Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Cơ chế đặc thù cho TP Hồ Chí Minh thúc đẩy tăng trưởng

VTV.vn - Cơ chế đặc thù cho thành phố Hồ Chí Minh đang được cụ thể hóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

HĐND TP Hồ Chí Minh họp chuyên đề về các nội dung cơ chế đặc thù

Ngày 19/9, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức kỳ họp chuyên đề, được đánh giá là rất quan trọng khi thông qua việc triển khai nhiều nội dung cơ chế đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 98 của Quốc hội, trong đó nội dung có tác động lớn đến kinh tế thành phố là triển khai trở lại hình thức đầu tư đối tác công - tư là BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) đối với 5 dự án giao thông mang tính cấp bách. Với tổng quy mô vốn lên đến 37.000 tỷ đồng. 5 dự án này sẽ được triển khai trong giai đoạn 2023 - 2030.

Bên cạnh đó, Hội đồng Nhân dân Thành phố cũng đồng ý thông qua việc chi hơn 9.300 tỷ đồng làm 3,5 km đường Vành đai 2 với mục tiêu sớm khép kín tuyến đường có vai trò kết nối quan trọng này.

Huy động nguồn lực xã hội "mở bung" cửa ngõ TP Hồ Chí Minh

Chưa đầy 2 tháng sau khi Nghị quyết 98 có hiệu lực, các nội dung cụ thể đã được triển khai thực tế, trong đó việc vận dụng cơ chế đặc thù để thúc đẩy dự án trọng điểm là nội dung nhận được nhiều quan tâm.

Tại TP Hồ Chí Minh tồn tại không ít các tuyến đường cửa ngõ, có vai trò kết nối quan trọng, nhưng lại nhỏ hẹp, "thắt cổ chai", nên thường xuyên xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm. Theo Sở Giao thông Vận tải, ùn tắc giao thông gây lãng phí mỗi năm khoảng 138.000 tỷ đồng, tức khoảng 6 tỷ USD tại thành phố Hồ Chí Minh. Nếu so với tổng sản phẩm GRDP của thành phố năm 2022, con số này tương ứng hơn 9%.

5 dự án giao thông theo hình thức BOT vừa được Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thông qua mang tính cấp bách, có tác động lớn nên ưu tiên triển khai trước để không lỡ thời hạn 5 năm của Nghị quyết 98. Kỳ vọng mở rộng hàng loạt cửa ngõ cho "đầu tàu" kinh tế.

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh, cho biết: "Chuẩn bị các dự án theo phương thức BOT, để "mở bung" các cửa ngõ của thành phố. Như vậy, chúng ta vừa kết nối Vành đai 2 - 3 - 4. Các tuyến cao tốc hướng tâm và mở ra các cửa ngõ thành phố. Tôi nghĩ đây là nhiệm vụ rất ý nghĩa, quan trọng, để chúng ta phát huy cao nhất hiệu quả các tuyến giao thông như Thủ tướng đã chỉ đạo".

Các dự án BOT mới này huy động vốn từ doanh nghiệp với tỷ lệ 46-50%. Theo giới chuyên gia, để tránh các hiện tượng tiêu cực từng xảy ra trước đây, trong quá trình triển khai cần có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Chính quyền thành phố cũng xác định thách thức lớn nhất là khi thực thi cơ chế mới, phải xây dựng các quy trình, quy định một cách chặt chẽ, kĩ lưỡng.

Ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải TP Hồ Chí Minh, nói: "Với khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi chúng ta phải bắt tay ngay để xây dựng. Ví dụ xây dựng Nghị định của Chính phủ để ban hành quy định về lãi suất của những dự án BT trả bằng tiền hay những quy chế để khai thác, đầu tư BOT trên đường hiện hữu phải làm sao tạo được đồng thuận cho người dân".

Cơ chế đặc thù cho TP Hồ Chí Minh thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa - Báo Nhân dân

Giới chuyên gia lưu ý, để đảm bảo hiệu quả, chính quyền cần tính toán làm sao quy trình, thủ tục làm dự án không kéo dài, dẫn đến làm nản lòng nhà đầu tư. Bên cạnh đó bài toán tài chính cho nhà đầu tư phải đảm bảo khả thi, thời gian thu hồi vốn không quá lâu, như vậy mới huy động được đầu tư tư nhân vào hạ tầng giao thông.

10.000 hecta làm TOD – Tận dụng nguồn lực quỹ đất đóng góp cho tăng trưởng

Một cơ chế chưa từng có tiền lệ cũng sẽ được TP Hồ Chí Minh triển khai để thúc đẩy các dự án trọng điểm. Đó là cơ chế TOD - phát triển đô thị dựa trên định hướng giao thông. Hiểu nôm na là cho phép làm kinh tế dựa trên các tuyến giao thông huyết mạch. Hiện nay chính quyền TP Hồ Chí Minh đã xác định một số vị trí ga, trạm dừng sẽ cần phải điều chỉnh, nghĩa là tuyến metro thì đã cố định nhưng một số ga, trạm dừng được đầu tư sắp tới đây sẽ được sắp xếp lại, làm sao khai thác kinh tế hiệu quả nhất.

Dọc ven các tuyến đường sắt đô thị metro hay khu vực làm cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Đường Vành đai 3, 4... là những nơi được chính quyền thành phố Hồ Chí Minh tính toán để thực hiện TOD - cơ chế phát triển đô thị theo định hướng giao thông. Cụ thể là quy hoạch đô thi, dân cư, kết hợp với đấu giá các quỹ đất dọc ven những tuyến giao thông này để có nguồn thu đóng góp ngược lại cho phát triển cơ sở hạ tầng. Bước đầu đã xác định khoảng 10.000 hecta phù hợp để triển khai.

Ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hồ Chí Minh cho biết: "TOD là giải pháp, phương án quy hoạch cũng khá tiên tiến, khai thác được thế mạnh về đô thị, vùng dân cư... Giao thông đi đến đâu thì dân cư, phát triển đô thị đi đến đó. Chúng ta sẽ có những đô thị phát triển theo hướng chúng ta đã đầu tư như Vành đai 3, tuyến metro".

Theo giới chuyên gia, việc lấy hạ tầng, giao thông làm cơ sở để quy hoạch dân cư sẽ tạo ra một mô hình phát triển đô thị bền vững hơn, tránh tình trạng dân cư có trước, hạ tầng mới theo sau gây nên quá tải đô thị như trước đây.

Cơ chế đặc thù cho TP Hồ Chí Minh thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh 2.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh, nói: "Có rất nhiều không gian để có thể phát triển TOD. Đây cũng là lõi trung tâm của các đô thị tương lai. Chúng tôi thấy đây là tiềm năng rất lớn để vừa khai thác phát triển quỹ đất, vừa cấu trúc lại mô hình đô thị đa trung tâm của Thành phố".

Các chuyên gia đề xuất, nhà nước có thể bỏ nguồn lực ra để giải phóng tạm thời các phần đất lân cận dự án, sau đó bán đấu giá cho các nhà khai thác. Tuy nhiên, do cơ chế TOD chưa từng có tiền lệ trước đây, đòi hỏi sự nỗ lực, chủ động trong thực thi.

Tiến sĩ Trần Du Lịch, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện cơ chế đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh nói: "Nôm na là các nhà quy hoạch đang muốn vẽ một bức tranh rất đẹp nhưng thực tế không phải tờ giấy trắng mà muốn vẽ gì cũng được mà Thành phố là bức tranh dang dở, thậm chí có những chỗ không đẹp. Vậy trên nền đó chúng ta phải vừa phát triển vừa chỉnh trang đô thị như thế nào để mang tính khả thi. Đó là thách thức lớn nhất.

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, nhận định: "Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đi tiên phong trong việc thực hiện thì chắc chắn sẽ có những "vùng xám", những điều chưa rõ ràng. Như vậy, phải có cơ chế để thúc đẩy chính quyền hành động, dám dấn thân vào những "vùng xám" như vậy để có thể thực hiện tốt, đáp ứng được kỳ vọng".

Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh ước tính, các cơ chế như TOD sẽ góp phần giúp thành phố huy động được hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn đầu tư từ xã hội,

Tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sáng 19/9, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên ví von việc triển khai nghị quyết 98 như khởi hành một chuyến tàu. Thời gian qua chỉ mới khởi động nhưng từ thời điểm này yêu cầu phải tăng tốc. Nhờ các cơ chế đặc thù mà con tàu kinh tế thành phố sẽ có tổ lái mới, hộp số mới, động cơ mới.

Đường ray thì thông thoáng hơn trước, qua đó tái khẳng định việc triển khai hiệu quả các cơ chế đặc thù sẽ đóng góp quan trọng cho giai đoạn tăng trưởng kinh tế tiếp theo của thành phố.

Theo VTV.vn

Tin mới hơn

Công điện của UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

Công điện của UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

Công điện của UBND tỉnh về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

Công điện của Thủ tướng về tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

Công điện của Thủ tướng về tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão

VTV.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện hỏa tốc số 88 về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Bảo đảm mục tiêu có 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Bảo đảm mục tiêu có 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Văn bản số 673/TTg-CN yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025, hưởng ứng phong trào thi đua mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động.

Bão số 3 sẽ đổ bộ đất liền với cường độ rất mạnh

Bão số 3 sẽ đổ bộ đất liền với cường độ rất mạnh

TPO - Đến sáng sớm nay (7/9), bão số 3 (bão YAGI) vẫn giữ cường độ mạnh cấp 14, giật cấp 17 khi hoạt động trên vịnh Bắc Bộ. Dự báo trong ngày hôm nay, bão đổ bộ Quảng Ninh – Thái Bình rồi quét qua toàn bộ miền Bắc nước ta với cường độ đổ bộ khoảng cấp 11-12, giật cấp 14.

Vốn FDI tiếp tục “đổ bộ” vào Việt Nam

Vốn FDI tiếp tục “đổ bộ” vào Việt Nam

Tính đến ngày 31/8/2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 20,52 tỷ USD, tăng 7%; vốn thực hiện dự án FDI ước đạt khoảng 14,15 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

VTV.vn - Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước của 8 tháng năm 2024 ước đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước.

13 học sinh nhập viện tại Thái Nguyên: Không dương tính với bệnh bạch hầu và viêm màng não

13 học sinh nhập viện tại Thái Nguyên: Không dương tính với bệnh bạch hầu và viêm màng não

VTV.vn - Các chuyên gia đã có buổi làm việc và kết luận về chùm ca bệnh 13 em học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.

Công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo bắt đầu xuất hiện ở các nhà máy Việt Nam

Công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo bắt đầu xuất hiện ở các nhà máy Việt Nam

Xu hướng ứng dụng AI và công nghệ cao trong sản xuất tại Việt Nam đang phát triển mạnh. Chuyển đổi số nhanh giúp Việt Nam dần khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Những lưu ý sống còn trước giờ siêu bão Yagi đổ bộ

Những lưu ý sống còn trước giờ siêu bão Yagi đổ bộ

Siêu bão Yagi được đánh giá là bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Vì vậy, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời trước giờ bão đổ bộ.

Ngày 7/9, tạm ngừng khai thác tàu bay tại 4 sân bay do ảnh hưởng bão số 3

Ngày 7/9, tạm ngừng khai thác tàu bay tại 4 sân bay do ảnh hưởng bão số 3

VTV.vn - Ngày 5/9, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đã yêu cầu tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không, sân bay...

Bão số 3 giật trên cấp 17 tiếp tục tiến gần tới Bắc bộ

Bão số 3 giật trên cấp 17 tiếp tục tiến gần tới Bắc bộ

VOV.VN - Siêu bão đang tiến nhanh trên vùng biển phía bắc Biển Đông, cách Quảng Ninh khoảng 600km về phía Đông Đông Nam.

Hoả tốc: Tỉnh uỷ Yên Bái yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024

Hoả tốc: Tỉnh uỷ Yên Bái yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024

Hoả tốc: Tỉnh uỷ Yên Bái yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: "Ứng phó với bão số 3 phải nghiêm túc, trách nhiệm"

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: "Ứng phó với bão số 3 phải nghiêm túc, trách nhiệm"

VOV.VN - Chiều 5/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đồng chủ trì cuộc họp với các bộ, ban ngành và trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố để ứng phó với bão số 3 (tên gọi quốc tế Yagi).

Khi nào bão số 3 đổ bộ vào đất liền nước ta?

Khi nào bão số 3 đổ bộ vào đất liền nước ta?

VTV.vn - Bão số 3 dự kiến trưa đến tối thứ Bảy (ngày 7/9) sẽ đổ bộ vào đất liền Bắc Bộ. Tuy nhiên bão mạnh, hoàn lưu rộng sẽ gây mưa to, gió lớn ngay từ đêm thứ Sáu.

Sáng nay (5/9), hơn 20 triệu học sinh dự khai giảng năm học mới 2024-2025

Sáng nay (5/9), hơn 20 triệu học sinh dự khai giảng năm học mới 2024-2025

VTV.vn - Đây là năm học đánh dấu việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hoàn tất chu trình với các lớp học cuối cùng.

Bão số 3 đổi hướng mạnh cấp 15, giật cấp 17

Bão số 3 đổi hướng mạnh cấp 15, giật cấp 17

VTV.vn - Sáng 5/9, bão mạnh cấp 15 đang ở Bắc Biển Đông, dự báo di chuyển hướng Tây Tây Bắc, ảnh hưởng đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với mưa to, sóng biển dữ dội.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại