Vướng mắc nào trong đầu tư nguồn lực cho khoa học công nghệ?
Ứng dụng khoa học công nghệ là chìa khóa giúp phục hồi sản xuất
Đầu tư vào khoa học và công nghệ tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng hơn 0,6% GDP, thấp hơn 4 lần so với mức trung bình thế giới. 15 năm qua, Quỹ phát triển khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp đã trích lập hàng tỷ USD, nhưng khó giải ngân, tỷ lệ tồn đọng cao, trong khi nhu cầu nghiên cứu ngày càng lớn.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được khẳng định là một nội dung đột phá chiến lược để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt trước bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kinh tế số đã trở thành một trong những xu hướng phát triển chủ yếu của thế giới. Đối với các doanh nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ là chìa khóa giúp phục hồi sản xuất bền vững, tăng sức cạnh tranh.
Đối với các doanh nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ là chìa khóa giúp phục hồi sản xuất bền vững, tăng sức cạnh tranh
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, nếu như thời gian trước, tỷ lệ đầu tư cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là 70-30 (tức là 70% đến từ nhà nước và 30% đến từ doanh nghiệp), thì nay, con số này nâng lên thành 50-50. Đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tối ưu nguồn vốn đầu tư, từng bước phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Trong định hướng xây dựng đổi mới sáng tạo quốc gia, doanh nghiệp sẽ đóng vai trò làm trung tâm đổi mới. Việc kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các viện nghiên cứu, trường đại học sẽ thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và nhanh chóng đưa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
Đổi mới cơ chế để giải phóng nguồn lực cho khoa học công nghệ
Từ 15 năm qua, chúng ta đã có chính sách khuyến khích thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp trích 1 phần doanh thu cho nghiên cứu khoa học, và khoản này không bị tính thuế. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015-2021, tỷ lệ doanh nghiệp trích lập quỹ này chỉ chiếm 0,02% và phần lớn là doanh nghiệp nhà nước. Tại phiên chất vấn Quốc hội, có tới 120 đại biểu đăng ký chất vấn, số lượng kỷ lục cho thấy sự quan tâm của nhiều đại biểu về khoa học công nghệ, trong đó nhiều ý kiến trao đổi về quỹ phát triển khoa học công nghệ.
Các quỹ phát triển khoa học của nhà nước cũng như của doanh nghiệp đi vào hoạt động bước đầu đã phát huy hiệu quả, nhưng nhìn chung còn hạn chế, kết quả chưa cao như kỳ vọng. Vậy tại các quốc gia phát triển, những quỹ này hình thành và vận hành như thế nào?
Quỹ đổi mới công nghệ của Trung Quốc được nhà nước cấp vốn hàng năm để hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu thông qua các hình thức như tài trợ, cho vay và đầu tư. Quỹ này phối hợp chặt chẽ với 19 sàn giao dịch công nghệ trên toàn lãnh thổ. Thông qua các sàn giao dịch công nghệ này, Quỹ đã hỗ trợ các giao dịch công nghệ hằng năm có giá trị từ 26-78 tỉ USD, tạo ra hàng chục ngàn doanh nghiệp công nghệ. Ngay cả những công ty lớn như Levovo, Huawei, Xiaomi, ZTE, Baidu... cũng nhận được sự hỗ trợ từ các quỹ này, kể từ thời điểm thành lập.
Quỹ đổi mới công nghệ của Trung Quốc đã tạo ra hàng chục ngàn doanh nghiệp công nghệ
Nhật Bản sử dụng nguồn ngân sách công phân bổ cho các đề án và chương trình nghiên cứu của nhiều bộ ngành. Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ được phân bổ nhiều nhất, chiếm tới 65% ngân sách nghiên cứu, là cơ sở để thành lập hoặc tài trợ thành lập cho nhiều quỹ nghiên cứu khoa học trong cả lĩnh vực công và tư. Bộ Tài chính quyết định việc phân bổ ngân sách, dựa trên đánh giá của Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ. Hàng năm, Hội đồng này tập hợp, đánh giá các chương trình nghiên cứu của các cơ quan.
Nhật Bản sử dụng nguồn ngân sách công phân bổ cho các đề án và chương trình nghiên cứu của nhiều bộ ngành.
Năm 2017 - 2018, Israel là quốc gia đứng đầu danh sách đầu tư nhiều nhất vào Nghiên cứu và Phát triển. Quỹ Nghiên cứu - Phát triển, thuộc Cơ quan Đổi mới Israel hỗ trợ các doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu, như tăng số lượng nghiên cứu viên, giới thiệu các công cụ tài chính mới, thúc đẩy hợp tác quốc tế. Chương trình Yozma (tức là Sáng kiến) thực hiện từ năm 1993 được đánh giá là rất thành công, khi đầu tư mạnh vào những quỹ mạo hiểm và thu hút nhà đầu tư nước ngoài bằng cách cung cấp công cụ bảo hiểm rủi ro cho họ.
Trong lộ trình phát triển, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 là quốc gia có công nghiệp hiện đại, nếu không có chiến lược phát triển khoa học công nghệ hiệu quả, Việt Nam sẽ bị "mắc kẹt" trong cái hố năng suất thấp, giá trị gia tăng thấp và bẫy thu nhập trung bình...
Phát biểu tại phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, với mục tiêu chi 2% GDP cho khoa học công nghệ, không phải không có nguồn chi, mà là chưa đủ đề tài, dự án khả thi để có thể chi. Nghĩa là vấn đề nằm ở đổi mới cơ chế để giải phóng nguồn lực, nhất là với các quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
Cùng trao đổi về chủ đề này trong chương trình Vấn đề hôm nay là GS. TS. Lê Huy Hàm, Chủ nhiệm chương trình Công nghệ sinh học Quốc gia.
Theo: vtv.vn
Tin mới hơn

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử
VTV.vn - Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu...

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma tuý đến năm 2030
Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 163/2024/QH15 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống...

Vì sao thẻ BHYT tham gia lần đầu có hiệu lực sau 30 ngày mua?
VTV.vn - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, quy định này nhằm đảm bảo trách nhiệm người dân tham gia BHYT liên tục, hạn chế tình trạng chỉ tham gia...

Bắc Bộ ấm nóng trước khi không khí lạnh tràn về
VTV.vn - Dự báo trưa, chiều nay (15/3), Bắc Bộ nhiều nơi hửng nắng, ấm nóng trước khi không khí lạnh về.

Chống gian lận thương mại, bảo vệ người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử
VTV.vn - Năm 2024, lĩnh vực thương mại điện tử, quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý trên 3.400 vụ, xử phạt vi phạm hàng chính 1,9 triệu USD, hàng hóa...

Thời gian xem ti vi lý tưởng để giảm nguy cơ đột quỵ
VTV.vn - Một nghiên cứu gần đây cho thấy, việc hạn chế thời gian ngồi trước tivi xuống còn 1 giờ hoặc ít hơn mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc...

Việt Nam xúc tiến quảng bá du lịch qua điện ảnh
VTV.vn - Quảng bá điểm đến Việt Nam tại Mỹ với chủ đề "Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới" là một trong những chương trình xúc tiến du lịch quy...

Các mùa sẽ thay đổi như nào?
VTV.vn - Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi sâu sắc nền nhiệt toàn cầu và sẽ khiến cho 4 mùa - xuân, hạ, thu, đông - không còn như trước.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
3 ngành học ở Việt Nam lọt top 100 thế giới
VTV.vn-Theo BXH mới nhất của QS, Việt Nam có 3 ngành học lọt top 100 là: Kỹ thuật dầu khí; Nghệ thuật trình diễn; Khách sạn và giải trí.

Hơn 90 trường đại học công bố xét học bạ 2025
VTV.vn - Nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến, trong đó tiếp tục duy trì phương thức xét tuyển học bạ THPT.

Cuộc hội ngộ của những người "sống chết vì Huế" 50 năm trước
VOV.VN - Chiến dịch giải phóng Huế mùa Xuân năm 1975 là một thắng lợi vang dội của quân và dân ta, góp phần quyết định thắng lợi chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Những ngày tháng 3 lịch sử này, thành phố Huế rộn ràng không khí chuẩn bị kỷ niệm 50 năm giải phóng quê hương.

Thời tiết ngày 14/3: Miền Bắc tiếp tục có mưa phùn, Nam Bộ nắng nóng
VOV.VN - Thời tiết ngày 14/3, khu vực phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng; riêng khu Tây Bắc ngày nắng, có nơi nắng nóng. Phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù; riêng Nam Bộ nắng nóng.

Liên kết sản xuất để xây dựng thương hiệu gạo
VOV.VN - Trong phần đầu của loạt bài “Ngành hàng lúa gạo và những điểm “thiếu” cần tháo gỡ”. Tuy nhiên, qua thực tiễn đã chỉ rõ những vấn đề tồn tại trong ngành hàng khi thiếu thông tin thị trường cho người dân, HTX, doanh nghiệp đã khiến cho việc sản xuất trở lên “mù mờ”.

Khoảng 500 tấn vải U hồng của Bắc Giang sẽ được xuất khẩu sang châu Âu
VOV.VN - Toàn tỉnh Bắc Giang hiện có hơn 29,7 nghìn ha vải thiều. Do thời tiết thuận lợi nên đến nay, tỷ lệ vải ra hoa đạt cao, dự báo được mùa. Dự kiến sẽ có khaongr 500 tấn vải sớm U hồng sẽ được xuất khẩu sáng thị trường Châu Âu.

Sức sống mới ở chiến khu An Phú Đông năm xưa
VOV.VN - An Phú Đông – Vườn Cau đỏ (nay thuộc Quận 12) trước đây là vùng chiến khu với những tên làng, tên đất đã đi vào lịch sử dân tộc. Chiến tranh lùi xa 50 năm, từ vùng ven thuộc Hóc Môn, giờ đây nơi này đã trở thành đô thị khang trang, hiện đại, đang phát triển toàn diện về mọi mặt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.