Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Động lực mới cho tăng trưởng về chất

Tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đã vượt so với tiềm năng trong 4 quý liên tiếp trở lại đây và nhiều kịch bản tăng trưởng cập nhật từ các tổ chức đều cho thấy đà phục hồi sẽ tiếp tục trong các quý tới. Tuy nhiên, đi qua nửa chặng đường 2024 cũng là dịp để xem lại những động lực, khó khăn và những yêu cầu chính sách, định hướng cải cách thể chế để tạo động lực mới cho tăng trưởng có chất lượng trong thời gian tới.

Kết quả đạt được rất quan trọng

Chia sẻ báo cáo Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cả năm 2024 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tại hội thảo tổ chức ngày 9/7, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM), đại diện nhóm nghiên cứu cho rằng, trong 6 tháng đầu năm, nền kinh tế vừa có những thuận lợi, vừa đối mặt với khó khăn, thách thức. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn và tạo dựng nền tảng cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó, tư duy điều hành đã nhấn mạnh hơn yêu cầu cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát, giữa tỷ giá và lãi suất… Ưu tiên cho tăng trưởng tiếp tục dựa trên các lĩnh vực tiêu dùng, đầu tư công và xuất khẩu. Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo nhằm thúc đẩy phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững, trong đó có việc phát triển công nghiệp văn hóa, kinh tế ban đêm...

Theo đó, Việt Nam đã đạt được những kết quả kinh tế - xã hội quan trọng trong nửa đầu năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đạt 6,42%, với đà tăng trưởng phục hồi qua các quý, trong đó quý I đạt mức 5,87%, quý II đạt mức 6,93% (so với cùng kỳ năm trước). “Tăng trưởng GDP thực tế đã vượt so với mức tiềm năng trong các quý I và II năm 2024 và trước đó là quý III và quý IV/2023. Các cấu phần của tổng cầu (xuất khẩu, tiêu dùng, tích lũy tài sản) đều có tăng trưởng tương đối tích cực, dù chưa thực sự vững chắc”, ông Nguyễn Anh Dương nhận định.

Bên cạnh đó, năng suất lao động (NSLĐ) cũng đạt được một số kết quả tích cực. Tính theo giá hiện hành, GDP bình quân lao động có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2024 tăng khoảng 10,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là 4,3% (giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước). Một số doanh nghiệp đã bắt đầu ứng dụng AI để cải thiện hiệu quả và NSLĐ, như trong lĩnh vực thương mại điện tử, đồ họa chuyên nghiệp...

Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng đầu năm (theo giá hiện hành) ước đạt 1.451,3 nghìn tỷ đồng, tương đương 27,7% GDP, tăng 6,8%. Tốc độ tăng chủ yếu là nhờ đóng góp của vốn đầu tư ở khu vực tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, kết quả thu hút FDI là một điểm sáng, với tăng trưởng dương về cả số dự án và vốn đăng ký mới, tổng vốn đăng ký và vốn thực hiện. Tăng trưởng xuất nhập khẩu cũng là một điểm nhấn trong 6 tháng đầu năm khi tổng giá trị xuất nhập khẩu ước đạt 368,5 tỷ USD, tăng 15,7%; cán cân thương mại hàng hóa đạt thặng dư khoảng 11,63 tỷ USD.

Tuy nhiên, lạm phát cũng có xu hướng tăng trong các tháng đầu năm, dù vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân đã tăng 4,08%, lạm phát cơ bản tăng 2,75%. Theo nhóm nghiên cứu của CIEM, diễn biến lạm phát tăng trong 6 tháng đầu năm có nguyên nhân từ cả các yếu tố tăng tổng cầu và tăng chi phí sản xuất kinh doanh, song tăng chi phí sản xuất kinh doanh là chủ yếu. Cùng với đó, diễn biến lạm phát vừa qua cũng chịu tác động giảm do một số yếu tố: (i) giá nhiều hàng hóa trên thế giới giảm, thể hiện qua việc chỉ số giá nhập khẩu (tính theo USD) giảm với một loạt mặt hàng; (ii) chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông 6 tháng đầu năm 2024 giảm 1,41%; và (iii) nỗ lực của các bộ, địa phương trong việc điều hành, bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa, giảm thiểu tình trạng thiếu hụt hàng hóa cục bộ...

Năng suất lao động tiếp tục được cải thiện
Năng suất lao động tiếp tục được cải thiện

Để hướng tới tăng trưởng có chất lượng

Về triển vọng nửa cuối năm, báo cáo của CIEM đã đưa ra hai kịch bản cập nhật dự báo kinh tế vĩ mô. Ở Kịch bản 1 (kịch bản bình thường), tăng trưởng GDP dự báo đạt 6,55% trong năm 2024; CPI bình quân cả năm dự báo tăng 4,31% so với năm 2023. Xuất khẩu cả năm 2024 tăng 9,54% so với năm 2023. Cán cân thương mại giữ được dự báo thặng dư ở mức 5,7 tỷ USD. Kịch bản này dựa trên giả thiết kinh tế thế giới tiếp tục duy trì được các yếu tố phù hợp với đánh giá của các tổ chức quốc tế, và Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như đề ra trong nửa đầu năm 2024.

Ở Kịch bản 2 (kịch bản tích cực), tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,95% trong năm 2024; CPI bình quân cả năm tăng 4,12% so với năm 2023. Xuất khẩu cả năm 2024 tăng 11,64% so với năm 2023. Cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 7,3 tỷ USD. Kịch bản này dựa trên giả thiết bối cảnh kinh tế thế giới có một số chuyển biến tích cực hơn (tăng trưởng phục hồi nhanh; nhà đầu tư gia tăng đầu tư vào các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam; chuỗi cung ứng phục hồi; đầu tư cho chuyển đổi số và chuyển đổi xanh có chuyển biến tích cực). Kịch bản này cũng giả thiết Việt Nam thực hiện hiệu quả các giải pháp cải cách và điều hành kinh tế, qua đó giúp đạt kết quả tối đa về giải ngân/hấp thụ đầu tư công và tín dụng, tăng NSLĐ, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

TS.Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM nhận định, ngay đầu năm 2024, Việt Nam đã nhấn mạnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Cách tiếp cận toàn diện này đã cho thấy những kết quả kinh tế - xã hội khá ấn tượng trong 6 tháng đầu năm. “Những kết quả đạt được là rất quan trọng, song chỉ là bước đầu… Nhìn lại tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2024 cũng là dịp để chúng ta xem lại những động lực, khó khăn đối với cải cách thể chế kinh tế hướng tới tăng trưởng có chất lượng”, bà Minh nhấn mạnh.

Để cải thiện chất lượng tăng trưởng, các chuyên gia của CIEM đề xuất cần tập trung ưu tiên vào các yếu tố như: Hướng dẫn thực thi các Luật sắp có hiệu lực thi hành; cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo, thích ứng với các xu hướng lớn (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh); tăng NSLĐ, trong đó NSLĐ ở khu vực công cần trở thành động lực kích thích NSLĐ ở các khu vực kinh tế khác; sớm hoàn thiện khung pháp lý cho các mô hình kinh tế mới (kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế sáng tạo).

Cùng với đó, các chuyên gia cũng kiến nghị điều hành các chính sách vĩ mô phù hợp. Trong đó như phân tích ở trên, trong bối cảnh các động lực và lĩnh vực trong nền kinh tế cơ bản đã có sự phục hồi tốt, nếu chỉ tập trung nới lỏng tiền tệ và tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng thì áp lực lạm phát sẽ gia tăng. Đồng thời, diễn biến lạm phát (nhất là tác động từ tăng lương, tăng giá các hàng hóa dịch vụ do Nhà nước quản lý…) cũng cần được theo dõi kỹ để có các giải pháp điều hành phù hợp. Việc giữ gìn dư địa tài khóa để sẵn sàng ứng phó với các cú sốc trong tương lai là cần thiết. Ngoài ra, để thực hiện hiệu quả hơn các FTA, việc tập trung hơn vào tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thay vì yêu cầu tuân thủ là vấn đề cần lưu ý.

Đỗ Lê

Theo thoibaonganhang.vn

Tin mới hơn

Lịch thi đấu vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á: Thời cơ cho ĐT Indonesia

Lịch thi đấu vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á: Thời cơ cho ĐT Indonesia

Lịch thi đấu vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, ĐT Indonesia có thời cơ lớn để tiếp tục tạo nên những bất ngờ.

Những chuyện chưa kể ở Lũng Súng, Lũng Lỳ: Ấm áp nghĩa đồng bào

Những chuyện chưa kể ở Lũng Súng, Lũng Lỳ: Ấm áp nghĩa đồng bào

VOV.VN - Dù ngôn ngữ, văn hóa, lối sống và tín ngưỡng có nhiều điểm khác biệt, bà con các dân tộc Dao, Mông, Tày… ở những xóm nghèo Lũng Súng, Lũng Lỳ (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) luôn đùm bọc, yêu thương; cùng nhau vượt qua lằn ranh sinh tử, hoạn nạn và chung tay xây dựng lại xóm làng.

Công điện về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Công điện về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024 về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.

Giá vàng hôm nay 8/10: Vàng SJC đứng ở mức 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 8/10: Vàng SJC đứng ở mức 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới tăng nhẹ, vàng SJC được niêm yết ở mức 82 - 84 triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới giao ngay trên sàn Kitco đang ở mức 2.656,2 USD/oz.

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Pháp

Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Pháp

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện, nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 6 - 7/10/2024.

Giá thực phẩm toàn cầu tăng mạnh nhất trong hơn 2 năm

Giá thực phẩm toàn cầu tăng mạnh nhất trong hơn 2 năm

(KTSG Online) – Trong tháng Chín, giá thực phẩm toàn cầu tăng mạnh nhất trong hơn 2 năm, theo dữ liệu của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO). Chi phí thực phẩm có thể tiếp tục gây áp lực lên người tiêu dùng khi thời tiết xấu và căng thẳng leo thang ở Trung Đông đe dọa làm gián đoạn các thị trường trên toàn cầu.

Huy động nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn

Huy động nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn

TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia khẳng định, kinh tế tuần hoàn được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Việc thực hiện chiến lược này, cũng đặt ra nhiều thách thức, cần có giải pháp để huy động nguồn lực tài chính cho kinh tế tuần hoàn phát triển.

Thời tiết hôm nay 7/10: Hà Nội ngày nắng, Trung Bộ có mưa vừa và dông

Thời tiết hôm nay 7/10: Hà Nội ngày nắng, Trung Bộ có mưa vừa và dông

VOV.VN - Dự báo ngày và đêm 7/10, ở khu vực từ Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 100mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100mm/6h).

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp làm việc với Thị trưởng thành phố Le Havre của Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp làm việc với Thị trưởng thành phố Le Havre của Pháp

VTV.vn - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm thành phố Le Havre của Pháp và có cuộc gặp làm việc với Thị trưởng thành phố Le Havre, ông Edouard Philippe.

Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh, Trung Bộ, Nam Bộ mưa dông

Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời lạnh, Trung Bộ, Nam Bộ mưa dông

VTV.vn - Hôm nay (6/10), Bắc Bộ trời lạnh về đêm và sáng sớm. Nhiều tỉnh, thành Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cảnh báo có mưa dông, gió giật mạnh trong...

Đường sắt Hà Nội - Lào Cai hoàn thành khắc phục giai đoạn 1, tốc độ chạy tàu hạn chế

Đường sắt Hà Nội - Lào Cai hoàn thành khắc phục giai đoạn 1, tốc độ chạy tàu hạn chế

VTV.vn - Những khu vực bị sạt lở trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai do bão số 3 gây ra mới chỉ hoàn thành khắc phục giai đoạn 1, tốc độ chạy tàu vẫn bị...

Người lao động được nghỉ 1 ngày dịp Tết Dương lịch 2025

VTV.vn - Tết Dương lịch 2025 rơi vào giữa tuần, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 1 ngày, hưởng nguyên lương.

Phú Thọ: Tạm dừng hoạt động của phà chuẩn bị lắp cầu phao Phong Châu

Phú Thọ: Tạm dừng hoạt động của phà chuẩn bị lắp cầu phao Phong Châu

VTV.vn - Phà quân sự sẽ tạm dừng hoạt động để lắp lại cầu phao Phong Châu phục vụ người dân.

Hùng tráng "Ngày hội văn hóa vì hòa bình" chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hùng tráng "Ngày hội văn hóa vì hòa bình" chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

VTV.vn - "Ngày hội văn hóa vì hòa bình" chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành...

Doanh nghiệp khó tuyển đủ lao động cho đơn hàng cuối năm

Doanh nghiệp khó tuyển đủ lao động cho đơn hàng cuối năm

Nhiều công ty tại TP.HCM đang đẩy mạnh sản xuất đáp ứng các đơn hàng dịp cuối năm, đặc biệt là ngành may mặc. Thế nhưng, dù xoay sở nhiều cách, doanh nghiệp vẫn khó tìm đủ lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất. Nhu cầu tuyển dụng nhiều nhưng việc tuyển được đủ người trong bối cảnh hiện nay là một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp.

Thời tiết ngày 5/10: Hà Nội ngày nắng, đêm và sáng sớm trời lạnh

Thời tiết ngày 5/10: Hà Nội ngày nắng, đêm và sáng sớm trời lạnh

VOV.VN - Thời tiết ngày 5/10, Hà Nội ít mây, đêm không mưa, ngày nắng, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Gió đông bắc cấp 2-3. Đêm và sáng sớm trời lạnh.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại