Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Vị thế Việt Nam trong tháng làm chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ

Trong tháng 4 này, Việt Nam đang đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp quốc (LHQ). Giữa “đấu trường” quốc tế với nhiều sức ép, Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại, lồng ghép các vấn đề ưu tiên của mình và có những đóng góp riêng.

vi the viet nam trong thang lam chu tich hoi dong bao an lhq

Ngày 19/4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì phiên thảo luận cấp cao trực tuyến về chủ đề: “Tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột”

Ông Nguyễn Hải Lưu, Phó Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao, trao đổi với PV về những việc mà Việt Nam đang thực hiện để đảm nhận trọng trách tại LHQ. Ông nói:

vi the viet nam trong thang lam chu tich hoi dong bao an lhq

“Trong một số vấn đề phức tạp, có sự cọ xát về quan điểm, ta bảo đảm lập trường nguyên tắc, lấy luật pháp và thông lệ quốc tế làm cơ sở chính, thể hiện thái độ cân bằng, xây dựng và có trách nhiệm. Ví dụ trong vấn đề gia hạn cơ chế hỗ trợ nhân đạo tại Syria, Việt Nam đã kiên trì lập trường ủng hộ cứu trợ nhân đạo tại Syria, coi đây là nhân tố quan trọng nhất”.

Ông Nguyễn Hải Lưu, Phó Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao

Trên cương vị Chủ tịch HĐBA, Việt Nam thực hiện nhiều việc định kỳ theo tháng; tổ chức, chủ trì, điều hành các cuộc họp của HĐBA; tổ chức trao đổi với nhiều cấp để thống nhất chương trình làm việc và các ưu tiên trong tháng làm chủ tịch; đại diện HĐBA trong quan hệ, thông tin với các nước thành viên ngoài HĐBA, các cơ quan của LHQ, tổ chức quốc tế và báo chí để thực hiện nỗ lực tăng cường thông tin và minh bạch hóa hoạt động của HĐBA.

Trong vai trò Chủ tịch HĐBA, các nước đều tranh thủ lồng ghép, thúc đẩy những vấn đề thuộc ưu tiên của mình, dưới hình thức tổ chức họp cấp cao hoặc xây dựng văn kiện về chủ đề đó. Trong tháng 4/2021, Việt Nam triển khai một số sự kiện điểm nhấn, đồng thời là những ưu tiên của ta. Đó là:

Phiên họp cấp bộ trưởng trực tuyến về chủ đề “Khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hoà bình bền vững: Tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn” do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn chủ trì vào tối 8/4;

Phiên thảo luận cấp cao trực tuyến về chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột” do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì vào ngày 19/4;

Phiên thảo luận mở trực tuyến về chủ đề “Bảo vệ cơ sở thiết yếu đối với sự sống của người dân trong xung đột vũ trang” do lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì vào ngày 27/4;

Phương châm của Việt Nam là dựa trên kinh nghiệm đảm nhận vị trí chủ tịch HĐBA tháng 1/2020 và năm đầu tiên tham gia HĐBA, Việt Nam sẽ thể hiện vai trò chủ tịch một cách tích cực, chủ động, có trách nhiệm; khách quan, minh bạch; xử lý hài hoà, cân bằng mối quan tâm của các nước đối với vấn đề được thảo luận tại HĐBA và thúc đẩy hợp tác, đồng thuận tại HĐBA.

Việt Nam có thể lồng ghép các ưu tiên của mình trong công việc tại tháng đảm nhiệm chủ tịch HĐBA như thế nào thưa ông?

Chúng ta bước vào tháng đảm nhận vị trí chủ tịch HĐBA lần này với tâm thế mới, đặc biệt là sau thành công của ĐH Đảng XIII với những định hướng phát triển lớn của đất nước, trong đó, đường lối đối ngoại là kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại đa phương tại HĐBA.

Việc đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐBA chính là triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại mà ĐH Đảng XIII đề ra, trong đó có đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc.

Các chủ đề mà Việt Nam đề ra đều có sự liên thông với nhau: thúc đẩy hoà bình bền vững ở tất cả các giai đoạn và đặc biệt là nhấn mạnh vấn đề giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, ngăn ngừa xung đột.

Ngăn ngừa xung đột là ngăn ngừa từ sớm, từ xa. Khi xung đột xảy ra, chúng ta quan tâm bảo vệ lợi ích của người dân, các nhóm dễ bị tổn thương, từ đó quan tâm bảo vệ hạ tầng thiết yếu đối với người dân trong xung đột vũ trang như bệnh viện, trường học, nhà máy điện...

Sau khi kết thúc xung đột, chúng ta quan tâm việc giải quyết hậu quả như khắc phục hậu quả bom mìn, ổn định cuộc sống của người dân, những cộng đồng bị ảnh hưởng vì vật liệu nổ, để tập trung phát triển bền vững.

Từ nay cho đến hết nhiệm kỳ vào cuối năm 2021, chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy các ưu tiên đề ra từ khi ứng cử là Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ.

Trong 2 nhiệm kỳ HĐBA của Việt Nam, tình hình chính trị - an ninh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược giữa các nước ngày càng gay gắt. Việt Nam ứng xử như thế nào để vượt qua những khó khăn đó và đảm nhiệm tốt vai trò của mình?

Đúng là tình hình chính trị - an ninh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh nước lớn gay gắt, nhiều điểm nóng, xung đột (đặc biệt ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi) căng thẳng, chưa thể giải quyết.

Đại dịch COVID-19 vẫn hoành hành và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội - an ninh - hòa bình quốc tế, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động của HĐBA. Tuy nhiên, HĐBA đã thích ứng rất nhanh và hiệu quả với đại dịch. Trong năm qua, HĐBA xử lý khối lượng công việc lớn hơn: Tổ chức và tham gia hơn 450 cuộc họp cấp đại sứ, thông qua gần 150 văn kiện các loại; cơ chế/phái bộ gìn giữ hoà bình vẫn được gia hạn, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của mình. Là một ủy viên không thường trực, Việt Nam đã có những đóng góp của riêng mình, thúc đẩy công việc chung của HĐBA.

Sau một năm tham gia, chúng ta đã có một số kinh nghiệm, trong đó có bài học kinh nghiệm về: Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; Kiên trì, kiên định lập trường, tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ.

Trong một số vấn đề phức tạp, có sự cọ xát về quan điểm, ta bảo đảm lập trường nguyên tắc, lấy luật pháp và thông lệ quốc tế làm cơ sở chính, thể hiện thái độ cân bằng, xây dựng và có trách nhiệm. Ví dụ trong vấn đề gia hạn cơ chế hỗ trợ nhân đạo tại Syria, Việt Nam đã kiên trì lập trường ủng hộ cứu trợ nhân đạo tại Syria, coi đây là nhân tố quan trọng nhất. Ta đã bỏ phiếu cho cả dự thảo của Nga và của phương Tây về vấn đề này chứ không chọn bên. Các nước đều hiểu và coi trọng ý kiến, lập trường của Việt Nam.

Cảm ơn ông.

Tin mới hơn

Vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng làm 7 người tử vong: Khởi tố 1 nhân viên Nhà máy xi măng Yên Bái

Vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng làm 7 người tử vong: Khởi tố 1 nhân viên Nhà máy xi măng Yên Bái

Vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng làm 7 người tử vong: Khởi tố 1 nhân viên Nhà máy xi măng Yên Bái

Công điện của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ và xử lý vụ việc tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP Xi măng và Kho

Công điện của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ và xử lý vụ việc tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP Xi măng và Kho

Công điện của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các biện pháp đảm bảo ATLĐ và xử lý vụ việc tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái

Nghiêm cấm từ chối kiểm định phương tiện đã đặt lịch trực tuyến

Nghiêm cấm từ chối kiểm định phương tiện đã đặt lịch trực tuyến

VTV.vn - Cục Đăng kiểm Việt Nam nghiêm cấm trung tâm đăng kiểm từ chối tiếp nhận kiểm định phương tiện đã đặt lịch thành công qua hệ thống trực tuyến.

Nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Hà Nội có nóng trên 40 độ như ứng dụng dự báo?

Nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Hà Nội có nóng trên 40 độ như ứng dụng dự báo?

VTV.vn - Hiện nay mạng xã hội đang lan truyền thông tin dự báo từ ứng dụng điện thoại trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tới đây, thủ đô Hà Nội nhiệt độ có thể...

Cảnh giác trước quảng cáo xuất khẩu lao động sang Canada

Cảnh giác trước quảng cáo xuất khẩu lao động sang Canada

VTV.vn - Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác về trào lưu xuất khẩu lao động sang Canada để tránh bị lừa đảo.

Bắc Bộ có mưa rào và dông, trưa chiều trời nắng

Bắc Bộ có mưa rào và dông, trưa chiều trời nắng

VTV.vn - Hà Nội có mưa rào và dông vài nơi; trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa...

Hiệp định Geneve 1954 không chỉ là mốc son lịch sử của dân tộc mà còn mang ý nghĩa thời đại

Hiệp định Geneve 1954 không chỉ là mốc son lịch sử của dân tộc mà còn mang ý nghĩa thời đại

VTV.vn - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve (1954 - 2024), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn về ý nghĩa của sự kiện...

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Chung tay tiết kiệm để không thiếu điện

Chung tay tiết kiệm để không thiếu điện

Cuối tuần qua, Thường trực Chính phủ có cuộc họp về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và đặc biệt trong mùa cao điểm nắng nóng sắp tới. Tại đây, Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Để đạt được điều này, bên cạnh nỗ lực của ngành điện, đòi hỏi người dân và doanh nghiệp phải chung tay tiết kiệm điện.

Xanh hóa sẽ giúp ngành gỗ cải thiện đơn hàng

Xanh hóa sẽ giúp ngành gỗ cải thiện đơn hàng

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) NGÔ SỸ HOÀI, để cải thiện đơn hàng và tăng doanh thu xuất khẩu, các doanh nghiệp ngành gỗ cần quan tâm đến yếu tố xanh.

Đón không khí lạnh, miền Bắc sắp chuyển mưa lớn

Đón không khí lạnh, miền Bắc sắp chuyển mưa lớn

TPO - Dự báo do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu, trong chiều tối và đêm các ngày từ 21-24/4, miền Bắc có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to. Khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Từ Điện Biên Phủ năm 1954 đến Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không năm 1972

Từ Điện Biên Phủ năm 1954 đến Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không năm 1972

Kinhtedothi - Bảo tàng Chiến thắng B-52 (Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội) phối hợp Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tổ chức triển lãm “Từ Điện Biên Phủ năm 1954 đến Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972”.

Thời tiết hôm nay 21/4: Hà Nội chiều tối có mưa rào và dông, gió giật mạnh

Thời tiết hôm nay 21/4: Hà Nội chiều tối có mưa rào và dông, gió giật mạnh

VOV.VN - Thời tiết hôm nay 21/4, Hà Nội và Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, vùng núi cục bộ có mưa to.

Hầu hết đường bay nội địa đã kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hầu hết đường bay nội địa đã kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

VOV.VN - Một tuần trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, các chuyến bay từ hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đều có tỷ lệ đặt chỗ cao dù trước đó các hãng hàng không đã có kế hoạch tăng thêm chuyến bay trong dịp lễ này.

Giá vàng hôm nay 21/4: Vàng SJC giao dịch ở mức 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 21/4: Vàng SJC giao dịch ở mức 84 triệu đồng/lượng

VOV.VN -Vàng SJC niêm yết giá mua vào - bán ra ở mức 82 - 84 triệu đồng/lượng, giao ngay trên sàn Kitco đang ở mức 2.392,6 USD/oz.

Hồi ức của cựu chiến binh Điện Biên Phủ từng viết thư cho Tổng thống Pháp

Hồi ức của cựu chiến binh Điện Biên Phủ từng viết thư cho Tổng thống Pháp

VOV.VN - Bên cạnh kỷ niệm hào hùng về những ngày “rực trời đất Điện Biên Phủ toàn thắng” 70 năm trước, mỗi người lính trở về từ mặt trận lại có những câu chuyện đời thường riêng, giản dị mà thấm đẫm tinh thần lạc quan, lòng yêu chuộng hoà bình.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại