Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Điểm sáng kinh tế - xã hội Việt Nam qua những chỉ số ấn tượng

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức cả trong và ngoài nước, Việt Nam thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 vẫn đạt nhiều kết quả ấn tượng khi thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao và ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu.

“Quốc hội và nhân dân rất mừng!”

“Tôi đánh giá rất cao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo bộ, ngành hết sức nỗ lực, có chỉ đạo quyết liệt và các chỉ tiêu trong năm hoàn thành gần như hết tất cả, có những chỉ tiêu vượt mức đề ra” – Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định bày tỏ khi nêu ý kiến về báo cáo của Chính phủ tại phiên họp 38 Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Diem sang kinh te - xa hoi viet nam qua nhung chi so an tuong hinh anh 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cắt băng khánh thành tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình đoạn qua tỉnh Hưng Yên (giai đoạn 2), tháng 7/2024. Ảnh: Vũ Khuyên

Báo cáo của Chính phủ cho biết, trên cơ sở kết quả của 8 tháng, ước cả năm 2024 đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu chủ yếu; trong đó đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu xã hội, đạt chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân sau 3 năm không đạt.

Tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, bội chi NSNN được kiểm soát, nợ công, nợ Chính phủ thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu cho phép.

Tốc độ tăng GDP quý sau cao hơn quý trước, cả năm ước đạt khoảng 6,8-7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%), thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Theo ông Nguyễn Khắc Định, nhìn lại 9 tháng cũng như dự báo cả năm 2024, kết quả tốt nhiều mặt, từ kinh tế đến giáo dục, văn hóa, an sinh và phúc lợi xã hội. Phó Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, ông đi công tác nước ngoài thấy họ đánh giá cao vì “không có nước nào tăng lương 30,6% mà vẫn giữ được ổn định vĩ mô, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng bộ máy, hệ thống chính trị có nhiều kết quả tốt”.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh điểm sáng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt, hạ tầng giao thông, hạ tầng điện có được kết quả rất rõ nét.

Điều đó được chứng minh qua các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược, quan trọng quốc gia tiếp tục được tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư. Đã hoàn thành, đưa vào khai thác hơn 2.021 km đường bộ cao tốc, mở ra nhiều không gian phát triển mới; phát động và ban hành kế hoạch triển khai Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”. Hạ tầng phục vụ chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.

Cũng theo ông Nguyễn Đắc Vinh, du lịch đạt được mức của năm 2019, tức là mức đỉnh du lịch trước đại dịch COVID-19 cả về lượng khách quốc tế, lượng khách nội địa và doanh thu. “Nhìn nhận bức tranh chung về kinh tế - xã hội thì chúng tôi thấy năm nay là một trong những năm rất tốt trong nhiệm kỳ” - ông nói.

Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN&MT Lê Quang Huy đánh giá cao Chính phủ thời gian qua hết sức chú trọng thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo với hàng loạt đề án. Chính phủ cũng vừa trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, trong đó chế định những vấn đề rất mới và những động lực mới cho tăng trưởng, ví dụ như tài sản số, công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Diem sang kinh te - xa hoi viet nam qua nhung chi so an tuong hinh anh 2
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Trước các báo cáo của Chính phủ và cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng “Quốc hội và nhân dân rất vui mừng”, nhất là khi tăng trưởng nhờ xuất khẩu và sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ngành chế tạo… chứ không phải từ đất đai.

“Kinh tế nước ta dù khó khăn, nhất là chịu hậu quả thiên tai nhưng tăng trưởng đảm bảo là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nghị quyết của Quốc hội sát, Chính phủ điều hành rất linh hoạt, đặc biệt các chính sách của Chính phủ kịp thời đến doanh nghiệp và người dân” – ông Trần Thanh Mẫn nói, đồng thời nhấn mạnh sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội.

Còn nhiều khó khăn, thách thức phải đối diện

Kết quả đạt được là đáng ghi nhận, song Chính phủ và Quốc hội đều thẳng thắn chỉ rõ hàng loạt hạn chế, khó khăn cần đối diện, giải quyết. Đó là ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro; hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn; chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trong các ngành công nghệ cao chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tạo đột phá về năng suất, sức cạnh tranh của nền kinh tế; các ngành, lĩnh vực mới nổi chưa thực sự chuyển biến rõ nét, nguy cơ không bắt kịp được với thế giới nếu không có cơ chế, chính sách đột phá…

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy bày tỏ quan ngại khi “Luật Điện lực (sửa đổi) có thể thông qua sớm đi chăng nhưng nếu không có chỉ đạo, điều hành quyết liệt để sớm đưa thêm vào các dự án điện thì e rằng đến năm 2025 có thể lặp lại các hệ lụy của những năm trước”.

Nhấn mạnh động lực mới cho phát triển kinh tế trong giai đoạn tới, đặc biệt là kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số, ông Lê Quang Huy đề nghị Chính phủ, bộ ngành và doanh nghiệp cần quan tâm việc EU đã ban hành Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon, bắt đầu cơ hiệu lực toàn bộ từ năm 2026, tức sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh thì lưu ý tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi từ 15 đến 28 tuổi cao gấp 3 lần so với tỷ lệ chung; tình trạng thiếu thuốc phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tiếp tục không đạt mục tiêu trên 90%...

Diem sang kinh te - xa hoi viet nam qua nhung chi so an tuong hinh anh 3
Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề ở nhiều địa phương đòi hỏi nguồn lực khắc phục cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội là không nhỏ

Ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh số liệu doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng 9,7% so cùng kỳ nhưng rút khỏi thị trường tăng 21,5% so với cùng kỳ và cao nhất trong 7 năm.

Hay giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 55,7% kế hoạch, có địa phương mới được dưới 10%; hậu quả bão lũ, thiên tai dẫn đến nợ xấu có nguy cơ gia tăng, chi phí khắc phục cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội là không nhỏ.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cảnh báo tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai đẩy giá đất lên cao khiến cho việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ trong khi cho người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận đất đai vì giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả.

Khắc phục độ trễ của chính sách cũng là vấn đề mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu phải quan tâm xử lý, như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Bất động sản có hiệu lực nhưng hiện nhiều địa phương chưa ban hành được văn bản hướng dẫn, có nơi thì ban hành nhưng chưa đầy đủ, khiến luật chậm đi vào cuộc sống…

vov.vn

Tin mới hơn

Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia sâu rộng và cam kết mạnh mẽ với quốc tế về các chương trình hành động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Để thực hiện các cam kết này, cần có sự chung tay hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị.

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.

Định hướng chiến lược, tầm nhìn tự cường của ASEAN đến năm 2045

Định hướng chiến lược, tầm nhìn tự cường của ASEAN đến năm 2045

Với tầm nhìn tự cường đến năm 2045, ASEAN đang nỗ lực thực hiện các chiến lược phát triển bền vững để trở thành 'điểm sáng' kinh tế - văn hóa trong tương lai.

Tháo điểm nghẽn phát triển năng lượng sạch

Tháo điểm nghẽn phát triển năng lượng sạch

Việt Nam nhanh chóng thực hiện quá trình chuyển dịch năng lượng khi sản lượng tiêu thụ điện dự kiến tăng khoảng 10% hàng năm đến năm 2030.

Cuối tuần, miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường

Cuối tuần, miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường

Dự báo ngày 19/10, Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh gây mưa rào và dông.

CĐV gây bức xúc, ĐT Indonesia có thể bị thiệt lớn ở vòng loại World Cup 2026

CĐV gây bức xúc, ĐT Indonesia có thể bị thiệt lớn ở vòng loại World Cup 2026

Do lo ngại vấn đề an ninh, LĐBĐ Bahrain đã đề nghị lên FIFA về việc chuyển trận đấu lượt về giữa đội tuyển này và ĐT Indonesia sang sân trung lập.

Thời tiết ngày 17/10: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày 17/10: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông rải rác

VOV.VN - Thời tiết ngày 17/10, ở khu vực Tây Bắc và Việt Bắc, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 50mm.

Giá vàng hôm nay 17/10: Vàng SJC giữ nguyên, vàng thế giới tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 17/10: Vàng SJC giữ nguyên, vàng thế giới tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay trước giờ mở phiên 17/10, Công ty SJC đang duy trì niêm yết giá mua - bán ở mức 84 - 86 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tăng mạnh lên mức 2.673,8 USD/oz.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
"Bốc thăm môn thi thứ 3 để tránh học lệch chứng tỏ công tác quản lý còn yếu kém"

"Bốc thăm môn thi thứ 3 để tránh học lệch chứng tỏ công tác quản lý còn yếu kém"

"Nếu vẫn tư duy dùng thi cử để học sinh phải học sẽ tạo ra tâm lý đối phó, nhiều nơi sẽ học cầm chừng chờ ngày công bố môn thi, hay khi công bố rồi thì việc học cũng chỉ để thi. Cách học như vậy không đáp ứng các yêu cầu của chương trình GDPT mới, là tập trung đánh giá năng lực học sinh. Chương trình mới không có chuyện không thi thì không học".

Sáng nay chính thức khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Sáng nay chính thức khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Sáng nay (17/10), Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sẽ diễn ra phiên khai mạc trọng thể với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều hành kinh tế phù hợp để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% trong năm 2024

Điều hành kinh tế phù hợp để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% trong năm 2024

VOV.VN - Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực biến động nhanh và khó lường, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng GDP rất ấn tượng (6,82%) trong 9 tháng năm 2024. Nếu có những chính sách phù hợp và sự điều hành linh hoạt, Việt Nam đang có triển vọng rất lớn đạt được mức tăng trưởng cao trong cả năm nay và năm 2025.

Khai mạc Tuần lễ An ninh Mạng quốc tế Singapore năm 2024

Khai mạc Tuần lễ An ninh Mạng quốc tế Singapore năm 2024

Từ ngày 14-17/10, Tuần lễ An ninh Mạng quốc tế Singapore năm 2024 (SICW 2024), do Cơ quan An ninh Mạng Singapore (CSA) chủ trì tổ chức, diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc tế Marina Bay Sands, với chủ đề “Tin cậy và an ninh trong Kỷ nguyên kỹ thuật số”.

Điều hành giá linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát

Điều hành giá linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát

Để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, Chính phủ thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời và hiệu quả cũng góp phần kiểm soát lạm phát. Đây là chia sẻ của TS. Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về diễn biến giá cả năm nay.

Doanh nghiệp nông nghiệp bứt phá với mô hình kinh doanh bao trùm

Doanh nghiệp nông nghiệp bứt phá với mô hình kinh doanh bao trùm

Những năm gần đây, các tổ chức trong nước và quốc tế cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội… đã không ngừng hợp tác để đưa ra những sáng kiến, giải pháp áp dụng mô hình kinh doanh bao trùm tại châu Á và ASEAN.

Thời tiết ngày 16/10: Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to, nguy cơ sạt lở đất

Thời tiết ngày 16/10: Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to, nguy cơ sạt lở đất

VTV.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực vùng núi phía Bắc và Trung Bộ tiếp tục có mưa dông rải rác kèm nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Biện pháp đơn giản giúp giảm 40% nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

Biện pháp đơn giản giúp giảm 40% nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

Rửa tay với xà phòng có thể giảm tới 40% nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa và đường hô hấp ở trẻ em.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại