Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Việt Nam đứng về lẽ phải, đứng về chính nghĩa

VOV.VN - Tiến sĩ Luận Thùy Dương, người từng là Đại sứ Việt Nam tại Myanmar cho rằng, Việt Nam đứng về lẽ phải, đứng về chính nghĩa, lấy đó làm hệ quy chiếu trong việc bày tỏ quan điểm trong quan hệ quốc tế.

Không chọn bên mà chọn chính nghĩa, đó là thông điệp được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi thuyết trình tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ vừa qua.

Thủ tướng nêu rõ: Trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược và nhiều sự lựa chọn, Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, tất cả cùng chiến thắng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ CSIS.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ CSIS.

Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hầu hết các quốc gia ở khắp các châu lục trên toàn thế giới. Việt Nam đã gắn kết và đan xen lợi ích với nhiều quốc gia trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều quốc gia có lợi ích trái ngược, thậm chí đối đầu với nhau, trong đó cũng có những quốc gia có lợi ích đối nghịch với Việt Nam. Trong tình huống như thế, Việt Nam sẽ phải ứng xử và giải quyết như thế nào khi xác định là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế? Việt Nam có cần chọn bên hay không chọn bên trong mối quan hệ giữa các nước lớn? Đó là những câu hỏi lớn cần được giải đáp.

Khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra, từ góc độ Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho đến Trưởng Phái đoàn đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, chúng ta đã bày tỏ chính thức quan điểm của mình về cuộc xung đột này. Theo đó, Việt Nam kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích và quan ngại của tất cả các bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

Các giải pháp như vậy sẽ chấm dứt những khổ đau và đóng góp lớn cho hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Âu và thế giới nói chung. Việt Nam mong muốn có thêm các nỗ lực để tăng cường viện trợ nhân đạo cho dân thường, đồng thời hoan nghênh hoạt động của Liên Hợp Quốc và các đối tác khác để giúp đỡ người dân trên thực địa, bao gồm cả người tị nạn. Như vậy, quan điểm của Việt Nam là rất rõ ràng, thẳng thắn, mong muốn hai bên hướng về hòa bình và cuộc sống an toàn của người dân để nối lại đàm phán, chấm dứt leo thang căng thẳng.

Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng.
Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng.

Phân tích về vấn đề này, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng cho rằng, trên thế giới, chưa có nước nào có thể hy sinh lợi ích của dân tộc mình chỉ vì lợi ích của một dân tộc khác. Chính vì vậy trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, dù là thời bình hay thời chiến, chúng ta không thể ảo tưởng trông chờ sự trợ giúp của nước ngoài. Việt Nam chúng ta không chọn bên, không đi theo một cường quốc nào, không dựa hẳn vào một cường quốc nào để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia dân tộc mình.

Như vậy, quan điểm cho rằng, chúng ta cần phải chọn bên để gia tăng sức mạnh bảo vệ đất nước là mơ hồ và ảo tưởng. Bởi lẽ, theo Trung tướng Nguyễn Đức Hải, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, nếu tham gia liên minh quân sự, chúng ta sẽ tự chuốc thêm kẻ thù, sẽ trở thành một bên trong cuộc đối đầu giữa các nước lớn. Việt Nam không đứng về bên nào mà Việt Nam chọn lẽ phải, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ Hiến chương Liên Hợp Quốc và những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Trong quan hệ với bạn bè thế giới, Việt Nam luôn tỏ rõ thiện chí là bạn, là đối tác tin cậy với sự chân thành, cởi mở. Vì thế, Việt Nam sẽ không bị cô lập trong cộng đồng quốc tế.

"Là bạn tốt, chúng ta có thể huy động được sức mạnh của cộng đồng quốc tế ở phạm vi rất rộng, toàn diện. Và chúng ta cũng góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, loại trừ được nguy cơ xung đột chiến tranh. Nếu chúng ta chọn bên sẽ mất độc lập, tự chủ. Ngay trong các khối liên minh, hiện tại chúng ta cũng thấy đang còn những vấn đề xung đột về lợi ích, kiềm chế và phụ thuộc lẫn nhau", Trung tướng Nguyễn Đức Hải dẫn chứng.

Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam luôn tỏ rõ thiện chí là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp như hiện nay, rất nhiều quốc gia có lợi ích trái ngược, đối đầu. Trong những tình huống như vậy, chúng ta cũng phải thể hiện quan điểm, chính kiến của mình. Tiến sĩ Luận Thùy Dương- nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar cho rằng, Việt Nam đứng về lẽ phải, đứng về chính nghĩa, lấy đó làm hệ quy chiếu trong việc bày tỏ quan điểm trong quan hệ quốc tế.

Theo Đại sứ, Tiến sĩ Luận Thùy Dương, lẽ phải chúng ta chọn ở đây là vì hòa bình và phát triển thịnh vượng của thế giới. Chính nghĩa mà chúng ta kiên định phải hiểu là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị hợp tác và phát triển của đất nước ta. Khi chúng ta chọn lẽ phải và đứng về chính nghĩa như thế chúng ta không việc gì phải chọn bên này, bên kia, không việc gì phải chọn đi theo nước này hay nước kia. .

TS Luận Thùy Dương- nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar. Ảnh: VTV
TS Luận Thùy Dương- nguyên Đại sứ Việt Nam tại Myanmar. Ảnh: VTV

Thực tế cho thấy, sau chiến tranh thế giới thứ hai đã ra đời không ít liên minh quân sự, nhưng trên thực tế đó là các liên minh đối đầu nhau về lợi ích, đưa đẩy thế giới vào những cuộc chiến tranh, xung đột, tranh giành quyền lực dẫn đến những bất ổn về chính trị. Nhiều quốc gia, nhất là các nước nhỏ trong khối liên minh quân sự bị chi phối, tác động của các nước lớn, trong nhiều trường hợp đã phải từ bỏ một phần chủ quyền của mình, không còn giữ được đầy đủ độc lập, tự chủ, trở thành “con tốt” trên bàn cờ chiến lược của các nước lớn, thậm chí khi chủ quyền bị xâm phạm thì các thành viên trong khối cũng gần như không có sự can thiệp, hỗ trợ gì về quân sự.

Như vậy, bảo vệ Tổ quốc phải dựa vào thực lực của chính mình, mọi sự trông chờ, giúp đỡ, dựa vào nước ngoài để bảo vệ đất nước là điều không thể có, và không thể thành hiện thực trong thực tế. Đây cũng là quan điểm của Tiến sĩ Sử học Phạm Minh Thế.

Tiến sĩ Phạm Minh Thế nêu rõ, hiện nay có nhiều tranh luận trên các diễn đàn mạng xã hội, rằng chúng ta phải nghiêng về phía bên nọ, nghiêng về phía bên kia nhưng quan trọng nhất vẫn là phải nghiêng về sức mạnh đại đoàn kết quốc gia, dân tộc và dựa vào thực lực của chính mình, dựa vào sự chủ động sáng tạo và linh hoạt của ta trong việc ứng phó với những biến đổi của thời cuộc. "Cần phải có trái tim nóng nhưng phải có cái đầu lạnh để giải quyết những sự phức tạp của các mối quan hệ quốc tế", Tiến sĩ Phạm Minh Thế nhấn mạnh.

Hiện nay quan hệ ngoại giao nhà nước Việt Nam “phủ sóng” tới 189 trong tổng số 200 quốc gia trên toàn thế giới. Quan hệ đối ngoại quốc phòng của ta ngày càng rộng mở, chúng ta có quan hệ quốc phòng với trên 80 quốc gia thuộc cả 5 châu lục, đặc biệt chúng ta có quan hệ quốc phòng với tất cả 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là những quốc gia có vai trò, có ảnh hưởng chủ chốt trong duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Đây là điều chưa từng có từ trước tới nay.

Bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Theo bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, đó là cơ hội thuận lợi để chúng ta ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh, duy trì hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

"Ngày nay, Việt Nam đang có nhiều nỗ lực đóng góp vào hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Chúng ta nỗ lực thúc đẩy tuân thủ luật pháp quốc tế và giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Chúng ta đã 3 lần đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch ASEAN, 2 lần làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đang tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc", bà Nguyễn Phương Nga dẫn chứng thêm.

Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến, đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Là một đất nước đã phải chịu quá nhiều những khổ đau, mất mát do chiến tranh, dân tộc Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, phản đối chiến tranh, bạo lực. Và như một lẽ tự nhiên, Việt Nam được quốc tế coi là biểu tượng của đất nước vì hoà bình, một đối tác vì hòa bình bền vững. Việt Nam không chỉ gửi đi thông điệp đó mà còn có rất nhiều hành động, nhiều đóng góp cụ thể, thiết thực cho việc ngăn chặn xung đột, ngăn chặn chiến tranh, vì hoà bình bền vững trên thế giới. /.

Theo: Trường Giang/Phát thanh Quân đội

Tin mới hơn

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 29/3

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 29/3

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 29/3, các giải đấu hàng đầu châu Âu cấp CLB sẽ trở lại sau quãng thời gian nghỉ để nhường chỗ cho FIFA Days.

70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

VOV.VN - Nếu không có đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, không có sức mạnh của toàn dân, của lòng dân, sự phối hợp của chiến trường cả nước thì không làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

Nhận định chứng khoán 29/3: VN-Index sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.291 điểm

Nhận định chứng khoán 29/3: VN-Index sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.291 điểm

Thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục đà tăng và chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục hướng về các mức cao hơn. Đồng thời, thị trường bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực nên xu hướng tăng ngắn hạn sẽ rõ ràng hơn trong những phiên giao dịch tới và chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt hoàn toàn mức kháng cự 1.291 điểm trong những phiên giao dịch tới.

“Các giao dịch chuyển tiền lớn cần nhận biết bằng sinh trắc học”

“Các giao dịch chuyển tiền lớn cần nhận biết bằng sinh trắc học”

VOV.VN - Thiếu tá Phí Văn Thanh cho rằng, để thế giới an toàn hơn thì chế tài cơ bản nhất mà chúng ta có thể làm là buộc các giao dịch chuyển tiền lớn cần phải nhận biết bằng hình thức sinh trắc học.

Các biện pháp hỗ trợ đầu tư phải hướng đến mục tiêu kép

Các biện pháp hỗ trợ đầu tư phải hướng đến mục tiêu kép

Góp ý vào dự thảo Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, khi thiết kế các biện pháp hỗ trợ đầu tư, cần lựa chọn các phương án chính sách sao cho đạt được mục tiêu kép - đó là vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa có tác động tích cực lan tỏa và dài hạn cho kinh tế - xã hội.

Động lực mới từ Tháng hành động vì HTX

Động lực mới từ Tháng hành động vì HTX

Việc Liên minh HTX Việt Nam tổ chức Tháng hành động vì HTX đang là động lực mạnh mẽ giúp nhiều HTX tích cực thực hiện những kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm phát huy thế mạnh của mô hình kinh tế tập thể.

Hà Nội đặt mục tiêu có 1.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong năm 2024

Hà Nội đặt mục tiêu có 1.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong năm 2024

Hà Nội đặt mục tiêu năm 2024, có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, có khoảng 35 - 40% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Chuyển đổi số phải thẩm thấu vào từng công việc, từng con người

Chuyển đổi số phải thẩm thấu vào từng công việc, từng con người

Đây là ý kiến phát biểu của Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải tại buổi trao đổi kinh nghiệm về việc triển khai Đề án 06/Chính phủ với TP. Hồ Chí Minh.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa dông do đón không khí lạnh yếu

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa dông do đón không khí lạnh yếu

SKĐS - Từ chiều tối và đêm 28/3 đến ngày 29/3, ở khu vực Bắc Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 70mm.

Miền Bắc mưa bất chợt, trưa hửng nắng, Nam Bộ sắp có mưa giải nhiệt

Miền Bắc mưa bất chợt, trưa hửng nắng, Nam Bộ sắp có mưa giải nhiệt

VTV.vn - Tại miền Bắc, sau ngày hôm qua (26/3) nắng ráo, hôm nay (27/3) trời nhiều mây, buổi sáng có sương mù nhẹ và có nơi mưa bất chợt. Nam Bộ tiếp tục...

CHÍNH THỨC! HLV Troussier và VFF chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

CHÍNH THỨC! HLV Troussier và VFF chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

VTV.vn - Ngay sau thất bại 0-3 trước ĐT Indonesia trên sân nhà Hàng Đẫy, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và HLV Troussier đã đi đến quyết định chấm dứt...

Trình tự, thủ tục cấp đổi thẻ căn cước công dân mới từ 1/7

Trình tự, thủ tục cấp đổi thẻ căn cước công dân mới từ 1/7

VTV.vn - Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

Chính thức: EVN được điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần

Chính thức: EVN được điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần

VTV.vn - Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên thì giá điện được phép điều chỉnh tăng. Thời gian điều chỉnh tối thiểu 3 tháng một lần.

Khất lần xuất hoá đơn bán lẻ xăng dầu tạo cơ hội cho trốn thuế hoành hành

Khất lần xuất hoá đơn bán lẻ xăng dầu tạo cơ hội cho trốn thuế hoành hành

VTV.vn - Hiện cả nước vẫn còn hơn 800 đại lý xăng dầu chưa thực hiện quy định phát hành hoá đơn điện tử mỗi lần bán hàng.

Thời tiết hôm nay 26/3: Nam Bộ và Tây Nguyên nắng nóng gay gắt, Hà Nội có mưa

Thời tiết hôm nay 26/3: Nam Bộ và Tây Nguyên nắng nóng gay gắt, Hà Nội có mưa

VOV.VN - Thời tiết ngày 26/3, , khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên tiếp tục có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát cách tính lãi suất với thẻ tín dụng

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu rà soát cách tính lãi suất với thẻ tín dụng

Ngân hàng Nhà nước vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thẻ ngân hàng, đồng thời đảm bảo các loại phí, lãi suất, phương pháp tính lãi đối với từng loại thẻ...

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại