
Đặt tên xã, phường dễ dãi bằng cách đánh số thứ tự, hệ lụy sẽ khôn lường
VOV.VN - Có ý kiến cho rằng lấy tên quận, huyện kèm số thứ tự 1, 2, 3…để đặt làm tên phường, xã có thể thuận tiện trong ngắn hạn nhưng lại khiến người dân cảm thấy bị tách rời khỏi nguồn cội, thiếu sự gắn bó về mặt tinh thần.
Băn khoăn về phương án đặt tên xã, phường sau sáp nhập
Để đáp ứng tiến độ sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, thời điểm này, các địa phương đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân về việc đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính xã, phường sau sáp nhập.
Nhà báo Uông Ngọc Dậu (Nguyên Trưởng Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam) bày tỏ sự băn khoăn khi quê hương ông - huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đưa ra 2 phương án đặt tên xã, phường sau sáp nhập.
Phương án 1 là lấy tên huyện và thêm số thứ tự từ 1 đến 7 để đặt tên cho xã, như: Quảng Xương 1, Quảng Xương 2…cho đến xã Quảng Xương 7. Theo ông, đây là phương án thể hiện sự dễ dãi và vô cảm. Phương án 2 là trong 3-4 xã nhập vào, lấy tên một xã bất kỳ đặt tên cho xã mới.
Đơn cử, nhập 4 xã Quảng Thái, Quảng Lưu, Quảng Lộc, Quảng Bình (huyện Quảng Xương), lãnh đạo huyện dự kiến đặt tên xã mới là Quảng Bình.
“Phương án này lại rất ngẫu hứng, không thuyết phục, không trả lời được câu hỏi: Tiêu chí nào để chọn tên xã này mà không chọn tên xã kia”, nhà báo Uông Ngọc Dậu đặt câu hỏi.

“Đặt tên xã mới tuy khó mà không khó. Nếu có trách nhiệm một chút, có hiểu biết văn hóa một chút, biết lắng nghe một chút…thì sẽ không khó. Dễ dãi cho xong việc, tất hệ lụy, hậu quả khôn lường. Nhiều thế hệ sẽ gánh chịu và họ sẽ oán trách chúng ta”- nhà báo Uông Ngọc Dậu nêu quan điểm.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội thì cho rằng với cách đặt tên cơ học như lấy tên quận/huyện rồi đánh số thứ tự 1, 2, 3…cách này có thể thuận tiện trong ngắn hạn, nhưng lại dễ khiến người dân cảm thấy bị tách rời khỏi nguồn cội, thiếu sự gắn bó về mặt tinh thần. “Những cái tên như “Phường 3, Phường 4” vốn không mang theo câu chuyện, không truyền cảm hứng, cũng không giúp nhận diện thương hiệu địa phương trong dài hạn”.
Theo ông Bùi Hoài Sơn, tên gọi không chỉ đơn giản là một ký hiệu hành chính để xác lập danh giới quản lý, mà còn là biểu tượng của ký ức, là nơi neo đậu cảm xúc, là hồn cốt của mỗi vùng đất. Một cái tên có thể gợi nhắc cả một chiều dài lịch sử, một dòng chảy văn hóa, hay đơn giản là tuổi thơ, là mái nhà, là nơi chôn nhau cắt rốn của biết bao thế hệ.

Vì thế, việc lựa chọn tên gọi sao cho vừa đảm bảo tính khoa học, vừa giữ gìn được bản sắc, lại có khả năng tạo sự đồng thuận rộng rãi trong nhân dân là một bài toán cần được giải với tất cả sự trân trọng, tinh tế và tầm nhìn.
Ông cho rằng, cách đặt tên gọi được nhiều người dân đồng thuận nhất luôn bắt đầu từ sự thấu cảm và tôn trọng quá khứ. Ở những địa phương có tên gọi đã ăn sâu vào tâm thức cộng đồng như Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định..., thì việc giữ lại các danh xưng này không chỉ là một sự gìn giữ di sản mà còn là một lời cam kết rằng chính quyền luôn lắng nghe và gìn giữ giá trị của nhân dân.
Một địa danh gắn liền với chiều sâu văn hóa sẽ khơi gợi lòng tự hào và tạo ra sự gắn kết tự nhiên, khơi dậy khát vọng phát triển của cả cộng đồng. Trong buổi tiếp xúc cử tri gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đánh giá cao cách làm này của TP.HCM.
Ông Bùi Hoài Sơn cho rằng, hiện nay các địa phương đang cạnh tranh để xây dựng hình ảnh, thu hút đầu tư, quảng bá du lịch và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, thì một cái tên hay, gợi cảm và giàu bản sắc chính là một lợi thế không thể xem nhẹ.

Ở nhiều nơi, việc lựa chọn tên mới thông qua cách kết hợp giữa tên cũ hoặc sáng tạo từ những yếu tố địa lý, lịch sử, nhân vật văn hóa đã chứng minh được hiệu quả. Những tên gọi như vậy vừa mang ý nghĩa tích cực, hướng đến tương lai, vừa giữ được gốc rễ văn hóa địa phương.
“Dẫu là giữ nguyên hay sáng tạo, điều quan trọng nhất vẫn là quá trình lựa chọn ấy phải được thực hiện một cách thực chất, công khai, minh bạch và lắng nghe người dân. Khi người dân được tham gia vào quyết định tên gọi vùng đất mình sinh sống, họ sẽ cảm thấy mình là một phần của lịch sử mới, của một chặng đường phát triển mới, và từ đó hình thành nên sự gắn bó, trách nhiệm, tự hào”, ông Sơn nói.
Nhấn mạnh việc chọn tên gọi cho một xã, phường thực chất là chọn một biểu tượng cho cộng đồng, ông Bùi Hoài Sơn cho rằng, đây không thể là kết quả của một quyết định hành chính, mà cần là kết tinh của văn hóa, của lịch sử, của lòng dân.
“Một cái tên có thể là chất keo hàn gắn quá khứ và tương lai, là cầu nối giữa những vùng sáp nhập, là lời giới thiệu đầu tiên của một địa phương với cả nước và với thế giới. Bởi vậy, đừng xem nhẹ việc đặt tên. Hãy đặt bằng trái tim, bằng sự thấu cảm, và bằng khát vọng dựng xây một tương lai bền vững trên nền tảng của ký ức và bản sắc”, ông Sơn nêu ý kiến.
Cùng chung quan điểm, TS Lê Trung Kiên - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, cần nhất quán quan điểm của Trung ương về tên gọi mới sau khi sáp nhập, chia tách là phải bảo đảm tính kế thừa, giữ gìn nét đặc trưng của vùng, miền, địa phương.
Những tên gọi đi vào sử sách, đi vào huyền thoại, có giá trị lịch sử hào hùng, trở thành địa danh nổi tiếng cho nơi đó thì cần tiếp tục giữ lại tên. Những yếu tố về văn hóa, truyền thống có ý nghĩa biểu trưng cần khuyến khích và cân nhắc kỹ để gìn giữ tên gọi cho phù hợp.
Về cách đặt tên phường, xã mới theo phương án lấy tên cấp huyện gắn với số thứ tự phía sau, theo TS Lê Trung Kiên cần cân nhắc kỹ. “Khi các tên gọi như một danh xưng về văn hóa lâu đời đã có thì nên khuyến khích giữ gìn nhưng không nên khiên cưỡng để đánh số mà thiếu đi tính thẩm mỹ”, ông Lê Trung Kiên nói.

Nhiều nơi điều chỉnh tên xã, phường gắn với truyền thống lịch sử
Tính đến thời điểm này, một số địa phương đã quyết định điều chỉnh tên xã phường mới, thay vì đánh số thứ tự như phương án ban đầu. Tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức sáng 21/4, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, đại biểu đã thảo luận, góp ý sôi nổi và thống nhất không đặt tên các xã, phường mới theo cách gọi tên huyện cũ cộng với số thứ tự 1, 2, 3... hoặc theo phương hướng đông, tây, nam, bắc... Thay vào đó, sử dụng tên gọi gắn liền với các di tích lịch sử, trầm tích văn hóa có tính đại diện của mỗi vùng đất.
Rất nhiều tên đất, tên làng cũ đã đi vào lịch sử và đi vào đời sống của bao thế hệ người con xứ Quảng được dùng để đặt tên xã phường mới như: Gò Nổi (thị xã Điện Bàn); Chu Lai (huyện Núi Thành); Hương Trà, Bàn Thạch (thành phố Tam Kỳ)… Ngoài ra, những cái tên thân thuộc như Mỹ Sơn, Vu Gia, Thu Bồn, Gò Nổi, Bến Giằng, Chợ Được, Bình Dương...cũng được đặt tên cho các xã mới.
Tại Quảng Trị, thuận theo nguyện vọng của nhân dân, một số xã phường tại địa phương này đã kịp điều chỉnh tên gọi xã mới thay vì dùng tên số theo thứ tự như đề án ban đầu.
Ông Trần Nhật Quang, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Linh cho biết, trước đó, khi làm đề án, tên xã mới lấy tên huyện hiện nay gắn với số thứ tự, để đảm bảo số hóa. Sau khi triển khai lấy ý kiến, một số bà con cử tri tham gia đề nghị lấy tên gắn với lịch sử truyền thống. Trên cơ sở đó, hiện nay các huyện trong tỉnh trước đây đặt tên theo số thứ tự hoặc theo phương hướng đều phải báo cáo lại. Huyện đang tiếp tục lấy ý kiến nhân dân theo hướng tên gọi mới gắn với thống nhất văn hóa địa phương.

Hay như ở huyện Tương Dương (Nghệ An), chiều 21/4, 186 cán bộ chủ chốt cấp xã do Ban Thường vụ Huyện ủy Tương Dương triệu tập đã họp gấp để thảo luận và bỏ phiếu kín thăm dò phương án đặt lại tên xã mới. Theo đó, 175/186 phiếu đồng ý bỏ phương án đặt tên huyện gắn với số thứ tự, thống nhất phương án đặt tên xã theo tên xã cũ. Thành phố Vinh ngoài phương án đánh số thứ tự cũng đã đưa ra phương án sẽ có 6 phường sau sắp xếp, với tên gọi dự kiến là phường Vinh, phường Quang Trung, phường Hà Huy Tập, phương Quán Bàu, phường Cửa Hội và phường Cửa Lò.
Theo Quyết định 759/QĐ-TTg ban hành ngày 14/4/2025 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, nguyên tắc đầu tiên để xác định tên gọi là việc đặt tên cho đơn vị hành chính (ĐVHC) sau sắp xếp phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa. Ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của các ĐVHC trước khi sáp nhập để đặt tên cho ĐVHC hình thành mới, hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý liên quan đến ĐVHC cấp tỉnh.
Tên gọi của ĐVHC mới cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học và phát huy được lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp với xu thế hội nhập.
Việc đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của ĐVHC cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự là nguyên tắc thứ 5 trong Quyết định này. Bên cạnh đó còn có một số nguyên tắc khác như tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân địa phương; góp phần giữ gìn, phát huy được giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa và tinh thần đoàn kết của nhân dân đối với đơn vị hành chính mới sau sắp xếp...
Như vậy, theo quy định hiện hành thì không bắt buộc các địa phương phải đặt tên đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp theo cách đánh số thứ tự. Việc này là do chính quyền địa phương tự quyết dựa trên ý nguyện của dân.
Tin mới hơn
Ngày 7/5, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi)
VTV.vn - Sáng nay (7/5), Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).

Sốt xuất huyết đang vào mùa, cần chủ động phòng bệnh
VOV.VN - Hiện đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc hàng năm có xu hướng tăng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 11 nên công tác chủ động triển khai các biện pháp phòng chống trước mùa dịch rất quan trọng.

Lịch thi đấu vòng 18 giải hạng Nhất quốc gia: Công Phượng lại toả sáng?
VOV.VN - Lịch thi đấu vòng 18 giải hạng Nhất quốc gia được người hâm mộ chờ đợi với màn trình diễn của tiền đạo Công Phượng.

Chuyên gia giải thích cơ chế gây đột quỵ khi chơi Pickleball
VOV.VN - Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Thuỷ, việc hiểu rõ cơ chế gây đột quỵ khi chơi Pickleball sẽ giúp các huấn luyện viên và vận động viên có thể phòng ngừa và xử lý kịp thời.

Thúc đẩy các lĩnh vực mới trong hợp tác Việt Nam - Azerbaijan
VOV.VN - Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam kỳ vọng sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm, mối quan hệ lịch sử giữa hai nước Việt Nam - Azerbaijan sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Thời tiết hôm nay 7/5: Miền Bắc và Nam Bộ có nắng nóng, chiều tối có mưa rào
VOV.VN - Thời tiết 7/5, khu vực Bắc Bộ mưa rào và dông vài nơi vào chiều tối và đêm, ban ngày nắng nóng. Tại Tây Nguyên và Nam Bộ cũng xuất hiện nắng nóng cục bộ.

Giải ngân vốn đầu tư công: Vì sao vẫn “ì ạch”?
VOV.VN - Giải ngân vốn đầu tư công được cho là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thời gian qua dù lãnh đạo các ban, ngành, địa phương đã liên tục đôn đốc, nhưng tiến độ giải ngân vẫn “ì ạch”…

Ứng dụng AI đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp
VOV.VN - Trong bối cảnh bùng nổ mạnh mẽ về công nghệ số hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà còn là công nghệ góp phần làm thay đổi đột phá.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Gia tăng sản lượng hàng hóa dầu khí
Trong bối cảnh còn nhiều thách thức, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và các đơn vị thành viên vẫn giữ vững nhịp độ sản xuất, gia tăng sản lượng hàng hóa. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh dầu khí có những bước tăng trưởng tích cực.

Lộ trình hiện thực hóa mục tiêu song ngữ trong trường học
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự thảo Đề án quốc gia “Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học” giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm đưa tiếng Anh trở thành công cụ giao tiếp, học tập và làm việc phổ biến trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Tiết kiệm năng lượng là giải pháp cấp thiết cho tăng trưởng bền vững
Tiết kiệm năng lượng không chỉ giúp giảm chi phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng và hướng đến nền kinh tế phát triển bền vững.

Giá xăng dầu hôm nay 6/5: Tăng, giảm trái chiều
(VTC News) - Lúc 6h sáng nay 6/5, giá dầu WTI ở mốc 57,17 USD/thùng, tăng 0,04 USD/thùng, giá dầu Brent của Mỹ ở mốc 60,23 USD/thùng, giảm 1,04 USD/thùng.

Nghị quyết quan trọng nhất giúp kinh tế tư nhân bứt phá
(Chinhphu.vn) - Trong suốt gần 40 năm Đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn vào GDP, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chưa bao giờ vai trò của khu vực kinh tế tư nhân được khẳng định mạnh mẽ như trong Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị, khi lần đầu tiên "kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".

Quốc hội họp phiên toàn thể, thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Nhà giáo
Cùng với việc thảo luận dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Quốc hội sẽ thảo luận dự thảo Luật Nhà giáo.

BẦU CỬ QUỐC HỘI VÀ HĐND CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2026 - 2031: Chuẩn bị từ sớm, bài bản và đồng bộ
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đang được chuẩn bị với tinh thần “từ sớm, từ xa” và với một quyết tâm cao độ nhằm đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch và hiệu quả.

Khu vực Bắc Bộ có nơi nắng nóng gay gắt, nhiệt độ trên 37 độ C
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia lưu ý nhiệt độ dự báo có thể chênh lệch 2-4 độ C so với nhiệt độ ngoài trời, thậm chí cao hơn nếu có các bề mặt hấp thụ nhiệt như bêtông, đường nhựa.