Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Bỏ khung giá đất - Bước đột phá trong quản lý, sử dụng đất đai

VOV.VN - Việc bỏ khung giá đất là điểm đổi mới căn bản nhằm xóa bỏ cơ chế quản lý đất theo hành chính áp đặt sang xây dựng bảng giá đất sát với giá trị thị trường.

Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), điểm đáng chú ý là bỏ quy định khung giá đất, thay vào đó quy định cụ thể về nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường. Việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai.

bo khung gia dat - buoc dot pha trong quan ly, su dung dat dai hinh anh 1

Góp ý vào dự thảo luật, người dân đồng tình với quy định này, nhưng lo ngại khi bỏ khung giá đất sẽ khiến giá đất tăng lên, tiền đền bù giải phóng mặt bằng cũng tăng và đặc biệt rất khó để xác định giá theo thị trường.

Theo quy định hiện hành, khung giá đất là giá do Nhà nước quy định, ban hành định kỳ 5 năm một lần. Đây là cơ sở để UBND các tỉnh, thành phố căn cứ xây dựng và công bố, áp dụng bảng giá đất ở từng địa phương.

Tuy nhiên, trên thực tế thị trường đất đai đang tồn tại cơ chế 2 giá đất. Một giá đất theo khung Nhà nước ban hành, là cơ sở để tính tiền đóng thuế hoặc tính giá đất đền bù giải phóng mặt bằng. Giá đất thứ hai được gọi là giá trên thị trường, thường cao hơn gấp nhiều lần so với khung giá do Nhà nước quy định.

bo khung gia dat - buoc dot pha trong quan ly, su dung dat dai hinh anh 2
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

Bởi vậy, theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, việc bỏ khung giá đất là cần thiết để sử dụng bảng giá đất sát với thị trường hơn. Bảng giá đất được định giá hàng năm hoặc trong điều kiện biến động trên 30% thì xác định lại bảng giá đất.

"Khi tạo ra giá đất đảm bảo xác định công khai, minh bạch và phù hợp với giá thị trường thì người dân và doanh nghiệp đều được hưởng lợi. Điều đó góp phần xác định được cùng nhau chia sẻ địa tô, chênh lệch. Người dân khi có đất bị thu hồi thì giá đất tại thời điểm thu hồi đó sẽ được đền bù thỏa đáng, phù hợp với giá đất. Về góc độ nhà nước cũng được lợi vì khi thu của người sử dụng đất cũng sẽ thu được đúng giá trị cần phải thu”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết.

Lợi ích có thể nhìn thấy rõ, nhiều người dân lo ngại khi bỏ khung giá đất sẽ khiến giá đất tăng lên, tiền đền bù giải phóng mặt bằng tăng, chi phí đầu tư tăng, người nghèo khó tiếp cận đất đai…

Theo các chuyên gia, nhà nghiên cứu luật, việc bỏ khung giá đất sẽ không làm tăng giá đất trên thị trường. Khi khung giá đất sát với thị trường sẽ khiến thuế, phí bất động sản chuyển nhượng cao hơn và sẽ làm giảm đi tính hấp dẫn của việc đầu tư vào đất đai. Qua đó, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển minh bạch, lành mạnh hơn, giảm tình trạng đầu cơ, sốt ảo.

TS Dương Kim Thế Nguyên, Trường Kinh tế Luật và Quản Lý nhà nước phân tích: Trong ngắn hạn sẽ phải phản ứng với câu chuyện bỏ khung giá đất thì khả năng nhận tiền bồi thường có thể kéo lên, lúc đó có thể đẩy giá lên. Việc nắm giữ bất động sản không còn lợi thì nhiều người sẽ bán ra và lúc đó thêm nguồn cung từ những người không có nhu cầu thực, giá cũng sẽ không quá cao.

bo khung gia dat - buoc dot pha trong quan ly, su dung dat dai hinh anh 3
TS. Dương Kim Thế Nguyên.

Dự thảo luật đã đề ra cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, đồng thời quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất, thẩm định giá đất, nhưng người dân đặc biệt quan tâm đến việc làm thế nào để xác định được giá theo thị trường. Đây là những vấn đề cần được phân tích thấu đáo để đưa ra những quy định phù hợp, minh bạch, khả thi, nhằm đảm bảo khi luật ra đời nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy được hiệu quả như kỳ vọng.

Ông Lê Đình Vinh (quận Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: "Phải bỏ khung giá đất và tính theo giá thị trường thì mới là thị trường. Vậy như thế nào là giá thị trường? Nếu tính giá thị trường thì phải kiểm soát tốt thị trường, để thị trường phản ánh đúng thực tế. Ví dụ như câu chuyện Thủ Thiêm vừa rồi, trúng giá đó có phải là giá thị trường hay không? Hay giá thị trường đã bị biến tướng thông qua các thủ thuật".

Còn ông Trần Văn Tuấn (xã Việt Lập, huyện Tân Yên, Bắc Giang) cho rằng, 5 phương pháp xác định giá đất vẫn có bất cập. Theo ông, trong dự thảo luật có nói bỏ khung giá đất, nhưng phương pháp xác định giá đất chỉ quy định một điều rất đơn giản là “giao cho Chính phủ”, như vậy là chưa đủ. Trong luật nên quy định có tính chất định hướng, tính nguyên tắc về các phương pháp xác định giá đất một cách cơ bản. Trên cơ sở đó, Chính phủ tiếp tục cụ thể hóa các phương pháp định giá đất một cách linh hoạt và chính xác.

Việc bỏ khung giá đất là điểm đổi mới căn bản nhằm xóa bỏ cơ chế quản lý đất theo hành chính áp đặt sang xây dựng bảng giá đất sát với giá trị thị trường. Theo các chuyên gia, nếu việc xác định được giá đất bằng 80% thị trường là đúng. Nhưng quan trọng hơn, phải xác định được đúng bản chất. Nhà nước cần hướng xác định giá trị và bảng giá đất phản ánh kịp thời giá trị đất. Khi có yếu tố làm thay đổi giá trị như quy hoạch đất đai, thay đổi mục đích sử dụng, vùng phát triển thì bảng giá phải thay đổi theo. Điều này giúp người dân và doanh nghiệp thích ứng và có những điều chỉnh phù hợp.

Để đưa bảng giá đất sát với giá thị trường cần thành lập một cơ quan định giá đất độc lập để hỗ trợ xây dựng bảng giá đất, thẩm định lại kết quả xác định giá đất, điều chỉnh khi có biến động. Như vậy, giá đất mới đảm bảo được tính độc lập về chuyên môn, tính trung thực khách quan, đảm bảo giá đất phù hợp với thị trường và không chịu áp lực, chi phối từ các nhóm lợi ích…

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) liên quan đến nội dung bỏ khung giá đất vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến của người dân đến 15/3/2023./.

Theo: Lại Hoa/VOV1

Tin mới hơn

Chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Thực hiện tốt chính sách tri ân người có công với cách mạng

Thực hiện tốt chính sách tri ân người có công với cách mạng

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân. Đối tượng người có công ngày càng được mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự bảo đảm công bằng và sự đồng thuận của xã hội.

Chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng

Chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng

VOV.VN - Thấm nhuần sâu sắc đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 77 năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tấm gương sáng của nền Báo chí cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tấm gương sáng của nền Báo chí cách mạng Việt Nam

VOV.VN - 30 năm (từ 1967 đến 1997), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho nghề báo và gắn bó với nghề báo ở Tạp chí Cộng sản. Sự nghiệp báo chí của đồng chí Nguyễn Phú Trọng gắn liền với sự nghiệp báo chí cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Các tổ chức quốc tế đánh giá cao những dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các tổ chức quốc tế đánh giá cao những dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các tổ chức quốc tế đã gửi điện chia buồn và đến viếng tại Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người phất cao ngọn cờ chống "giặc nội xâm"

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người phất cao ngọn cờ chống "giặc nội xâm"

Trên cương vị người đứng đầu Đảng CS Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó trọng tâm là phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 7 giờ ngày 25/7 đến 12 giờ ngày 26/7, có hơn 5.600 đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Đoàn ngoại giao, bạn bè quốc tế và đồng bào đã đến tiễn biệt Tổng Bí thư.

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

VTV.vn - Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h hôm nay (26/7) tại Nhà tang lễ Quốc gia. Lễ an táng diễn ra lúc 15h cùng ngày tại...

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Theo thống kê của UBND huyện Đông Anh (TP Hà Nội), tính đến 18h30 ngày 25/7, có hơn 36 nghìn người đến làng Lại Đà (xã Đông Hội) viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

VTV.vn - Tối 25/7, dòng người xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh vẫn đang nối dài.

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Dù nắm giữ các chức vụ cao của Đảng, công việc bộn bề những khi còn khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thường xuyên về làng Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội) thăm hỏi người thân, bạn bè mỗi dịp lễ, Tết. Đó là những kỷ niệm không thể quên với họ hàng, làng xóm…

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Theo thông báo của Ban Tổ chức Lễ tang, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 25/7 sẽ đến 22h nhưng càng về đêm, dòng người hướng về Nhà Tang...

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế mang dấu ấn thời đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện đậm nét và sâu sắc trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại