Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Chú trọng nguồn nhân lực để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

VTV.vn - Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhiệm vụ khẩn trương xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực trong ngành bán dẫn đến năm 2030.
Chú trọng nguồn nhân lực để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 30/9, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã chia sẻ những tiềm năng, cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh về phát triển nguồn nhân lực; bên cạnh đó đánh giá về tăng trưởng kinh tế xã hội và giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm.

Việt Nam cần nhân lực ngành bán dẫn

Liên quan câu hỏi về khả năng đáp ứng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương chia sẻ, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam cũng như chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ đến Mỹ trong thời gian vừa qua đã mở ra rất nhiều cơ hội, trong đó có cơ hội phát triển khoa học - công nghệ và ngành công nghiệp mới, cụ thể hơn là ngành công nghiệp bán dẫn. Đây là một trong những ngành công nghiệp đang chiếm ưu thế và chúng ta đang đón đầu để cố gắng vươn lên, đi đầu, dẫn trước.

"Ngành công nghiệp chip bán dẫn là ngành hết sức mới ở Việt Nam. Vì mới nên chúng ta phải có sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng để đón nhận và phát triển một cách hiệu quả" - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Ở khía cạnh đào tạo nguồn nhân lực, Thứ trưởng cho rằng, đây là khía cạnh mang tính chất nền tảng để chúng ta phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Trong thời gian tới, đào tạo nguồn nhân lực có nội dung hết sức mới, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhiệm vụ khẩn trương xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực trong ngành bán dẫn đến năm 2030.

Qua sơ bộ nghiên cứu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 3 trụ cột chính đào tạo nhân lực phục vụ cho công nghiệp bán dẫn. Trụ cột đầu tiên mang tính lâu dài, dài hơi để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chính là đào tạo đại học. Để đào tạo được các kỹ sư, tiến sĩ, thạc sĩ giỏi về bán dẫn, nhà nước cần có cơ chế tạo điều kiện cho các trường đại học, các viện đào tạo số lượng sinh viên đủ để phục vụ trong ngành công nghiệp bán dẫn. Hiện nay, chúng ta vẫn còn thiếu hụt lực lượng này.

Bên cạnh đó, các viện và các trường đại học, phải có một kế hoạch mang tính dài hơi là mở thêm các khoa, phòng đào tạo, hoặc hợp tác với các trường trên thế giới để có nguồn giáo viên dạy được cho học sinh, sinh viên Việt Nam về công nghiệp bán dẫn. Trên cơ sở đó chúng ta mới có sự hấp dẫn đối với sinh viên đăng ký học các khoa này. Nhóm đối tác hết sức quan trọng nữa là doanh nghiệp trong công nghiệp bán dẫn.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, trong hai chuyến thăm vừa rồi của Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, rất mừng là có nhiều doanh nghiệp chip bán dẫn của Mỹ rất quan tâm đến thị trường Việt Nam, bày tỏ ý định sẽ đầu tư tại Việt Nam. Không những thế, họ còn hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để có các hoạt động ở bên Mỹ.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh 2 trụ cột hết sức quan trọng mà hiện nay chúng ta còn thiếu là đào tạo kỹ sư, người lao động và huy động nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn của Việt Nam.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, các nhà khoa học cố gắng hoàn thành đề án này theo đúng tiến độ đề ra.

Tăng trưởng đạt kết quả đáng mừng

Cũng tại họp báo, liên quan đến đầu tư công, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các chuyên gia trong nước và quốc tế đều nhận định, đây là động lực hết sức quan trọng cho tăng trưởng và phục hồi kinh tế ở nước ta, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất được quan tâm. 9 tháng năm 2023, tỷ lệ giải ngân đầu tư công ước đạt 51,38% kế hoạch.

"Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng chưa có năm nào vượt qua con số 50%, nhưng năm 2023 đã vượt được. Hơn nữa, năm 2023 không giống các năm trước, vì lượng vốn rất nhiều, nên tỷ lệ đạt tương đối cao như hiện nay là rất tốt, số tiền tuyệt đối cũng cao hơn năm trước là 110.000 tỷ đồng", Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết.

Phân tích về những kết quả nổi bật trong tăng trưởng kinh tế quý 3 và 9 tháng năm 2023, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh, những kết quả đạt được rất đáng mừng. Trong đó, tăng trưởng GDP quý 3/2023 đạt 5,33% đã vượt mong đợi trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, đã đóng góp nhiều vào kết quả tăng trưởng GDP 9 tháng 2023.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng kinh tế phục hồi tích cực, quý sau cao hơn quý trước: GDP quý 1 tăng 3,28%, quý 2 tăng 4,05%, quý 3 tăng 5,33%; tính chung 9 tháng tăng 4,24%, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô, chỉ số quan trọng của nền kinh tế đã cho thấy rằng tháng sau tốt hơn tháng trước, giúp tăng trưởng quý sau đạt cao hơn quý trước.

"Bối cảnh kinh tế thế giới còn khó khăn thì kinh tế nước ta vẫn đi lên, dù không phải đột phá nhưng cũng là rất tốt. Nhất là khi so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức cao trong quý 3. Nhiều quốc gia khu vực châu Á như Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Australia chỉ đạt 1-3%, nhiều quốc gia khác chỉ đạt trên 0% một chút, thậm chí tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn cao hơn cả Anh, Mỹ…", Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết.

Trả lời về các động lực tăng trưởng, Thứ trưởng cho biết, với tiêu dùng trong nước, khi thị trường xuất khẩu khó khăn, đơn hàng thiếu hụt thì việc quay về trong nước đã có nhiều đóng góp tích cực, với tổng mức tiêu dùng hàng hóa bán lẻ tăng trên 9%, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 7%. Mặc dù so với thời điểm trước đại dịch COVID-19 mức tăng không bằng, nhưng kết quả hiện này cũng đã đóng góp nhiều cho tăng trưởng.

Nhấn mạnh đến động lực về xuất khẩu, theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, dù xuất siêu ở mức cao nhưng là do kim ngạch nhập khẩu giảm nhiều, nên chênh lệch xuất khẩu - nhập khẩu ở mức cao. Đặc biệt, kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất đã phản ánh đúng thực trạng tình hình thiếu đơn hàng của doanh nghiệp, nên sản xuất thu hẹp, khiến nhu cầu nhập khẩu thấp. Mặc dù vậy, kết quả xuất nhập khẩu hiện có kết quả tháng sau tiến bộ hơn tháng trước, tỷ lệ giảm về xuất nhập khẩu cũng ít dần đi.

Theo: vtv.vn

vtv.vn

Tin mới hơn

Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia sâu rộng và cam kết mạnh mẽ với quốc tế về các chương trình hành động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Để thực hiện các cam kết này, cần có sự chung tay hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị.

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.

Định hướng chiến lược, tầm nhìn tự cường của ASEAN đến năm 2045

Định hướng chiến lược, tầm nhìn tự cường của ASEAN đến năm 2045

Với tầm nhìn tự cường đến năm 2045, ASEAN đang nỗ lực thực hiện các chiến lược phát triển bền vững để trở thành 'điểm sáng' kinh tế - văn hóa trong tương lai.

Tháo điểm nghẽn phát triển năng lượng sạch

Tháo điểm nghẽn phát triển năng lượng sạch

Việt Nam nhanh chóng thực hiện quá trình chuyển dịch năng lượng khi sản lượng tiêu thụ điện dự kiến tăng khoảng 10% hàng năm đến năm 2030.

Cuối tuần, miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường

Cuối tuần, miền Bắc đón đợt không khí lạnh tăng cường

Dự báo ngày 19/10, Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh gây mưa rào và dông.

CĐV gây bức xúc, ĐT Indonesia có thể bị thiệt lớn ở vòng loại World Cup 2026

CĐV gây bức xúc, ĐT Indonesia có thể bị thiệt lớn ở vòng loại World Cup 2026

Do lo ngại vấn đề an ninh, LĐBĐ Bahrain đã đề nghị lên FIFA về việc chuyển trận đấu lượt về giữa đội tuyển này và ĐT Indonesia sang sân trung lập.

Thời tiết ngày 17/10: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông rải rác

Thời tiết ngày 17/10: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông rải rác

VOV.VN - Thời tiết ngày 17/10, ở khu vực Tây Bắc và Việt Bắc, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 50mm.

Giá vàng hôm nay 17/10: Vàng SJC giữ nguyên, vàng thế giới tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 17/10: Vàng SJC giữ nguyên, vàng thế giới tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay trước giờ mở phiên 17/10, Công ty SJC đang duy trì niêm yết giá mua - bán ở mức 84 - 86 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tăng mạnh lên mức 2.673,8 USD/oz.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
"Bốc thăm môn thi thứ 3 để tránh học lệch chứng tỏ công tác quản lý còn yếu kém"

"Bốc thăm môn thi thứ 3 để tránh học lệch chứng tỏ công tác quản lý còn yếu kém"

"Nếu vẫn tư duy dùng thi cử để học sinh phải học sẽ tạo ra tâm lý đối phó, nhiều nơi sẽ học cầm chừng chờ ngày công bố môn thi, hay khi công bố rồi thì việc học cũng chỉ để thi. Cách học như vậy không đáp ứng các yêu cầu của chương trình GDPT mới, là tập trung đánh giá năng lực học sinh. Chương trình mới không có chuyện không thi thì không học".

Sáng nay chính thức khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Sáng nay chính thức khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Sáng nay (17/10), Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sẽ diễn ra phiên khai mạc trọng thể với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều hành kinh tế phù hợp để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% trong năm 2024

Điều hành kinh tế phù hợp để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% trong năm 2024

VOV.VN - Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực biến động nhanh và khó lường, Việt Nam vẫn đạt được mức tăng GDP rất ấn tượng (6,82%) trong 9 tháng năm 2024. Nếu có những chính sách phù hợp và sự điều hành linh hoạt, Việt Nam đang có triển vọng rất lớn đạt được mức tăng trưởng cao trong cả năm nay và năm 2025.

Khai mạc Tuần lễ An ninh Mạng quốc tế Singapore năm 2024

Khai mạc Tuần lễ An ninh Mạng quốc tế Singapore năm 2024

Từ ngày 14-17/10, Tuần lễ An ninh Mạng quốc tế Singapore năm 2024 (SICW 2024), do Cơ quan An ninh Mạng Singapore (CSA) chủ trì tổ chức, diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc tế Marina Bay Sands, với chủ đề “Tin cậy và an ninh trong Kỷ nguyên kỹ thuật số”.

Điều hành giá linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát

Điều hành giá linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát

Để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, Chính phủ thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời và hiệu quả cũng góp phần kiểm soát lạm phát. Đây là chia sẻ của TS. Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về diễn biến giá cả năm nay.

Doanh nghiệp nông nghiệp bứt phá với mô hình kinh doanh bao trùm

Doanh nghiệp nông nghiệp bứt phá với mô hình kinh doanh bao trùm

Những năm gần đây, các tổ chức trong nước và quốc tế cũng như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội… đã không ngừng hợp tác để đưa ra những sáng kiến, giải pháp áp dụng mô hình kinh doanh bao trùm tại châu Á và ASEAN.

Thời tiết ngày 16/10: Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to, nguy cơ sạt lở đất

Thời tiết ngày 16/10: Vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa to, nguy cơ sạt lở đất

VTV.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực vùng núi phía Bắc và Trung Bộ tiếp tục có mưa dông rải rác kèm nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Biện pháp đơn giản giúp giảm 40% nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

Biện pháp đơn giản giúp giảm 40% nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm

Rửa tay với xà phòng có thể giảm tới 40% nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa và đường hô hấp ở trẻ em.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại