Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Xây dựng mô hình định lượng, quản trị tốt nguồn lực quốc gia

Trên thế giới, các cuộc cách mạng công nghiệp và kinh tế thị trường đã tạo ra, thúc đẩy các nguồn lực để đạt được sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt ở các nước tư bản phát triển. Có thể nói, con người ngày nay đã có một cuộc sống vật chất tốt hơn rất nhiều so với những thế hệ trước. Thế nhưng, hai “hậu quả ngoài ý muốn” hiện đang đe dọa mọi thứ chúng ta có thể mong muốn trong tương lai.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thứ nhất, nền tảng sinh học của nền văn minh nhân loại của chúng ta hiện đang gặp rủi ro. Thứ hai, sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn ngay cả ở những quốc gia giàu nhất thế giới. Hai thách thức đó đã đặt thế giới trước khả năng thay đổi “phi tuyến tính” có thể dẫn tới sự sụp đổ kinh tế toàn cầu…

Định vị năm nguồn lực chủ yếu

Sau nửa thế kỷ hòa bình lập lại, Việt Nam đang có nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), quy mô nền kinh tế Việt Nam lần đầu được ghi nhận hơn 400 tỷ USD, đứng thứ 37 trên thế giới. Trong bảng xếp hạng quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2022, Việt Nam ở vị trí 77.

Hơn nữa, với quy mô kinh tế ngày càng tăng, quyền lực mềm và sức ảnh hưởng được công nhận rộng rãi, Việt Nam giữ vững vị thế trong số tốp 30 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới năm 2022 (theo xếp hạng của hãng US News & World Report). Quy mô kinh tế và tăng trưởng rõ ràng đã cung cấp cho người dân dịch vụ công tốt hơn, an ninh, cơ sở hạ tầng đổi mới cũng như gia tăng tài sản cá nhân và chất lượng tiêu dùng.

Sau nửa thế kỷ hòa bình lập lại, Việt Nam đang có nền kinh tế phát triển nhanh chóng.

Tuy nhiên, cũng như các nước đang phát triển, quá trình phát triển kinh tế ở nước ta đã làm phát sinh chi phí xã hội, môi trường đáng kể, và dường như không làm cho mọi người hạnh phúc thật sự hoặc hài lòng hơn với cuộc sống. Vì vậy, nên chăng cần có sự hài hòa hơn giữa việc thúc đẩy phúc lợi, sự hài lòng của người dân và sự tăng trưởng kinh tế.

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ xác định Việt Nam trở thành nước phát triển và phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7,5%/năm; tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2050 đạt 70-75%; chỉ số phát triển con người ở mức cao, đời sống của người dân hạnh phúc; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Phát triển bền vững để đạt được mục tiêu nêu trên, tiến tới một xã hội phồn vinh thì phải xác định được các nguồn lực qua việc xây dựng mô hình định lượng và phải quản trị tốt các nguồn lực của quốc gia. Theo quan điểm của các nhà kinh tế, trong nền kinh tế thị trường, nguồn lực vốn là yếu tố then chốt của toàn bộ nền kinh tế với mô hình năm loại vốn: tài chính, tài nguyên, sản phẩm vật chất, con người và xã hội.

Tất cả đều là nguồn lực có khả năng tạo ra dòng sản phẩm đầu ra để hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Vốn tài chính trong nền kinh tế “tiền-hàng-tiền” tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh tế, mặc dù bản thân nó không phải là sản xuất. Vốn tài nguyên được tạo thành từ các nguồn tài nguyên và các dịch vụ hệ sinh thái của thế giới tự nhiên.

Vốn sản phẩm vật chất bao gồm tất cả tài sản vật chất mà quốc gia sản xuất ra. Vốn con người là năng lực lao động của một cá nhân, được thừa hưởng và có được thông qua giáo dục-đào tạo và làm việc. Vốn xã hội liên quan các thể chế giúp duy trì và phát triển nguồn vốn con người trong quan hệ đối tác với nhau. Nếu hoạt động xã hội mang lại giá trị gia tăng hoặc giảm chi phí tiềm năng nào, thì có thể coi đó là một nguồn vốn xã hội.

Quản trị hiệu quả các nguồn lực

Quản trị hiệu quả các nguồn lực là phải xây dựng và triển khai quy hoạch tốt để nâng cao năm nguồn tài sản vốn, thay vì làm cạn kiệt hoặc xuống cấp chúng. Phải chăng, đây cũng nên là những nội dung cốt lõi trong kế hoạch, chiến lược, tầm nhìn trong quy hoạch tổng thể quốc gia của Chính phủ, từ Trung ương tới địa phương và kể cả cộng đồng doanh nghiệp, nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội một cách nhất quán và thực tế.

Về bản chất, năm nguồn lực nêu trên phải được liên kết với nhau và quản trị đồng bộ trong triển khai phát triển kinh tế thị trường. Các mục tiêu kinh tế-xã hội có thể đạt được kết quả thành công trên cơ sở các nguồn lực, thường chỉ với một giải pháp tối ưu.

Cỗ máy mô hình năm nguồn lực kinh tế-xã hội bền vững phải được Chính phủ vận hành để tạo ra dòng chảy hàng hóa và dịch vụ mong muốn bằng cách sử dụng các nguồn vốn mà không làm cạn kiệt chúng. Tuy nhiên, với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, cần lưu ý bốn nội dung khi triển khai mô hình này với từng nguồn lực:

Thứ nhất, với nguồn lực tài chính, cần xác định tốt quy mô thật sự nền kinh tế quốc gia trong mối quan hệ với quốc tế. Có chính sách tài khóa và tiền tệ linh hoạt để điều hành kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, cần có cơ chế thị trường phù hợp để định giá chính xác các nguồn vốn nhằm khai thác cao nhất và hạn chế việc lãng phí các nguồn lực do chính sách phi thị trường, tạo ra sự độc quyền dẫn đến tham nhũng, nội gián, đầu cơ và cạnh tranh không lành mạnh,…

Thứ hai, với nguồn vốn sản phẩm, đây có thể coi là nguồn lực nền tảng của nền kinh tế phát triển bền vững. Cần có chính sách thúc đẩy và phát triển các sản phẩm “made in Việt Nam” cốt lõi trong các ngành sản xuất công nghiệp chiến lược quốc gia để bảo đảm chỗ dựa vững chắc cho nền kinh tế và an ninh-quốc phòng đất nước.

Thứ ba, với nguồn lực tài nguyên, trong đó đất đai là tài nguyên lớn nhất, có đặc thù sở hữu khác biệt ở nước ta, cần bảo đảm có quy hoạch tổng thể, Luật Đất đai với tầm nhìn cả trong nước và nước ngoài một cách sâu sắc, thấu đáo, nhất quán. Có luật định để quy định trách nhiệm và quản trị rõ ràng, minh bạch ở tất cả các cấp chính quyền cơ sở, địa phương và Trung ương. Hơn hết, phải có sự giám sát, tổng kết thường xuyên và liên tục, không phụ thuộc vào nhiệm kỳ chính trị để tránh hiện tượng lợi ích nhóm, cục bộ địa phương và hình thành các nhà tư bản địa ốc thân hữu, tạo ra sự chênh lệch giàu nghèo, môi trường bị hủy hoại và làm mất sự cân bằng kinh tế dẫn đến phát triển không bền vững.

Thứ tư, vốn xã hội đến từ quy mô của thể chế kinh tế chính trị, môi trường pháp lý, kinh doanh, văn hóa, giáo dục, tổ chức xã hội và gia đình,… mối liên hệ giữa vốn xã hội và con người rõ ràng rất mạnh mẽ. Bản chất con người là xã hội, chúng ta đã tiến hóa để trở thành xã hội, đó là đặc điểm xác định ý nghĩa của việc trở thành con người. Với quy mô dân số đứng thứ 13 trên thế giới, Việt Nam có nguồn lực xã hội và con người hết sức to lớn, nếu như chúng ta quản trị và phát huy cao nhất các nguồn lực này.

Công nghệ số có thể hỗ trợ vô giá cho các nhà hoạch định chính sách.

Ngoài ra, cần nhận thức vốn con người là nguồn lực khác biệt hẳn so với bốn nguồn lực còn lại vì sức mạnh của nó phụ thuộc vào cả động lực của chính nó và chỉ có nguồn vốn này mới có được phẩm chất đổi mới và sáng tạo. Nguồn lực này, nếu được dưỡng dục trong môi trường gia đình và đào tạo trong xã hội công bằng, lành mạnh, sẽ trở thành động lực mạnh mẽ với niềm tin và sự đoàn kết của toàn dân theo mục đích chung để tạo sự cộng hưởng cho xã hội phát triển.

Công nghệ số có thể hỗ trợ vô giá cho các nhà hoạch định chính sách. Cùng với sự định vị rõ về sức mạnh vật chất của đất nước, cần có sự đổi mới mạnh mẽ ý thức của toàn dân trong lĩnh vực này. Được như vậy, kinh tế quốc gia chắc chắn sẽ có sự đột phá phát triển vì phẩm chất đổi mới và sáng tạo của con người thường là kết quả của tự do bình đẳng và là khởi nguồn của sự thịnh vượng.

Chính vì vậy, để quản trị tốt vốn xã hội, trước tiên phải xây dựng một thể chế và cấu trúc chính trị, xã hội để phát triển nguồn vốn con người. Các tổ chức chính trị-xã hội cần xây dựng theo hướng thượng tôn pháp luật, bảo đảm sự tập trung dân chủ. Bộ máy Chính phủ từ Trung ương đến địa phương cần tinh giản theo hướng tập trung quản trị tốt mô hình năm nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội và môi trường, liên kết hiệu quả sáu vùng không gian (Vùng trung du và miền núi phía bắc, đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long).

Xây dựng quy hoạch và nhiệm vụ, giải pháp trong các nghị quyết của Đảng và Chính phủ, cũng nên xây dựng theo hướng này để bảo đảm sự nhất quán, hiệu quả trong trong nhận thức, thực thi, giám sát kiểm tra cũng như tổng kết và xây dựng lý luận về thành quả của nền kinh tế.

Đảng ta xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội XIII là: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc…”. Trong quá trình đó, nhận thức cũng như chủ động và quản trị toàn diện mô hình năm nguồn lực, giống như biểu tượng ngôi sao năm cánh, sẽ đưa đất nước vươn lên phát triển mạnh mẽ, trở thành nền kinh tế đứng trong tốp 20 quốc gia hùng cường trên thế giới khi chúng ta kỷ niệm 100 năm thành lập nước vào năm 2045.

Tiến sĩ ĐOÀN DUY KHƯƠNG

Theo nhandan.vn

Tin mới hơn

Các biện pháp hỗ trợ đầu tư phải hướng đến mục tiêu kép

Các biện pháp hỗ trợ đầu tư phải hướng đến mục tiêu kép

Góp ý vào dự thảo Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, khi thiết kế các biện pháp hỗ trợ đầu tư, cần lựa chọn các phương án chính sách sao cho đạt được mục tiêu kép - đó là vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa có tác động tích cực lan tỏa và dài hạn cho kinh tế - xã hội.

Động lực mới từ Tháng hành động vì HTX

Động lực mới từ Tháng hành động vì HTX

Việc Liên minh HTX Việt Nam tổ chức Tháng hành động vì HTX đang là động lực mạnh mẽ giúp nhiều HTX tích cực thực hiện những kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm phát huy thế mạnh của mô hình kinh tế tập thể.

Hà Nội đặt mục tiêu có 1.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong năm 2024

Hà Nội đặt mục tiêu có 1.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong năm 2024

Hà Nội đặt mục tiêu năm 2024, có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, có khoảng 35 - 40% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Chuyển đổi số phải thẩm thấu vào từng công việc, từng con người

Chuyển đổi số phải thẩm thấu vào từng công việc, từng con người

Đây là ý kiến phát biểu của Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải tại buổi trao đổi kinh nghiệm về việc triển khai Đề án 06/Chính phủ với TP. Hồ Chí Minh.

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa dông do đón không khí lạnh yếu

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa dông do đón không khí lạnh yếu

SKĐS - Từ chiều tối và đêm 28/3 đến ngày 29/3, ở khu vực Bắc Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 70mm.

Miền Bắc mưa bất chợt, trưa hửng nắng, Nam Bộ sắp có mưa giải nhiệt

Miền Bắc mưa bất chợt, trưa hửng nắng, Nam Bộ sắp có mưa giải nhiệt

VTV.vn - Tại miền Bắc, sau ngày hôm qua (26/3) nắng ráo, hôm nay (27/3) trời nhiều mây, buổi sáng có sương mù nhẹ và có nơi mưa bất chợt. Nam Bộ tiếp tục...

CHÍNH THỨC! HLV Troussier và VFF chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

CHÍNH THỨC! HLV Troussier và VFF chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

VTV.vn - Ngay sau thất bại 0-3 trước ĐT Indonesia trên sân nhà Hàng Đẫy, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và HLV Troussier đã đi đến quyết định chấm dứt...

Trình tự, thủ tục cấp đổi thẻ căn cước công dân mới từ 1/7

Trình tự, thủ tục cấp đổi thẻ căn cước công dân mới từ 1/7

VTV.vn - Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Chính thức: EVN được điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần

Chính thức: EVN được điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần

VTV.vn - Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên thì giá điện được phép điều chỉnh tăng. Thời gian điều chỉnh tối thiểu 3 tháng một lần.

Khất lần xuất hoá đơn bán lẻ xăng dầu tạo cơ hội cho trốn thuế hoành hành

Khất lần xuất hoá đơn bán lẻ xăng dầu tạo cơ hội cho trốn thuế hoành hành

VTV.vn - Hiện cả nước vẫn còn hơn 800 đại lý xăng dầu chưa thực hiện quy định phát hành hoá đơn điện tử mỗi lần bán hàng.

Thời tiết hôm nay 26/3: Nam Bộ và Tây Nguyên nắng nóng gay gắt, Hà Nội có mưa

Thời tiết hôm nay 26/3: Nam Bộ và Tây Nguyên nắng nóng gay gắt, Hà Nội có mưa

VOV.VN - Thời tiết ngày 26/3, , khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên tiếp tục có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát cách tính lãi suất với thẻ tín dụng

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát cách tính lãi suất với thẻ tín dụng

Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thẻ ngân hàng, đồng thời đảm bảo các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi đối với từng loại thẻ...

Nhận định ĐT Việt Nam - ĐT Indonesia: Coi chừng bi kịch "Simon out!"

Nhận định ĐT Việt Nam - ĐT Indonesia: Coi chừng bi kịch "Simon out!"

Nhận định soi kèo Việt Nam vs Indonesia: Coi chừng bi kịch "Simon out!" tái diễn với HLV Troussier ở vòng loại World Cup 2026

Làm báo ở mặt trận Điện Biên Phủ 70 năm trước

Làm báo ở mặt trận Điện Biên Phủ 70 năm trước

70 năm trước, ở mặt trận Điện Biện Phủ, các nhà báo, với tinh thần của người trong cuộc đã thể hiện sinh động bản lĩnh, trí tuệ và lẽ sống của những chiến sĩ cách mạng. Mỗi trang viết, mỗi dòng tin, mỗi tấm ảnh ngày ấy đã góp phần làm nên Chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trong thế kỷ XX.

Chủ tịch Quốc hội: Luật nào chưa chuẩn bị kỹ lưỡng thì để kỳ sau

Chủ tịch Quốc hội: Luật nào chưa chuẩn bị kỹ lưỡng thì để kỳ sau

Nhấn mạnh công tác lập pháp tại Kỳ họp thứ 7 rất nặng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết nội dung cấp bách thì đưa vào xem xét, vấn đề nào chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng thì để lại kỳ sau.

'Chìa khóa' cho xuất khẩu bền vững

'Chìa khóa' cho xuất khẩu bền vững

Để nhanh chóng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nông sản Việt cần đảm bảo yêu cầu, quy định đưa ra từ phía nước nhập khẩu, trong đó thực hiện truy xuất nguồn gốc là một trong những vấn đề cần được chú trọng.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại