnh đó, quy mô dân số Hà Nội đã vượt mức dự báo do tăng dân số cơ học, việc giãn dân khỏi nội đô là không khả thi, tạo áp lực rất lớn đến hạ tầng và chất lượng sống của người dân. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi; có nền địa chất yếu tạo ra thách thức đến sự phát triển các công trình ngầm, nhất là phát triển không gian ngầm.
“Muốn phát triển vững mạnh, Thành phố Hà Nội cần xác định rõ được những tiềm năng riêng có, các thế mạnh khác biệt và nổi trội; đặc biệt trong bản quy hoạch lần này cần phải có cách tiếp cận mới, tư duy mới, mở rộng tầm nhìn phát triển và đưa ra lộ trình thực hiện rõ ràng. Phát triển phải có trọng tâm, trọng điểm; dựa trên liên kết vùng để tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế và tương xứng với vị trí, cực tăng trưởng phát triển của vùng và cả nước”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Phát triển theo hướng thông minh và kinh tế số
Tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trình bày tóm tắt quá trình lập quy hoạch và cho biết, thành phố Hà Nội coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu để cụ thể hóa Nghị quyết số 45 cũng như các nghị quyết mang tính chiến lược với mục tiêu mơ xa, nghĩ lớn, khát vọng vươn lên, tầm nhìn chiến lược, giải pháp thông minh, hành động quyết liệt, kết quả thực chất, phục vụ nhân dân.
Dự thảo quy hoạch đưa ra mục tiêu tổng quát là Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cả nước; Là trung tâm đi đầu trong nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ mới; Là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng động lực phía Bắc, là một trong hai cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế cả nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực; Là trung tâm đi đầu cả nước về giáo dục - đào tạo theo chuẩn quốc tế; là trung tâm y tế hàng đầu cả nước, có chuyên khoa đạt đẳng cấp quốc tế; Là thành phố thanh bình, có sức hấp dẫn cao, con người hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình; Mô hình phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn, kinh tế số và kinh tế chia sẻ; Hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, có trình độ phát triển ngang tầm Thủ đô các nước tiên tiến trong khu vực.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thành phố Hà Nội coi nhiệm vụ lập quy hoạch lần này là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. (Ảnh: Đức Trung) |
Quy hoạch cũng đưa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch, nổi bật là giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm các dòng sông, xử lý ô nhiễm môi trường các sông Nhuệ, sông Đáy để đảm bảo nguồn nước tưới an toàn cho nông nghiệp; giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng tại các khu vực đô thị, đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ cho các vùng địa hình thấp trũng; giải quyết căn bản tình trạng kẹt xe tại các cửa ngõ thành phố và tình trạng ùn tắc giao thông đô thị vào giờ cao điểm.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đề xuất phát triển theo hướng thông minh và kinh tế số; chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế chia sẻ. Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm cơ sở dữ liệu lớn, hoạt động xã hội được vận hành và quản lý trên nền tảng số, điều hành thông minh.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội cũng xác định phương hướng phát triển các ngành quan trọng như định hướng trở thành trung tâm hàng đầu về công nghiệp vi mạch bán dẫn, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học; phát triển sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao, các loại giống cây con có vai trò dẫn dắt phát triển nông nghiệp các tỉnh phía Bắc; phát triển dịch vụ và kinh tế đô thị là trụ cột kinh tế với việc phát triển các trung tâm thương mại phức hợp cung cấp các dịch vụ tổng hợp, không gian ngầm là nơi kinh doanh, buôn bán tổng hợp thay cho các hoạt động buôn bán trên vỉa hè, đường phố; phát triển các ngành, lĩnh vực khác (y tế và chăm sóc sức khỏe người dân; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao; lao động, việc làm, an sinh xã hội; khoa học và công nghệ; an ninh, quốc phòng, đối ngoại) đảm bảo cân đối, hài hòa.
Về không gian phát triển, Hà Nội sẽ triển khai 5 trục động lực trong đó trục sông Hồng là trục động lực chính, điểm nhấn của vùng đô thị trung tâm kết nối đô thị phía Nam và phía Bắc sông Hồngvới định hướng hình thành không gian văn hóa, lễ hội, văn hóa, thể thao, phát triển du lịch, dịch vụ kinh tế ban đêm và các cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng, chăm sóc người cao tuổi dọc hai bên sông.
Phát triển hạ tầng giao thông kết nối 4 phương thức vận tải bao gồm hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt đô thị với đường sắt quốc gia kết nối liên vùng và quốc tế, đường thủy nội địa với vận tải biển; đường vành đai 4 và 5 kết nối vùng.
Tại hội nghị, các chuyên gia, thành viên Hội đồng thẩm định đã cho ý kiến và thông qua báo cáo Quy hoạch với điều kiện có bổ sung, chỉnh sửa.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là cơ sở đặc biệt quan trọng để các cấp, các ngành nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện những chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển và các dự án đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội.
Phát biểu tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, Thành phố Hà Nội xác định còn nhiều việc phải làm để tổ chức bổ sung, hoàn thiện bản Quy hoạch Thủ đô với chất lượng tốt.
“Sau khi Quy hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Thành phố sẽ khẩn trương xây dựng Kế hoạch triển khai Quy hoạch, thực hiện ngay một số dự án, đề án quan trọng với quan điểm quy hoạch không phải là một sản phẩm mà là một quá trình”, ông Đinh Tiến Dũng nói.
Theo baodautu.vn
Tin mới hơn
Viết tiếp trang sử hào hùng trong thời kỳ mới
Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12), trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, cả nước đang nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Liên kết dữ liệu, thúc đẩy đầu tư nông nghiệp bền vững
Mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản được xem là mấu chốt để hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng nông sản bền vững. Trong đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu kết nối chuỗi cung ứng sẽ giúp việc điều chỉnh cơ chế, chính sách trở nên linh hoạt và phù hợp với thực tiễn…
THẮM TÌNH ĐOÀN KẾT QUÂN - DÂN (*): Giữ vững "thế trận lòng dân"
Cần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố "thế trận lòng dân" tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững mạnh
Áp thấp nhiệt đới mạnh thêm, hướng về Nam Trung Bộ
TPO - Dự báo trong hai ngày tới, áp thấp nhiệt đới hình thành trên khu vực Nam Biển Đông sẽ tiến gần về đất liền khu vực Nam Trung Bộ của nước ta, khu vực Nam Bộ cũng có thể trong vùng ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.
Chương trình "Con đường lịch sử": Những khoảnh khắc ấn tượng
VTV.vn - Chương trình nghệ thuật chính luận Con đường lịch sử đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng khán giả truyền hình.
VinaPhone chính thức cung cấp dịch vụ 5G
VTV.vn - Ngày 20/12, VinaPhone 5G chính thức công bố cung cấp dịch vụ với tốc độ internet nhanh nhất Việt nam, tốc độ thương mại thực tế có thể lên đến 1,5...
Cảnh báo tham gia đầu tư ngoại hối qua 3 sàn lừa đảo “RichSmart, Topmax, GFS”
VTV.vn - Các sàn được giới thiệu là dự án với lãi suất cao, cam kết trả lợi nhuận với người chơi, chia hoa hồng cao khi lôi kéo được nhà đầu tư mới.
Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID
VTV.vn - Từ năm 2025, công an các đơn vị địa phương sẽ thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe lần đầu hoàn toàn trực tuyến đối với xe sản xuất, lắp ráp trong...
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tổng kiểm kê tài sản công
VTV.vn - Thủ tướng đôn đốc Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
Thời tiết ngày và đêm 21/12: Bắc Bộ có sương mù, trời rét
VTV.vn - Phía Đông Bắc Bộ ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời rét.
Thủ tướng: Tạo đột phá về ngoại giao kinh tế để góp phần tăng trưởng 2 con số
VTV.vn - Thủ tướng yêu cầu phải làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như...
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Yên Bái thông báo truy tìm người bị hại
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Yên Bái thông báo truy tìm người bị hại
Trọng tài Nhật Bản điều khiển trận ĐT Việt Nam vs ĐT Myanmar
VOV.VN - Theo phân công từ AFF, trọng tài Nhật Bản - Koki Nagamine sẽ là người điều khiển chính trận đấu ĐT Việt Nam vs ĐT Myanmar vào ngày 21/12.
Thời tiết ngày 20/12: Bắc Bộ trời rét, Trung Trung Bộ có mưa vài nơi
VOV.VN - Thời tiết ngày 20/12, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa đêm không mưa, ngày nắng, sáng sớm có nơi có sương mù, trời rét; Trong khi đó khu vực Trung Trung Bộ có mưa vài nơi.
Bắc Giang: Lao động được thưởng Tết Nguyên đán cao nhất là 185 triệu đồng
VOV.VN - Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang, lao động được thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất là 185 triệu đồng, làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp. Đây là mức thưởng dành cho lao động Việt Nam có thành tích xuất sắc.
Lập pháp theo sát “hơi thở cuộc sống”, đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình
VOV.VN - Quốc hội tiếp tục ghi dấu ấn mới với sự thay đổi tư duy trong công tác xây dựng pháp luật. Các cơ quan đều vào cuộc với tinh thần cao nhất, làm việc đêm ngày để đồng hành nhanh nhất trong tháo gỡ thể chế.