Giá thực phẩm toàn cầu tăng mạnh nhất trong hơn 2 năm
FAO ghi nhận, chỉ số giá thực phẩm toàn cầu trong tháng Chín, tăng 3% so với tháng Tám, đánh dấu tốc độ tăng hàng tháng mạnh nhất kể từ tháng 3-2022. Ảnh: commodity-board.com
Theo báo cáo của FAO, trong tháng trước, chỉ số giá thực phẩm toàn cầu (theo dõi chi phí ngũ cốc, đường, thịt, sữa và dầu thực vật) đạt mức trung bình 124,4 điểm, tăng 3% so với tháng Tám. Mức này đánh dấu tốc độ tăng hàng tháng mạnh nhất kể từ tháng 3-2022.
Chỉ số thực phẩm của FAO theo dõi chi phí hàng hóa thô thay vì giá bán lẻ, vì vậy, báo hiệu giá thực phẩm trên kệ hàng có thể cao hơn trong thời gian tới. Điều đó sẽ gây áp lực lên người tiêu dùng khắp toàn cầu trong bối cảnh thời tiết xấu diễn ra ở những nước sản xuất hàng hóa nông nghiệp chủ chốt. Đồng thời, căng thẳng leo thang ở Trung Đông đang đe dọa làm gián đoạn các thị trường thực phẩm.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan tiếp tục là một trong những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến sản xuất thực phẩm toàn cầu. Trong tháng Chín, các kiểu thời tiết bất thường diễn ra trên nhiều châu lục, làm gián đoạn nghiêm trọng năng suất cây trồng và chăn nuôi.
Tại Canada và một số nước thuộc EU, mưa lớn và điều kiện ẩm ướt làm trì hoãn vụ thu hoạch lúa mì, dẫn đến nguồn cung giảm và đẩy giá lên cao. Đồng thời, tại Mỹ và Brazil, mực nước thấp trên các con sông lớn cản trở hoạt động vận chuyển bắp. Tình hình này cho thấy tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu trước biến đổi khí hậu.
Dù chỉ số giá thực phẩm của FAO đã hạ nhiệt từ mức cao kỷ lục được ghi nhận ngay sau cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng các dấu hiệu nguồn cung thắt chặt và các điểm nghẽn trên các tuyến thương mại toàn cầu đã thúc đẩy giá thực phẩm tăng trở lại.
FAO ghi nhận, giá đường tăng mạnh nhất (10,4%) trong tháng trước do triển vọng vụ thu hoạch mía kém hơn dự báo ở Brazil. Bên cạnh đó là mối lo ngại Ấn Độ dỡ bỏ các hạn chế sử dụng mía để sản xuất ethanol có thể hạn chế nguồn cung đường xuất khẩu của nước này.
Chỉ số giá ngũ cốc của FAO tăng 3% trong tháng trước, do giá xuất khẩu lúa mì và bắp cao hơn. Giá lúa mì quốc tế tăng chủ yếu do lo ngại điều kiện ẩm ướt quá mức ở Canada và Liên minh châu Âu (EU). Giá bắp cũng tăng do mực nước thấp trên các tuyến đường vận chuyển quan trọng dọc theo sông Madeira ở Brazil và sông Mississippi ở Mỹ ảnh hưởng khả năng vận chuyển. Ngược lại, chỉ số giá gạo toàn cầu của FAO giảm 0,7%, một phần phản ánh hoạt động giao dịch nhìn chung trầm lắng.
Chỉ số giá dầu thực vật tăng 4,6% so với tháng Tám, với giá dầu cọ, dầu đậu nành, dầu hướng dương và dầu hạt cải đều cao hơn. Giá dầu cọ quốc tế tăng do sản lượng thấp hơn dự kiến ở các nước sản xuất lớn ở Đông Nam Á. Trong khi đó, sản lượng chiết dầu đậu nành thấp hơn dự kiến ở Mỹ thúc đẩy giá mặt hàng này.
Chỉ số giá bơ sữa của FAO tăng 3,8% trong tháng Chín, với giá sữa bột nguyên chất, sữa tách béo, bơ và phô mai đều tăng. Chỉ số giá thịt tăng 0,4%, chủ yếu do giá thịt gia cầm cao hơm. Giá thịt bò và thịt heo trên thị trường thế giới vẫn ổn định, trong khi giá thịt cừu giảm nhẹ so với tháng Tám.
FAO tăng nhẹ dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu trong niên vụ 2024-2025 lên 2.853 triệu tấn. Sản lượng lúa mì thế giới dự kiến tăng 0,5% so với niên vụ trước nhờ triển vọng năng suất cải thiện ở Úc bù đắp cho mức sản lượng dự kiến giảm ở EU do điều kiện ẩm ướt quá mức. Sản lượng gạo thế giới trong niên vụ 2024-2025 dự báo tăng 0,9% để đạt mức cao lịch sử 539,2 triệu tấn.
Tổng lượng sử dụng ngũ cốc trên thế giới dự báo tăng 0,4% lên 2.853 triệu tấn trong niên vụ 2024-2024. Dự trữ ngũ cốc toàn cầu dự đoán tăng 1,2%, trong đó, dự trữ gạo tăng mạnh nhất với 3,6%. Điều này dẫn đến tỷ lệ dự trữ ngũ cốc so với tổng sử dụng trên toàn cầu đạt mức khá cao 30,6%. Theo đánh giá của FAO, tỷ lệ này cho thấy triển vọng nguồn cung đầy đủ trong niên vụ hiện tại.
FAO ước tính, thương mại ngũ cốc toàn cầu sẽ đạt 488,1 triệu tấn trong niên vụ 2024-2025, giảm 2,7% so với niên vụ trước. Tuy nhiên, cơ quan này dự báo, việc tăng nhập khẩu gạo của châu Phi và Trung Đông có thể dẫn đến sự phục hồi thương mại gạo quốc tế trong niên vụ 2025-2026.
Theo Fao.org, Bloomberg
Theo thesaigontimes.vn
Tin mới hơn

Kinh tế Việt Nam: Hiệu quả từ những chính sách đột phá
Kinh tế Việt Nam không chỉ hướng tới mức tăng trưởng 8% mà còn đặt mục tiêu hai con số trong những năm tới. Đây là áp lực lớn nhưng cũng cơ hội để đất nước bứt phá mạnh mẽ hơn với những chính sách đột phá.

Vốn FDI dự báo tăng
Việt Nam đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài và có động lực tốt để thu hút dòng vốn có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chất lượng cao. Mục tiêu của Việt Nam là vươn lên trong chuỗi giá trị, thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao và ổn định hơn cũng như đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Tạo đột phá cho doanh nghiệp công nghệ
Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) đã cho chúng ta thấy rõ, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ là động lực mới của tăng trưởng.

Nguồn lực vốn thúc đẩy kinh tế tư nhân
Tín dụng ngân hàng đã và đang trở thành nguồn vốn chủ lực giúp người dân, doanh nghiệp mở rộng quy mô, đầu tư sản xuất và gia tăng sức cạnh tranh, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, để khu vực này bứt phá trong kỷ nguyên mới, cần có sự phối hợp đồng bộ hơn nữa giữa ngân hàng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý, nhất là sự cải cách mạnh mẽ về thể chế.

Asian Cup 2027: HLV Kim Sang Sik tiết lộ cầu thủ thay thế Xuân Son trong trận gặp ĐT Lào
HHT - Nhắc đến bảng F, HLV Kim Sang Sik khẳng định mục tiêu là giành vé dự VCK Asian Cup 2027, vì vậy trận đấu với ĐT Lào và ĐT Malaysia vô cùng quan trọng. “Chúng tôi phải ghi nhiều bàn thắng ngay trong hiệp 1" - HLV Kim Sang Sik nhấn mạnh.

Đòn bẩy kích thích tiêu dùng và nhu cầu nội địa
Tại kỳ họp "Lưỡng hội" vừa kết thúc, Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 là "thúc đẩy tiêu dùng và kích thích nhu cầu nội địa". Trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, Quốc Vụ Viện nhấn mạnh vai trò của chính sách "Hai đổi mới" - trụ cột chính để hiện thực hóa mục tiêu này. Chính sách này được công bố lần đầu vào năm 2023 nhưng chỉ thực sự được đẩy mạnh trong năm qua. Đáng chú ý, vào năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thành lập một doanh nghiệp tái chế cấp quốc gia, coi đây là giải pháp then chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, giảm phát thải và hướng tới sự bền vững lâu dài.

Không khí lạnh suy yếu, Bắc Bộ tiếp tục xu hướng nóng lên
VTV.vn - Hôm nay (25/3), Bắc Bộ tiếp tục xu hướng nóng lên, Nam Bộ có nắng nóng cục bộ.

Cảnh báo rối loạn giấc ngủ do dùng điện thoại nhiều
VTV.vn - Sử dụng điện thoại trước khi ngủ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ, đặc biệt ở thanh thiếu niên.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Đầu tư công tạo động lực tăng trưởng GDP 8%
VTV.vn - Hàng trăm nghìn tỷ đồng đang tiếp tục được tập trung đầu tư cho các dự án hạ tầng quan trọng, quyết tâm tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông...

Xuất khẩu rau quả cả nước giảm 3 tháng liên tiếp
VTV.vn - Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 5 năm tới
VTV.vn - Việc mất cân đối giữa cung và cầu lao động vẫn đang diễn ra khi nhiều ngành dư thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu hụt nhân lực có tay nghề...

Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về thời điểm lập hóa đơn
VTV.vn - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy...

9 đại học Việt Nam vào BXH thế giới theo nhóm ngành năm 2025
VTV.vn - Tổ chức Times Higher Education (THE) đã công bố BXH đại học thế giới năm 2025 theo nhóm ngành, trong đó, có 9 đại học của Việt Nam được xếp hạng ở...

Thời điểm chín muồi để làm cuộc cách mạng sắp xếp bộ máy
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh đã dành cho VTV Times một cuộc trò chuyện mà như lời ông: “không chỉ là vấn đề thời sự, nó còn là câu chuyện...

Bộ Nội vụ đề nghị tạm dừng trình Đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
VTV.vn - Tối 23/3, Bộ Nội vụ cho biết đã có văn bản gửi các địa phương về việc tạm dừng thực hiện một số nhiệm vụ, công việc liên quan đến đơn vị hành...

Bộ Công an dự kiến xét tuyển thí sinh có IELTS 5.5, bỏ kết hợp học bạ
VTV.vn - Năm nay, khối trường công an xét kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế với bài thi đánh giá thay vì điểm học bạ.