Chuyên gia "hiến kế" tạo nhu cầu thực trong nền kinh tế
heo tính toán của Tổng cục Thống kê, cứ giải ngân một đồng vốn đầu tư công sẽ kéo theo 1,62 đồng vốn đầu tư ngoài nhà nước vào nền kinh tế. Đồng thời giải ngân vốn đầu tư công tăng 10% so với năm trước sẽ thúc đẩy GDP tăng thêm 0,6 điểm phần trăm. Đó là chưa kể, nếu hiệu suất sử dụng vốn đầu tư tăng “một” điểm phần trăm sẽ thúc đẩy GDP tăng thêm khoảng 0,1-0,12 điểm phần trăm. Đó là lý do vì sao Chính phủ tiếp tục coi giải ngân đầu tư công là động lực quan trọng để tăng tốc phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2024 ước đạt 6,8-7%.
Theo ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Công Thương), nhờ giải ngân vốn đầu tư công đã giúp tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam, như sắt thép, xi măng, VLXD… Nhờ đó đóng góp chung vào tăng trưởng của các ngành công nghiệp. Tăng tốc, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công mạnh mẽ sẽ tiếp tục là kênh kích thích tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, xây dựng trong nước.
"Chúng ta nhìn thấy các dự án đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, kể cả giao thông vận tải hay về năng lượng và nhiều dự án khác. Nó không chỉ đơn thuần nằm ở con đường hay đường dây điện, mà nó sẽ trực tiếp hỗ trợ cho sản xuất, và qua đó là hỗ trợ cho phát triển thị trường. Cho nên đầu tư công gắn với hai động lực kia nó là như vậy. Các nỗ lực triển khai các giải pháp hỗ trợ, các chính sách tài khóa, tiền tệ Chính phủ ban hành rất quyết liệt, kịp thời. Rõ ràng, về tổng thể nó đã giúp ích rất nhiều cho sản xuất, kinh doanh" - ông Sơn bày tỏ.
Thúc đẩy cầu tiêu dùng cần cả các giải pháp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp và thị trường trong nước. Trong những tháng còn lại của năm, ngành Công Thương sẽ tập trung vào các giải pháp nhằm khai thác thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng, du lịch, phát triển thương mại điện tử... nhằm thuận tiện trong mua sắm và tiêu dùng hơn.
Ông Bùi Huy Sơn cho biết thêm: "Tại thị trường trong nước chúng ta sẽ tiếp tục phát triển mạnh thương mại nội địa, khai thác có hiệu quả, đặc biệt là trong cuối năm này có rất nhiều lễ hội và bám sát chuẩn bị tiến tới Tết Nguyên Đán. Đồng thời đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử để khai thác hiệu quả kênh phát triển kinh tế số, triển khai Luật Cạnh tranh, Luật bảo vệ người tiêu dùng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo thị trường trong nước phát triển một cách lành mạnh".
Báo cáo của Tổng cục thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành 10 tháng năm 2024 ước đạt hơn 5 triệu 246 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,8%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 4,6% (cùng kỳ năm 2023 tăng 7,3%). Đây vẫn là một mức tăng thấp, cần nhiều giải pháp để hỗ trợ thị trường hơn.
Theo TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách kinh tế (VEPR) - Trường Đại học kinh tế, ĐHQG Hà Nội: "Sự khôi phục của thị trường trong nước cũng là một yếu tố đóng góp cho động lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta thấy là động lực tăng trưởng này chưa thực sự bền vững, và không được tăng trưởng mạnh mẽ như kỳ vọng của chúng ta so với giai đoạn trước COVID-19.
Chúng ta thấy rằng, nếu như trừ đi yếu tố lạm phát thì tăng trưởng của cầu tiêu dùng trong nước đâu đó chỉ khoảng 5% (bằng một nửa so với giai đoạn trước có COVID-19). Như vậy, để khắc phục những điểm bất ổn của cầu tiêu dùng thế giới cũng như những bất ổn của nền kinh tế thế giới thì chúng ta phải thật sự lưu tâm đến việc thúc đẩy về sự phát triển bền vững và tăng trưởng bền vững của thị trường trong nước. Trong đó bao gồm cả các lĩnh vực về du lịch, những lĩnh vực liên quan đến mua sắm… Rồi làm sao để kích hoạt tăng cường khả năng chi tiêu của người dân, đặc biệt là phải làm sao đảm bảo thu nhập của người dân, làm sao để cho người dân chúng ta yên tâm hơn với việc tích lũy cũng như tiêu dùng trong tương lai.
Vì thế việc cải cách các chính sách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân trong thời gian tới tôi cho rằng cũng là điểm nhấn, để làm sao phấn đấu Việt Nam chúng ta có một tầng lớp trung lưu và qua đó đóng góp động lực tăng trưởng cho việc dịch vụ và tiêu dùng trong nước trong thời gian tới tốt hơn, đảm bảo cho sự tăng trưởng. Trong các động lực tăng trưởng thì hai chân trên kinh tế đối ngoại và kinh tế nội địa chúng ta phải làm sao cân bằng hơn trong thời gian tới".
Liên quan đến chính sách tài khoá hỗ trợ thị trường, nhất là công cụ thuế, theo nhiều chuyên gia, cần có sự cân nhắc cả trong ngắn và dài hạn. Đề xuất giảm thuế môi trường đối với xăng dầu đến hết năm 2025 là một phương án, nhưng trong bối cảnh chuyển đổi xanh, khuyến khích tiêu dùng hiệu quả thì lại cần cân nhắc. Việc nghiên cứu sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt với phương án tăng thuế mạnh vào lĩnh vực đồ uống chứa cồn, đường vì mục tiêu sức khoẻ người tiêu dùng cũng cần tính toán kỹ lưỡng, bởi nếu không sẽ tác động mạnh tới doanh nghiệp sản xuất có đăng ký kinh doanh của ngành này, lại phát triển sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, khó kiểm soát chất lượng.
Ông Bùi Ngọc Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Thuế Deloitte Việt Nam cho rằng: "Chúng tôi đánh giá rằng lộ trình tăng thuế suất cho mặt hàng bia rượu trong thời gian tới thì chắc chắn nó sẽ tạo thêm gánh nặng rất lớn đối với các nhà sản xuất trong nước. Các điều chỉnh của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thì có thể ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng trong xã hội. Có thể là thay vì người ta sẽ giảm thiểu lượng tiêu thụ bia rượu một cách chính ngạch chẳng hạn thì người ta có thể sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc là sản xuất lậu, hoặc quay về những loại rượu truyền thống mà khó kiểm soát của cơ quan quản lý thị trường.
Do đó trong một góc độ nào đó - nếu nhìn về mặt không tích cực thì có thể sẽ vẫn tạo ra những hệ lụy xấu trong xã hội - mà nó không làm tăng cường thúc đẩy các sản phẩm chính ngạch mà các doanh nghiệp đã, đang sản xuất và kinh doanh trên thị trường và nộp thuế rất đầy đủ".
Theo nhiều chuyên gia, để kích thích tiêu dùng trong nước, Việt Nam nên tham khảo một số chính sách từ các quốc gia lân cận, như việc Thái Lan áp dụng chính sách miễn thị thực kéo dài từ đầu tháng 5/2024 thêm 6 tháng, rồi kế hoạch tài trợ 122 tỷ bart cho chương trình “ví số” / ví điện tử của nước này; Hay chính quyền các địa phương Trung Quốc đang triển khai nhanh việc phát hành trái phiếu nhằm rót vốn vào các dự án hạ tầng chẳng hạn.
Theo vov.vn
Tin mới hơn
Ngành thuế gia tăng thu thập dữ liệu kinh doanh nền tảng số
(NLĐO) - Cơ quan thuế tập trung thu thập thông tin, dữ liệu của các đối tượng kinh doanh trên nền tảng số để thanh - kiểm tra nếu phát hiện vi phạm pháp luật
Thủ tướng: Tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng 2 con số
VTV.vn - Sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 với chương trình làm việc về nhiều nội dung quan trọng.
Doanh nghiệp cần thay đổi và thích ứng, hướng tới xuất khẩu xanh
Doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng thay đổi và thích ứng với các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững để hướng đến xuất khẩu xanh.
Hơn 147.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 11 tháng
VOV.VN - Tính chung 11 tháng năm 2024, cả nước có hơn 147.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là hơn 1.450,6 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký hơn 905.700 lao động.
Thời tiết ngày 7/12: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời chuyển rét
VTV.vn - Do ảnh hưởng của không khí lạnh, nên trong ngày và đêm 7/12, ở Bắc Bộ có mưa rải rác.
Siết chặt kỷ cương trong đấu giá đất
VTV.vn - Đấu giá quyền sử dụng đất công khai, minh bạch, đưa tài sản tiếp cận với người có nhu cầu thực sự, làm giảm đầu cơ đất đai, huy động tối đa nguồn...
Giá xăng, dầu tăng giảm trái chiều
VTV.vn - Giá dầu diesel giảm mạnh nhất trong đợt điều chỉnh theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công Thương vào chiều nay (5/12).
Nguy cơ cháy nổ phương tiện khi đang lưu thông trên đường
VTV.vn - Liên tiếp các vụ cháy xe xảy ra khi đang lưu thông, gây thiệt hại nặng nề. Bảo dưỡng định kỳ và nắm vững kỹ năng xử lý sự cố là cách để hạn chế...
Tin cũ hơn
[Xem thêm]Trọng điểm kiểm tra, xử lý thuốc lá điện tử dịp cuối năm, Tết Nguyên đán
VTV.vn - Trước nhu cầu mua sắm bùng nổ giai đoạn cuối năm, Cục QLTT TP Hồ Chí Minh sẽ tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát, đặc biệt là xử lý thuốc...
Các tỉnh, thành ủy phải quyết liệt sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
VTV.vn - Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai tổng kết Nghị quyết 18 yêu cầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết liệt thực hiện sắp xếp đầu mối bên trong các...
Từ ngày 10/1/2025 cơ sở dữ liệu về cư trú bao gồm 15 trường thông tin
VTV.vn - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 154/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
Không khí lạnh tràn về, miền Bắc mưa lạnh, có nơi dưới 10 độ C
VTV.vn - Hôm nay (6/12), bộ phận không khí lạnh di chuyển xuống nước ta, gây mưa lạnh ở miền Bắc. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 15 - 18 độ C, có nơi dưới...
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Số ca sởi đang tăng rất nhanh, có bệnh viện ở miền Nam quá tải
VOV.VN - Hiện nay, dịch sởi vẫn đang tăng nhanh ở nhiều địa phương, 46 ổ dịch đang hoạt động. Trong đó, Đồng Nai và Bình Dương là 2 địa phương có số ca mắc tăng rất nhanh và cao nhất với hơn 200 ca/tuần. Kế đó là TP.HCM, Cà Mau và Bạc Liêu.
Thời tiết hôm nay 5/12: Khu vực Bắc Bộ có sương mù và mưa vài nơi, trời lạnh
VOV.VN - Thời tiết hôm nay 5/12, khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Tại Hà Nội đêm và sáng trời lạnh.
Loay hoay chờ “chốt” phương án thi vào lớp 10 năm 2025
VOV.VN - Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT thực hiện theo Chương trình GDPT 2018, thế nhưng đến nay Bộ GD-ĐT vẫn chưa "chốt” phương án thi khiến cả giáo viên, phụ huynh và học sinh đều mong ngóng, căng thẳng.