Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Chăn nuôi 3 tháng đầu năm 2024: Tăng xuất, giảm nhập

Chăn nuôi Quý 1/2024 vẫn duy trì, phát triển theo hướng tích cực và tương đối ổn định. 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã tăng 4,8% và đặc biệt nhập khẩu giảm được 6,7% so với cùng kỳ của năm 2023. Đó là những tín hiệu cho thấy những chuyển biến tích cực và ổn định của ngành chăn nuôi.

Trong 3 tháng đầu năm 2024, ngành chăn nuôi nước ta đã có mức tăng trưởng ổn định. Số lượng đàn gia cầm đạt 560 triệu con và đàn lợn là hơn 26 triệu con, có mức tăng từ 2-3% so với cùng kỳ năm 2023, sản lượng thịt hơi đạt 2 triệu tấn. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tiếp tục tăng 4,8% so với năm 2023. Ngành chăn nuôi vẫn đang đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và gia tăng giá trị xuất khẩu.

Phóng viên VOV có cuộc phỏng vấn ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi – Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung này.

PV: Thưa ông, xin ông cho biết quý 1 năm 2024, hoạt động chăn nuôi và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi ở nước ta có diễn biến như thế nào?

Ông Phạm Kim Đăng: Chăn nuôi Quý 1 vẫn duy trì, phát triển theo hướng tích cực và tương đối ổn định. Điều đó được thể hiện thông qua cái số liệu thống kê: Trước hết, tổng đàn vật nuôi khá ổn định, riêng đàn trâu có giảm khoảng 2,5%; đàn bò giảm 0,2%; đàn lợn tăng 3,3%; gia cầm tiếp tục tăng khoảng 2,1%. Vì vậy, sản lượng chăn nuôi tiếp tục tăng và đảm bảo nhu cầu tiêu dùng nội địa và bắt đầu phục vụ xuất khẩu. Đặc biệt là giá lợn hơi, gia cầm hơi xuất chuồng điều cao hơn so với cùng kỳ (quý 1 của năm 2023), trong khi giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm giảm, vì vậy, về trung bình giá như hiện nay thì người chăn nuôi đã bắt đầu có lãi.

Chăn nuôi 3 tháng đầu năm 2024: Tăng xuất, giảm nhập
Ngành chăn nuôi đảm bảo cung cấp đủ lượng thịt hơi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước (Ảnh minh họa: TTXVN)

Về thông tin xuất khẩu, 3 tháng đầu năm 2024 đã tăng 4,8% so với thống kê và đặc biệt nhập khẩu chúng ta đã giảm được 6,7 % so với cùng kỳ của năm 2023. Đấy là những tín hiệu cho thấy chuyển biến tích cực và ổn định của ngành chăn nuôi.

PV: Ông có đánh giá như thế nào về những khó khăn mà ngành chăn nuôi gặp phải trong giai đoạn hiện nay?

Ông Phạm Kim Đăng: Về khía cạnh kinh tế, trong thời gian vừa rồi, một số thời điểm sản phẩm chăn nuôi bán dưới giá thành do sản xuất dư thừa và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu ăn chăn nuôi nên khả năng cạnh tranh của chúng ta thấp. Điều này cũng đã được dự đoán và đặc biệt chúng ta bắt đầu thực hiện các hiệp định thương mại tự do đã ký, thì khía cạnh kinh tế có khả năng cạnh tranh sẽ quyết định sự phát triển chăn nuôi bền vững trong thời gian tiếp đây.

Về khía cạnh môi trường, trong thời gian vừa rồi, do chăn nuôi phát triển khá “nóng” cho nên cũng chưa được quan tâm và quản lý môi trường tốt, cùng với việc biến đổi khí hậu nên vấn đề dịch bệnh vẫn phức tạp và điều đó cũng làm tăng lên chi phí của sản xuất chăn nuôi, tăng thêm về giá thành và giảm cạnh tranh.

Về vấn đề xã hội, đảm bảo an sinh xã hội nhưng mà an sinh xã hội thể hiện ở các hộ chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi vừa và nhỏ. Nếu khả năng cạnh tranh kém thì khả năng để tăng cường sản xuất rất khó khăn, đặc biệt là liên kết chuỗi chưa được tốt, vì thế chưa đảm bảo được sự công bằng về lợi nhuận của các tác nhân tham gia một chuỗi và người chăn nuôi trực tiếp là các đối tượng thiệt thòi nhất khi có các vấn đề khủng hoảng về giá và khả năng cạnh tranh trong ngành chăn nuôi.

PV: Giải pháp cần được thực hiện để giải quyết những khó khăn là gì, thưa ông?

Ông Phạm Kim Đăng: Những năm qua, ngành chăn nuôi cũng dự đoán được những khó khăn đó và lập một kế hoạch dài hơi. Trước hết là đã tập trung xây dựng các văn bản luật và các cái văn bản quản lý ngành, sau đó là chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp đến là để có nguồn lực, ngành cũng đã xây dựng các đề án ưu tiên để thực hiện chiến lược đó. Và một phần cũng rất quan trọng đó chính là đất sử dụng trong chăn nuôi. Vừa rồi tranh thủ sửa Luật Đất đai vừa được Quốc hội thông qua vào năm 2024 đã tham mưu cho Chính phủ đưa đất chăn nuôi vào phân loại đất và có 6 điều liên quan đến sử dụng đất chăn nuôi tập trung trong chăn nuôi. Như vậy, đã có đầy đủ về văn bản quản lý, nguồn lực, chiến lược rõ ràng. Và hiện nay đang được xây dựng chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi và hy vọng vào cuối tháng 4 này sẽ được Chính phủ phê duyệt.

Về hành lang pháp lý, tư liệu đất đai được có, chính sách là những điều kiện tiên quyết để đưa ngành chăn nuôi phát triển bền vững cần phải quy hoạch lại, tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá bền vững, đấy là những giải pháp tổng thể đã được đặt ra ở trong chiến lược.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

vov.vn

Tin mới hơn

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử

VTV.vn - Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu...

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma tuý đến năm 2030

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma tuý đến năm 2030

Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 163/2024/QH15 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống...

Vì sao thẻ BHYT tham gia lần đầu có hiệu lực sau 30 ngày mua?

Vì sao thẻ BHYT tham gia lần đầu có hiệu lực sau 30 ngày mua?

VTV.vn - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, quy định này nhằm đảm bảo trách nhiệm người dân tham gia BHYT liên tục, hạn chế tình trạng chỉ tham gia...

Bắc Bộ ấm nóng trước khi không khí lạnh tràn về

Bắc Bộ ấm nóng trước khi không khí lạnh tràn về

VTV.vn - Dự báo trưa, chiều nay (15/3), Bắc Bộ nhiều nơi hửng nắng, ấm nóng trước khi không khí lạnh về.

Chống gian lận thương mại, bảo vệ người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

Chống gian lận thương mại, bảo vệ người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

VTV.vn - Năm 2024, lĩnh vực thương mại điện tử, quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý trên 3.400 vụ, xử phạt vi phạm hàng chính 1,9 triệu USD, hàng hóa...

Thời gian xem ti vi lý tưởng để giảm nguy cơ đột quỵ

Thời gian xem ti vi lý tưởng để giảm nguy cơ đột quỵ

VTV.vn - Một nghiên cứu gần đây cho thấy, việc hạn chế thời gian ngồi trước tivi xuống còn 1 giờ hoặc ít hơn mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc...

Việt Nam xúc tiến quảng bá du lịch qua điện ảnh

Việt Nam xúc tiến quảng bá du lịch qua điện ảnh

VTV.vn - Quảng bá điểm đến Việt Nam tại Mỹ với chủ đề "Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới" là một trong những chương trình xúc tiến du lịch quy...

Các mùa sẽ thay đổi như nào?

Các mùa sẽ thay đổi như nào?

VTV.vn - Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi sâu sắc nền nhiệt toàn cầu và sẽ khiến cho 4 mùa - xuân, hạ, thu, đông - không còn như trước.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
3 ngành học ở Việt Nam lọt top 100 thế giới

3 ngành học ở Việt Nam lọt top 100 thế giới

VTV.vn-Theo BXH mới nhất của QS, Việt Nam có 3 ngành học lọt top 100 là: Kỹ thuật dầu khí; Nghệ thuật trình diễn; Khách sạn và giải trí.

Hơn 90 trường đại học công bố xét học bạ 2025

Hơn 90 trường đại học công bố xét học bạ 2025

VTV.vn - Nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến, trong đó tiếp tục duy trì phương thức xét tuyển học bạ THPT.

Yên Bái chuẩn bị đón gió mùa Đông Bắc

Yên Bái chuẩn bị đón gió mùa Đông Bắc

Yên Bái chuẩn bị đón gió mùa Đông Bắc

Cuộc hội ngộ của những người "sống chết vì Huế" 50 năm trước

Cuộc hội ngộ của những người "sống chết vì Huế" 50 năm trước

VOV.VN - Chiến dịch giải phóng Huế mùa Xuân năm 1975 là một thắng lợi vang dội của quân và dân ta, góp phần quyết định thắng lợi chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Những ngày tháng 3 lịch sử này, thành phố Huế rộn ràng không khí chuẩn bị kỷ niệm 50 năm giải phóng quê hương.

Thời tiết ngày 14/3: Miền Bắc tiếp tục có mưa phùn, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 14/3: Miền Bắc tiếp tục có mưa phùn, Nam Bộ nắng nóng

VOV.VN - Thời tiết ngày 14/3, khu vực phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng; riêng khu Tây Bắc ngày nắng, có nơi nắng nóng. Phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù; riêng Nam Bộ nắng nóng.

Liên kết sản xuất để xây dựng thương hiệu gạo

Liên kết sản xuất để xây dựng thương hiệu gạo

VOV.VN - Trong phần đầu của loạt bài “Ngành hàng lúa gạo và những điểm “thiếu” cần tháo gỡ”. Tuy nhiên, qua thực tiễn đã chỉ rõ những vấn đề tồn tại trong ngành hàng khi thiếu thông tin thị trường cho người dân, HTX, doanh nghiệp đã khiến cho việc sản xuất trở lên “mù mờ”.

Khoảng 500 tấn vải U hồng của Bắc Giang sẽ được xuất khẩu sang châu Âu

Khoảng 500 tấn vải U hồng của Bắc Giang sẽ được xuất khẩu sang châu Âu

VOV.VN - Toàn tỉnh Bắc Giang hiện có hơn 29,7 nghìn ha vải thiều. Do thời tiết thuận lợi nên đến nay, tỷ lệ vải ra hoa đạt cao, dự báo được mùa. Dự kiến sẽ có khaongr 500 tấn vải sớm U hồng sẽ được xuất khẩu sáng thị trường Châu Âu.

Sức sống mới ở chiến khu An Phú Đông năm xưa

Sức sống mới ở chiến khu An Phú Đông năm xưa

VOV.VN - An Phú Đông – Vườn Cau đỏ (nay thuộc Quận 12) trước đây là vùng chiến khu với những tên làng, tên đất đã đi vào lịch sử dân tộc. Chiến tranh lùi xa 50 năm, từ vùng ven thuộc Hóc Môn, giờ đây nơi này đã trở thành đô thị khang trang, hiện đại, đang phát triển toàn diện về mọi mặt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại