Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cải cách tiền lương từ 1/7/2024, lương hưu sẽ áp dụng 'mức cao nhất có thể'
“Không có phương án nào khác"
Chiều 27/5, báo cáo giải trình, tiếp thu cuối phiên thảo luận về Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ trưởng LĐ,TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, BHXH của chúng ta còn quá non trẻ so với các nước, chỉ với 29 năm, trong khi các nước đã có hàng trăm năm. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều loại hình BHXH của chúng ta đã phát triển tốt, với sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Theo ông Dung, hưởng (rút) BHXH một lần là vấn đề nhạy cảm nhất, cũng là vấn đề phức tạp cần xử lý. Cơ sở đã có là Nghị quyết 28 của Trung ương, mục tiêu vừa đảm bảo an sinh xã hội, để khi về hưu đều có lương, có bảo hiểm y tế, nhưng cũng phải quan tâm đến hiện tại của người lao động, do kinh tế khó khăn.
![]() |
Bộ trưởng LĐ,TB&XH Đào Ngọc Dung. Ảnh: Như Ý |
Với mục tiêu như vậy, vì sao phải thiết kế điều này? Ông Dung nói, các nước không quy định, nhưng ở chúng ta, việc này do xuất phát từ chính nhu cầu của người lao động. Chúng ta vẫn duy trì, nhưng trên cơ sở phải tính toán để đạt được hai mục tiêu như trên.
Bộ trưởng Dung thông tin, đến 25/5, Chính phủ tiếp tục cho ý kiến và thấy “không có phương án nào khác”. Có ý kiến đề nghị tích hợp cả hai phương án, nhưng nếu cộng vào như vậy lại chỉ “cộng nhược điểm hơn là ưu điểm”. Nên Chính phủ đề xuất cho lựa chọn một trong hai phương án Chính phủ trình.
Mặt khác, để hạn chế rút BHXH một lần, theo ông, có nhiều giải pháp, như chính sách tín dụng, cho vay không lãi, dứt khoát phải có, nhưng không đưa vào luật này, mà bố trí vào các nghị định khác, luật khác.
Lương hưu sẽ áp dụng ở mức cao nhất có thể
Trước băn khoăn về việc bỏ khái niệm “mức lương hưu thấp nhất”, Bộ trưởng giải thích, mức này chỉ đúng ở thời điểm nhất định. Việc bỏ mức lương hưu thấp nhất không có nghĩa là không còn người tham gia BHXH ở mức thấp hơn. “Đóng thấp hưởng thấp, nhưng thấp còn hơn không, điều quan trọng là có bảo hiểm y tế”, ông nói.
Liên quan đến cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ 1/7/2024, theo ông Dung, cái khó nhất của cải cách tiền lương là không có tiền, nhưng lần này đã có. Đây cũng là vấn đề mới, phức tạp, cốt lõi là trả lương theo vị trí việc làm, nên phải xác định được vị trí việc làm. Trong khi đó, vị trí việc làm phải đảm bảo tính ổn định, lâu dài và thường xuyên.
Ông Dung cũng cho rằng, quy định mức tham chiếu thay mức lương cơ sở, bản chất không có vấn đề gì. Nếu cần thiết, mức lương cơ sở 1,8 triệu hiện nay vẫn áp dụng được. Nhưng nếu đến năm 2026 bỏ mức lương cơ sở, thì lấy gì thay thế? Do vậy theo ông, đây không phải là vấn đề lớn.
Đối với vấn đề hưu trí, ông Dũng nói, Thường trực Chính phủ đã họp và Bộ đề xuất người hưởng lương hưu từ 1/7 – khi cải cách tiền lương với công nhân viên chức, thì cũng áp dụng ở mức cao nhất có thể.
"Có thể 6 tháng cuối năm nay và đầu năm 2025 chúng ta cân bằng quỹ, chứ không có kết dư. Chấp nhận điều đó để đảm bảo quyền lợi cho người hưu trí", ông Dung khẳng định.
Theo tienphong.vn
Tin mới hơn

Vùng Đông Nam Bộ hấp dẫn nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Với lợi thế về hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao, các địa phương vùng Đông Nam Bộ đang thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đông Nam Bộ đang dần khẳng định vị thế là đầu tàu của cả nước trong thực hiện giải pháp thúc đẩy tăng trưởng hai con số, đóng góp ngân sách, dẫn dắt liên kết vùng…

Hà Nội xây dựng quảng trường phía Đông hồ Hoàn Kiếm quy mô hơn 2ha
Tổng diện tích dự kiến nghiên cứu thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng quảng trường-công viên khu vực phía Đông hồ Hoàn Kiếm có quy mô diện tích khoảng 2,14 ha.

Mục tiêu cao cần quyết tâm lớn
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) từ 8% trở lên, thể hiện khát vọng và quyết tâm mạnh mẽ của Thành phố trong việc đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Tăng cường quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Vương quốc Anh
(Chinhphu.vn) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Vương quốc Anh, chiều 17/3 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã có cuộc gặp với Ngài Lord Livermore – Thứ trưởng Bộ Tài chính Vương quốc Anh nhằm trao đổi về các định hướng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Người Nhật Bản ngày càng 'chuộng' gạo Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong bối cảnh giá gạo tại Nhật Bản vẫn ở mức cao, nhu cầu về gạo nhập khẩu rẻ hơn đang tăng lên.

Từ 18/3/2025: Đường sắt chạy thêm tàu SE11/SE12 trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh
Để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, ngành đường sắt tổ chức chạy thêm tàu SE11/SE12 trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh từ ngày 18/3/2025. Theo đó, tuyến TP Hồ Chí Minh - Hà Nội chạy hàng ngày có các tàu SE1/SE2, SE3/SE4, SE5/SE6, SE7/SE8, SE11/SE12.

Bình yên biển, đảo quê hương Luôn đồng hành, làm điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi
LTS: Để đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền về biển, đảo của Tổ quốc và hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, từ số báo hôm nay, Báo Quân đội nhân dân đổi tên chuyên mục "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân" thành "Bình yên biển, đảo quê hương". Báo Quân đội nhân dân rất mong nhận được nhiều tin, bài cộng tác với chuyên mục của bạn đọc và cộng tác viên trên cả nước.

Thời tiết ngày 18/3: Bắc Bộ, Bắc miền Trung rét cả ngày
VTV.vn - Dự báo hôm nay không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Thủ đô Hà Nội và các nơi khác ở miền Bắc và Bắc miền Trung, duy trì rét cả ngày.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Long An bứt phá với chiến lược “đón sóng” đầu tư, kiến tạo tương lai
VOV.VN - Năm 2025, Long An đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, bứt phá với chiến lược thu hút đầu tư. Hàng loạt dự án trọng điểm được triển khai, mở ra nhiều dư địa phát triển mới cho tỉnh.

Đèn đỏ mặc định rẽ phải, có nên nhân rộng để giảm ùn tắc?
VOV.VN - Đề xuất đèn đỏ mặc định được rẽ phải, không cần bố trí riêng pha đèn, vạch kẻ đường hay biển báo đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người tham gia giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc trước đèn tín hiệu.Có nên nhân rộng đề xuất này hay không? Cần lưu ý gì nếu triển khai thực hiện?

Căn cứ Khu Lê ở Bình Thuận: 50 năm chuyển mình từ "bom cày đạn xới"
VOV.VN - Căn cứ Khu Lê Hồng Phong (Khu Lê) là một trong những căn cứ cách mạng ở tỉnh Bình Thuận trong suốt hai cuộc kháng chiến cứu nước. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trải qua bao gian khó, thử thách, ngày nay vùng đất cát, khô hạn này đang vươn mình với những tiềm năng, lợi thế dần được đánh thức.

Phải thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị trong tháng 6
VOV.VN - Những vướng mắc liên quan đến thủ tục cấp phép khai thác vật liệu thi công cao tốc Bắc - Nam cần được tháo gỡ ngay. Mục tiêu đến cuối năm 2025 sẽ có 3.000km đường bộ cao tốc.

Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc và miền Trung tiếp tục rét
VOV.VN - Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 14-17 độ, vùng núi cao Bắc Bộ có nơi dưới 10 độ.

Quy đổi điểm tương đương khi xét tuyển ĐH: Có lo mỗi trường tính một kiểu?
VOV.VN - Bộ GD-ĐT cho biết, việc quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển là vấn đề kỹ thuật nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Việc xây dựng phương án quy đổi điểm là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo và Bộ GD-ĐT. Thí sinh sẽ nhận được thông tin quy đổi điểm công khai trước khi đăng ký xét tuyển.

Thuế thu nhập cá nhân: Điều chỉnh thế nào để kích thích lao động và công bằng hơn?
VOV.VN - Mức giảm trừ gia cảnh và biểu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang bộc lộ rõ những bất cập trước bối cảnh chi phí sinh hoạt leo thang, lương tối thiểu tăng và thu nhập thực tế của người dân biến động mạnh.

“Xanh hóa” để phát triển bền vững
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng trở nên cấp bách, cụm từ “phát triển bền vững” không còn xa lạ với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn trong hành trình “xanh hóa”.