Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực thế nào để chặn tham nhũng, tiêu cực ?

VOV.VN - Nghị quyết 27 yêu cầu nghiên cứu thành lập các thiết chế mới về kiểm soát quyền lực để ngăn chặn hiệu quả tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Đây là lần đầu tiên Trung ương đề ra những giải pháp kiểm soát quyền lực Nhà nước.

Bản chất của tham nhũng, tiêu cực là lợi dụng quyền lực. Kiểm soát tốt quyền lực chính là ngăn chặn được tham nhũng và tiêu cực. Đó là khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc khi trình bày Nghị quyết 27 về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” tại Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII vừa qua.

Nghị quyết 27 yêu cầu nghiên cứu thành lập các thiết chế mới về kiểm soát quyền lực để ngăn chặn hiệu quả tình trạng tham nhũng, tiêu cực. Đây là lần đầu tiên Trung ương đề ra những giải pháp kiểm soát quyền lực Nhà nước theo nguyên tắc mọi quyền lực đều được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, phải được ràng buộc bằng trách nhiệm, quyền lực đến đâu, trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn và lạm dụng, lợi dụng quyền lực phải bị truy cứu trách nhiệm, xử lý vi phạm.

Phóng viên VOV phỏng vấn GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Viện Chính trị (Học học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) về nội dung này.

Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực thế nào để chặn tham nhũng, tiêu cực ?
GS. TSKH Phan Xuân Sơn

Các yếu tố để kiểm soát quyền lực nhà nước được đặt ra một cách rõ ràng

PV: Đa số những cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, thậm chí là bị đưa ra xét xử trước pháp luật trong thời gian vừa qua có thể là do lợi dụng quyền lực được giao để tham nhũng, tiêu cực. Từ thực tế này, một lần nữa Trung ương đặt ra vấn đề cần thiết phải hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước, thưa ông?

Ông Phan Xuân Sơn: Đúng như vậy. Để chống tham nhũng thì quan trọng nhất chính là phải xây dựng được cơ chế kiểm soát quyền lực, để quyền lực không bị tha hóa. Tất nhiên cũng có thể kèm một số biện pháp khác nữa, nhưng cái đó là quan trọng nhất và mang tính bản chất trong tổ chức thực thi quyền lực Nhà nước và phòng, chống tham nhũng.

PV: Trong Nghị quyết 27, Trung ương xác định mọi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế và phải được ràng buộc về mặt trách nhiệm. Cơ chế này nếu được thực hiện tốt liệu có khắc phục được tình trạng cán bộ, đảng viên lợi dụng quyền lực được giao để vi phạm pháp luật, thưa ông?

Ông Phan Xuân Sơn: Rõ ràng, nếu có cơ chế kiểm soát quyền lực tốt thì có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn lạm dụng quyền lực để làm trái hoặc tham nhũng. Tất nhiên, xây dựng được cơ chế như vậy cũng rất khó, cần nhiều thời gian và nhiều công sức. Hiện nay, ở mức độ này, mức độ khác chúng ta cũng đã có quy định liên quan đến cơ chế, thế nhưng để có cơ chế rõ ràng, giản tiện cho việc thực thi kiểm soát quyền lực thì chưa đạt tới. Vì vậy, quá trình thực thi quyền lực vẫn xảy ra việc lợi dụng sơ hở của hệ thống để lạm quyền, dẫn đến tham nhũng. Muốn có một cơ chế như vậy thì còn phải làm rất nhiều việc.

PV: Nhiều ý kiến cho rằng, cần đề cao vai trò giám sát quyền lực Nhà nước. Trong Nghị quyết 27, vấn đề này được đặt ra như thế nào, thưa ông?

Ông Phan Xuân Sơn: Nghị quyết 27 rất chú ý đến việc xây dựng một cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu hơn. Đã là cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước thì thường có cơ chế để tác động hay vận động bên trong bộ máy Nhà nước, giữa các cơ quan quyền lực, giữa các cấp chính quyền với nhau; giữa Nhà nước và môi trường của Nhà nước, hoặc xã hội.

Đối với bên trong bộ máy Nhà nước, Nghị quyết 27 đã đưa ra nhiều nội dung mới. Thứ nhất là đối với các cơ quan quyền lực của Nhà nước, Nghị quyết 27 nói rõ: Quyền lực Nhà nước là thống nhất nhưng có sự phối hợp chặt chẽ, phân công ràng buộc và kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Nghị quyết cũng nói rõ cần phải có quy định để các cơ quan kiểm soát quyền lực lẫn nhau. Ví dụ, Chính phủ là cơ quan thực thi quyền hành pháp phải kiểm soát quyền lập pháp như thế nào? Kiểm soát hệ thống tòa án trong quá trình xét xử thế nào? Ngược lại, cơ quan tư pháp cũng phải có những quy định để kiểm soát trở lại hai cơ quan Nhà nước thực thi các quyền lập pháp và hành pháp.

Lần này, Nghị quyết đi sâu hơn những quan niệm từ trước đến nay về việc phân công phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước, triển khai rất sâu về những vấn đề liên quan học thuật.

Trong kiểm soát cơ quan Nhà nước lần này còn đề cập đến việc kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương, tức là không chỉ Trung ương kiểm soát địa phương mà địa phương được kiểm soát ngược trở lại Trung ương. Đồng thời tiến tới việc xây dựng cơ chế như thế nào để các cơ quan quyền lực bất kể cấp nào đều có thể trông chừng nhau, kiểm soát lẫn nhau.

Ngoài bộ máy Nhà nước, lần này Nghị quyết cũng nêu nhiều điểm mới được tổng kết từ thực tiễn thực thi quyền lực Nhà nước trong những năm vừa qua. Đảng là cơ quan quyền lực chính trị bên ngoài Nhà nước, lần này nhấn mạnh vai trò của các cơ quan kiểm tra, kiểm soát của Đảng trong kiểm soát quyền lực; Yêu cầu phối hợp giữa Ủy ban kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng với các cơ quan thanh tra, kiểm toán… để phát hiện những hiện tượng lạm dụng quyền lực, tham nhũng…

Yêu cầu tiếp theo đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, trước nay chúng ta cũng có nhiều quy định liên quan đến vai trò kiểm soát quyền lực của các tổ chức này về giám sát, phản biện xã hội, giám sát các đại biểu, công chức, quan chức ở cơ sở, kiến nghị trình Quốc hội các vấn đề. Lần này, Nghị quyết nêu các tổ chức này phải làm nòng cốt để nhân dân làm chủ nói chung và kiểm soát quyền lực Nhà nước nói riêng.

Nghị quyết cũng nêu rõ, làm thế nào để nhân dân trực tiếp kiểm soát quyền lực Nhà nước. Đây là ý rất mới vì nhân dân là chủ thể của quyền lực, ủy nhiệm cho cán bộ, công chức, viên chức để thực thi quyền lực. Tuy nhiên, ủy nhiệm xong thì có nguy cơ mất quyền. Tình trạng này đã được nhìn rõ và lần này Trung ương đặt yêu cầu làm thế nào đó để nhân dân trực tiếp kiểm soát quyền lực Nhà nước.

Giám sát, kiểm soát như thế nào thì cần phải có cơ chế đủ mạnh, trước hết là căn cứ vào bầu cử, đổi mới công tác bầu cử để nhân dân chọn đúng đại biểu xứng đáng mà họ lựa chọn. Sau khi nhân dân chọn thì Đảng thông qua công tác cán bộ để bố trí, sắp xếp sử dụng cán bộ. Nhân dân có quyền bầu cử thì cũng có quyền bãi miễn – đây chính là quyền trực tiếp để kiểm soát quyền lực Nhà nước. Tôi cho rằng ý tưởng này rất hay.

Tiếp theo, cơ chế kiểm soát quyền lực đặt trong bối cảnh đổi mới quản trị quốc gia, đặt tầm nhìn mục tiêu phát triển đến năm 2030-2045 cho nên tính hệ thống, đan cài các yếu tố để kiểm soát quyền lực nhà nước được đặt ra một cách rõ ràng.

Chưa có một cơ chế tổng thể về kiểm soát quyền lực

PV: Khi trình bày chuyên đề về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” tại Hội nghị toàn quốc quán triệt nghị quyết Trung ương 6, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết, Ban Nội chính đã nghiên cứu 2 năm nhưng chưa thể ban hành cơ chế vì rất khó. Theo ông, những khó khăn, thách thức trong xây dựng, hoàn thiện cơ chế, thể chế để thực hiện kiểm soát quyền lực trong bối cảnh hiện nay là gì?

Ông Phan Xuân Sơn: Đến bây giờ có thể khẳng định chúng ta đã nhận thức rất rõ việc xây dựng một cơ chế kiểm soát quyền lực nói chung và quyền lực chính trị quyền lực Nhà nước nói riêng. Việc này không phải dễ. Trước đây, các nhà khoa học đưa ra chuyện này nhưng không nhận được sự đồng tình, nhưng bây giờ thì Đảng ta đã đưa vào Cương lĩnh 2011, đưa vào trong các chủ trương, đường lối và nghị quyết, gần đây nhất là Nghị quyết 27 về “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”, dành một nhiệm vụ xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước để chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là một bước tiến dài trong vòng khoảng 10 năm.

Về cơ chế, hiện nay chúng ta có những quy định khác nhau ở các lĩnh vực, văn bản, chỉ thị khác nhau. Nhưng một cơ chế có tính tổng thể về kiểm soát quyền lực thì chưa có. Để xây dựng một cơ chế với tên gọi như "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" thì cũng phải đổi mới nhận thức và quyết tâm làm.

Quay trở lại cơ chế, hiện nay chúng ta có cơ chế tổng thể vận hành của hệ thống chính trị là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Riêng chuyện này mà cụ thể hóa ra về việc nhân dân làm chủ thì có nhiều vấn đề liên quan để kiểm soát quyền lực rồi.

Bên cạnh đó, Hiến pháp, trong đó chế định rất nhiều chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quyền lực Nhà nước, các chủ thể chính trị trong xã hội. Đó cũng là điều cần lưu ý để xây dựng cơ chế. Cùng với đó, chúng ta có hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ để điều chỉnh quan hệ Nhà nước và xã hội trên tất cả các lĩnh vực; có nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; chúng ta có quyền bầu cử, bãi miễn, khiếu nại, tố cáo…

Tuy nhiên, xây dựng cơ chế như thế nào thì cần phải nhìn vào những điều còn thiếu sau. Thứ nhất, chúng ta thiếu cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Thứ hai, về Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, mặc dù chúng ta đã nhận thức được nhưng trong đó có nhiều nội dung cụ thể thì hiện nay chưa xây dựng được cách thức thế nào. Vừa rồi, trong Nghị quyết 27 có nói, các cơ quan thực thi quyền lực Nhà nước kiểm soát lẫn nhau, ở đây đã bắt đầu manh nha tư duy biện chứng để xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực.

PV: Từ quá trình nghiên cứu hệ chính trị Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, ông có gợi ý gì trong việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước để chống tham nhũng, tiêu cực một cách hiệu quả?

Ông Phan Xuân Sơn: Các nghiên cứu về kiểm soát quyền lực Nhà nước ở nước ngoài cũng như Việt Nam hiện nay là khá nhiều và cũng khá lâu đời. Về nhận thức, chúng ta sử dụng những thành quả nghiên cứu về xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước của thế giới, trong nước, của các nhà khoa học. Bên cạnh đó, tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm về kiểm soát quyền lực ở nước ta thời gian qua. Đồng thời mạnh dạn đề xuất ý tưởng cũng như nghiên cứu để tổ chức một cơ chế kiểm soát quyền lực trên thực tế và từ đó đưa vào cuộc sống, hoạt động của hệ thống chính trị, của Nhà nước. Từ đó chúng ta rút kinh nghiệm, hoàn thiện dần cơ chế đó.

Sự nghiệp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một sự nghiệp rất lớn, rất gian nan, khó khăn mặc dù hiện nay chúng ta đã có những thành quả rất đáng mừng, được thế giới ghi nhận, nhân dân cả nước tin cậy. Khi xây dựng được cơ chế kiểm soát quyền lực, hy vọng rằng, sự nghiệp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân cũng như bạn bè quốc tế.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Theo: Minh Châu/VOV1

Tin mới hơn

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Để khai thác hết tiềm năng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Trung du, miền núi phía Bắc, các địa phương cần đẩy mạnh liên kết để cùng thống nhất, đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực, từ đó tham gia sâu vào các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp.

Hôm nay, ĐT Futsal Việt Nam quyết đấu với ĐT Futsal Trung Quốc

Hôm nay, ĐT Futsal Việt Nam quyết đấu với ĐT Futsal Trung Quốc

Hôm nay 19/4, ĐT Futsal Việt Nam sẽ gặp ĐT Futsal Trung Quốc lúc 14h00 với mục tiêu giành chiến thắng để nuôi hy vọng vào tứ kết giải Futsal châu Á 2024.

Thời tiết hôm nay 19/4: Cảnh báo nhiều nơi nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay 19/4: Cảnh báo nhiều nơi nắng nóng kéo dài

VOV.VN - Thời tiết ngày 19/4, phía Tây Bắc Bộ và vùng đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, với nhiệt độ có nơi trên 36 độ C. Tại Thủ đô Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng, gió đông nam đến nam cấp 2-3.

Giá vàng hôm nay 19/4: Vàng thế giới tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay 19/4: Vàng thế giới tiếp tục tăng

Vàng trong nước đứng giá trong khi vàng tăng trong phiên đầu tuần, vàng SJC được giao dịch ở mức 82,1 – 84,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra) giá vàng thế giới giao ngay trên sàn Kitco đang ở mức 2.379,8 USD/oz.

Đồng bào các dân tộc Tây Bắc với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử

Đồng bào các dân tộc Tây Bắc với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử

VOV.VN - Những đóng góp của đồng bào các dân tộc Điện Biên - Tây Bắc đã tạo nên sức mạnh to lớn, sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Hà Nội: Tăng cường hơn 700 lượt xe phục vụ người dân về quê nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội: Tăng cường hơn 700 lượt xe phục vụ người dân về quê nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Để phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5, Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội đã triển khai kế hoạch tăng cường hơn 700 lượt xe.

Giá vàng hôm nay, 18-4: Tiếp tục giảm mạnh

Giá vàng hôm nay, 18-4: Tiếp tục giảm mạnh

(NLĐO)- Giá vàng hôm nay sụt giảm khi thị trường ngày càng giảm kỳ vọng Mỹ tăng lãi suất, đồng USD tăng giá rất mạnh.

Đền Hùng dự kiến đón 500.000 khách trong ngày Giỗ Tổ (18/4)

Đền Hùng dự kiến đón 500.000 khách trong ngày Giỗ Tổ (18/4)

VTV.vn - Hôm nay (18/4) là ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Ban quản lý Đền Hùng dự kiến đón 500.000 khách trong ngày này.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Dự báo thời tiết 18/4/2024: Miền Bắc sáng mưa giông, trưa hửng nắng

Dự báo thời tiết 18/4/2024: Miền Bắc sáng mưa giông, trưa hửng nắng

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024, các vùng trên cả nước đều có nắng; riêng miền Bắc sáng có mưa giông, phía Đông Bắc Bộ trời dịu mát. Trung Bộ khả năng mưa rào vào chiều tối.

Tăng cường hoạt động thanh kiểm tra vận tải dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Tăng cường hoạt động thanh kiểm tra vận tải dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Nhằm đảm bảo trật tự, ATGT, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 01/5, Thanh tra Bộ GTVT đề nghị các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm trong hoạt động GTVT.

Yên Bái: Chủ động ứng phó với mưa dông, lốc, sét và gió giật mạnh

Yên Bái: Chủ động ứng phó với mưa dông, lốc, sét và gió giật mạnh

Yên Bái: Chủ động ứng phó với mưa dông, lốc, sét và gió giật mạnh

Dự kiến ngày 22/4 sẽ thông hầm đường sắt Bãi Gió

Dự kiến ngày 22/4 sẽ thông hầm đường sắt Bãi Gió

VTV.vn - Các đơn vị đường sắt đang huy động hàng trăm nhân công để khắc phục sự cố sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió với mục tiêu đến 22/4 sẽ thông hầm.

Czech ghi nhận 3 ca tử vong do ho gà, cảnh báo dịch bệnh lây lan

Czech ghi nhận 3 ca tử vong do ho gà, cảnh báo dịch bệnh lây lan

VTV.vn - Ngày 15/4, giới chức y tế Cộng hòa Czech cho biết đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong liên quan đợt bùng phát ho gà đang diễn tiến rất nhanh tại quốc...

Đề xuất quy định chỉ được công chứng ngoài trụ sở trong 6 trường hợp

Đề xuất quy định chỉ được công chứng ngoài trụ sở trong 6 trường hợp

VTV.vn - Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) bỏ quy định cho phép công chứng ngoài trụ sở vì "có lý do chính đáng khác", quy định chỉ được công chứng ngoài...

Cảnh báo thủ đoạn lừa nhận thưởng bảo hiểm y tế

Cảnh báo thủ đoạn lừa nhận thưởng bảo hiểm y tế

VTV.vn - Các cơ quan Bảo hiểm xã hội cảnh báo hiện tượng lừa đảo mới khi người dân bị các đối tượng giả mạo cán bộ Nhà nước để chiếm đoạt tài sản.

Nắng nóng gay gắt trên cả nước, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng gay gắt trên cả nước, có nơi trên 39 độ C

VTV.vn - Nắng nóng gay gắt tiếp tục tiếp diễn trên cả nước. Trong đó khu vực Tây Bắc phổ biến với nền nhiệt trên 39 độ C, còn Nam Bộ và Tây Nguyên trên 38...

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại