Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc: Thi đua phải là vì yêu nước

Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc với mục đích là diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm và cách làm là dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân. 76 năm đã trôi qua nhưng Lời kêu gọi này vẫn giữ nguyên ý nghĩa thời sự.

Chú thích ảnh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên dành thời gian đọc, nhận xét và trực tiếp duyệt tin, bài của TTXVN. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Thi đua để có độc lập, tự do, hạnh phúc

Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: Bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau: Làm cho mau; Làm cho tốt; Làm cho nhiều. Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa.

Theo ý của Bác, thi đua là nhằm mục tiêu cao cả: Dân tộc độc lập; Dân quyền tự do; Dân sinh hạnh phúc.

Thi đua ái quốc một khi ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân thì sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng.

Lời Kêu gọi của Bác đã tạo ra sức sống mới cho các phong trào thi đua được phát động trước đó và thúc đẩy ra đời nhiều phong trào thiết thực, hiệu quả, góp phần to lớn vào thắng lợi của công cuộc kháng chiến chống Pháp.

Hưởng ứng khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, hàng chục vạn chàng trai, cô gái đã hăng hái ghi tên đi tòng quân hay lên đường đi dân quân phục vụ tiền tuyến... góp sức làm nên trận Điện Biên Phủ huy hoàng ngày 7/5/1954, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Sau năm 1954, các phong trào thi đua yêu nước vẫn tiếp tục được triển khai, nhất là sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết về “Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước” vào năm 1961.

Tại miền Bắc trong quân đội có phong trào “Ba nhất”: Nhất về huấn luyện quân sự, rèn luyện kỹ thuật; Nhất về gương mẫu, kỷ luật; Nhất về lao động và sản xuất.

Trong lĩnh vực nông nghiệp có phong trào “Gió Đại Phong”, phong trào thi đua “Học tập, tiến kịp và vượt hợp tác xã Đại Phong”: Cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất; tăng vụ và vỡ hoang; phát triển nhiều ngành, nghề; cải tiến quản lý hợp tác xã; tăng cường công tác chính trị, tư tưởng trong hợp tác xã.

Trong lĩnh vực công nghiệp có phong trào “Sóng Duyên Hải”: Hợp lý hóa sản xuất; cải tiến kỹ thuật.

Trong lĩnh vực giáo dục có phong trào “Hai tốt” (Đạy tốt; Học tốt) theo tấm gương điển hình của Trường Phổ thông cấp II Bắc Lý (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam).

Trong lực lượng thanh niên có các phong trào “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong”. Chị em phụ nữ có phong trào “Ba đảm đang”…

Tại miền Nam các phong trào “Bám đất giữ làng”, “Một tấc không đi, một ly không dời”, phong trào “Giết giặc lập công”, “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”... .

Các phong trào thi đua ở cả hai miền đã góp phần xứng đáng của mình vào Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Vào thời kỳ đổi mới (năm 1986), đặc biệt là từ sau khi có Luật Thi đua, khen thưởng (năm 2003) và thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) “về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến”, đã xuất hiện nhiều phong trào thi đua yêu nước mới.

Điển hình là các phong trào: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Cả nước chung tay vì người nghèo”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” và “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”…

Lực lượng công nhân có phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”.

Ở nông thôn có phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.

Đội ngũ công nhân, viên chức, cựu chiến binh, thanh niên, sinh viên có phong trào “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”; “Thi đua dạy tốt, học tốt”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Cựu chiến binh gương mẫu"; “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”; “Sinh viên tình nguyện”…

Trong quân đội có phong trào “Thi đua quyết thắng”. Trong lực lượng công an có phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy”...

Loại trừ giá trị ảo trong thi đua

Cũng trong tháng 6 nhưng là của 74 năm sau Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, ngày 15/6/2022, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Việt Nam ban hành Luật Thi đua, khen thưởng (mới) có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.

Nguyên tắc của thi đua là tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch; đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

Nguyên tắc của khen thưởng là chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời.

Bởi vậy, chúng ta cần lên án một số hiện tượng lệch lạc như là thi đua hình thức, thi đua vì những giá trị ảo, vì thành tích giả nhằm tìm kiếm danh lợi.

Việc phô trương, thổi phồng thành tích, chạy danh hiệu không chỉ là vô bổ vì không đóng góp được gì cho xã hội mà còn nguy hại, gây sa sút đạo đức của cán bộ, đảng viên. Trong những năm qua cũng đã có những cán bộ lãnh đạo các cấp bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự không lâu sau khi được phong tặng các danh hiệu thi đua.

Điều nguy hại hơn là việc khen thưởng không công bằng, thiếu khách quan khiến cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng giảm niềm tin vào bản chất của thi đua, bớt nhiệt huyết tham gia các phong trào thi đua yêu nước.

Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 30/6/2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ nêu rõ: Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.

Trong phần nhận diện những biểu hiện quy thoái về đạo đức, lối sống có tình trạng mắc bệnh thành tích, háo danh, phô trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, đánh bóng tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy thành tích", "chạy khen thưởng", "chạy danh hiệu".

Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua gắn chặt “thi đua” với “ái quốc”. Động lực của thi đua là “có yêu nước mới thi đua” và mục đích của thi đua là “thi đua vì yêu nước”. Tách rời “ái quốc” với “thi đua” thì thi đua chỉ là vì thành tích, vì giá trị ảo, có hại cho tinh thần yêu nước của toàn dân.

Trần Quang Vinh (TTXVN)

Theo baotintuc.vn

Tin mới hơn

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 7 giờ ngày 25/7 đến 12 giờ ngày 26/7, có hơn 5.600 đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Đoàn ngoại giao, bạn bè quốc tế và đồng bào đã đến tiễn biệt Tổng Bí thư.

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội

VTV.vn - Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h hôm nay (26/7) tại Nhà tang lễ Quốc gia. Lễ an táng diễn ra lúc 15h cùng ngày tại...

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Hơn 36 nghìn người viếng Tổng Bí thư tại quê nhà

Theo thống kê của UBND huyện Đông Anh (TP Hà Nội), tính đến 18h30 ngày 25/7, có hơn 36 nghìn người đến làng Lại Đà (xã Đông Hội) viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

Dòng người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài trong tối 25/7

VTV.vn - Tối 25/7, dòng người xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh vẫn đang nối dài.

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Lần cuối Tổng Bí thư về thăm quê

Dù nắm giữ các chức vụ cao của Đảng, công việc bộn bề những khi còn khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn thường xuyên về làng Lại Đà (Đông Anh, Hà Nội) thăm hỏi người thân, bạn bè mỗi dịp lễ, Tết. Đó là những kỷ niệm không thể quên với họ hàng, làng xóm…

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VTV.vn - Theo thông báo của Ban Tổ chức Lễ tang, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 25/7 sẽ đến 22h nhưng càng về đêm, dòng người hướng về Nhà Tang...

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tư duy kinh tế mang dấu ấn thời đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện đậm nét và sâu sắc trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dân cả nước thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, nhớ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng tôi tìm đọc những bài viết, những thước phim và những chỉ đạo của Tổng Bí thư trên các phương tiện thông tin, càng hiểu sâu sắc hơn về nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng ta - người đã dành trọn vẹn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đến giây phút cuối cùng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người cộng sản chân chính

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người cộng sản chân chính

VTV.vn - Dù trong cương vị là lãnh đạo đứng đầu của Đảng hay trong cuộc sống ngày thường, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn khẳng định bản chất của một...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lý luận kiên định, xuất sắc của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lý luận kiên định, xuất sắc của Đảng

Với một nền tảng học thuật vững chắc và kiến thức sâu rộng về lý luận chính trị, văn hóa và lịch sử, Tổng Bí thư đã áp dụng những hiểu biết đó vào công tác lãnh đạo.

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cử hành trọng thể Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) đã diễn ra Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nghi thức Quốc tang.

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 2 và mưa lũ

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 2 và mưa lũ

Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu tập trung ứng phó với bão số 2 và mưa lũ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vì nước, vì dân đến hơi thở cuối cùng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vì nước, vì dân đến hơi thở cuối cùng

TP - “Cho đến sáng 13/7 vừa rồi, bác vẫn nghe báo cáo công việc. Tối 13, bệnh trở nặng không làm việc được nữa, chúng tôi phải đặt máy thở cho bác. Bác đã làm việc đến tận giờ phút cuối cùng”, PGS.TS Nguyễn Phương Đông, nguyên Chủ nhiệm khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), bác sĩ riêng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, xúc động kể lại.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại