Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Tự chủ đại học: Học phí tăng “chóng mặt”, chất lượng đào tạo có tăng?

VOV.VN - Khi chuyển sang tự chủ, nhiều trường đại học đang đồng loạt tăng học phí. Nhiều trường công lập học phí mỗi năm từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Điều này khiến không ít phụ huynh, học sinh lo ngại về khả năng chi trả học phí trong suốt 4-5 năm học đại học.

PGS.TS Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, tự chủ là định hướng đúng đắn, nhất định phải làm để phát triển giáo dục đại học, song cần làm thế nào cho phù hợp với thực tiễn đất nước.

tu chu dai hoc hoc phi tang chong mat , chat luong dao tao co tang hinh anh 1
PGS.TS Bùi Thị An (Ảnh: KT)

“Tự chủ đại học là đúng hướng nhưng giáo dục không phải hình thức thu lợi nhuận đến mức nào cũng được. Đầu tư, xã hội hóa giáo dục cũng cần thiết nhưng không thể lợi nhuận vô biên, phải rất hài hòa giữa đầu tư nhà nước và nhân dân. Tăng học phí thế nào để phù hợp với tài chính của người dân. Đặc biệt khi tăng học phí đại học cần tương xứng với chất lượng đào tạo, đẩy mạnh việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Bên cạnh những trường đào tạo tốt, nhìn chung chất lượng giáo dục đại học ở nước ta chưa thực sự tốt. Bởi vậy câu hỏi lớn đặt ra là học phí tăng nhưng chất lượng đào tạo có tăng hay không? Và nhấn mạnh rằng, tăng học phí cần có giới hạn, để đảm bảo mọi người đều có cơ hội tiếp cận giáo dục đại học, không thể để học sinh chỉ vì học phí quá cao mà không thể theo học đại học”, PGS.TS Bùi Thị An nhấn mạnh.

Trong bối cảnh tự chủ giáo dục đại học, PGS.TS Bùi Thị An cũng cho rằng, Bộ GD-ĐT cần đẩy mạnh khâu thanh tra, điểm tra công tác đầu tư, thu chi tại các trường đại học, tự chủ không có nghĩa muốn làm gì thì làm, mà phải đảm bảo minh bạch.

tu chu dai hoc hoc phi tang chong mat , chat luong dao tao co tang hinh anh 2
Học phí đại học tăng cao khiến không ít phụ huynh, học sinh gặp áp lực về tài chính. (Ảnh minh họa)

TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, khi nói đến tăng học phí, bất kể quốc gia nào cũng đều có nguyên tắc với các trường công lập là học phí phải đảm bảo tính công bằng, tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người. Do đó, mức học phí thường có quy định giới hạn, không phải tăng vô hạn mà cần căn cứ vào mức thu nhập trung bình của người dân.

“Người dân đóng thuế, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, do đó con em họ phải được thụ hưởng những quyền lợi giáo dục tại hệ thống trường công lập, không thể bắt người học phải chịu một gánh nặng lớn về học phí.

Một nền giáo dục tốt phải thỏa mãn một số yếu tố bao gồm tính công bằng về cơ hội học tập, tiêu chí chất lượng, hiệu quả (cùng một khoản tiền phải sử dụng sao cho có hiệu quả nhất), tính thống nhất (tức cần chính sách nhất quán trong toàn bộ hệ thống giáo dục). Nếu thỏa mãn được cả 4 tiêu chí trên mới có thể coi là một nền giáo dục tốt. Ở nước ta hiện nay đang nói nhiều đến chuyện phải nâng cao chất lượng nhưng chất lượng đó có thực hay không lại là chuyện khác. Khi nâng cao chất lượng bằng cách nâng chi phí cho đào tạo lên mà không có các nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước hay từ hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ dựa vào học phí thì không ổn. Học phí tăng nhưng cần có sự kiểm soát, phải đảm bảo không vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc công bằng của giáo dục, để mọi người đều có cơ hội tiếp cận giáo dục đại học”, TS Lê Viết Khuyến nói.

Lúng túng trong tự chủ đại học, Nhà nước không nên cắt ngân sách khi trường tự chủ

Còn theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, chủ trương tự chủ đại học là rất đúng đắn, có ý nghĩa đột phá để phát triển giáo dục đại học lên tầm cao mới, thế giới đã thực hiện tự chủ từ rất lâu.

“Hiện nay Chính phủ đã cho thực hiện thí điểm ở 23 trường đại học từ 7 năm trước, đây là 1 quyết định đúng đắn. Mặc dù còn nhiều cản trở, nhưng nhìn chung có tốt hơn so với khi chưa thí điểm, trong đó có ĐH Tôn Đức Thắng nhờ có cơ chế tự chủ mà lọt được vào top 400 của thế giới thời kỳ 2015-2000”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nói.

tu chu dai hoc hoc phi tang chong mat , chat luong dao tao co tang hinh anh 3
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, đến nay khi nhìn lại tổng thể việc thực hiện cơ chế tự chủ đại học đang còn rất nhiều lúng túng. Trong cả giới quản lý lẫn học thuật đang có sự nhầm lẫn giữa trao quyền tự chủ cho các trường đại học với việc Nhà nước phân quyền cho cơ sở cũng như với đòi hỏi cơ sở phải tự túc về tài chính.

“Luật pháp không đồng bộ, cản trở lẫn nhau, chỉ đạo và triển khai tiền hậu không thống nhất, lủng củng, nửa vời. Đang có sự lẫn lộn và xung đột giữa cơ chế tự chủ với cơ chế chủ quản (như cũ), mà chủ quản vẫn mạnh hơn, cũng có nghĩa là nói tự chủ nhưng vẫn chưa được tự chủ theo đúng nghĩa. Nếu kéo dài tình trạng này, thì chủ trương của Đảng và Nhà nước về tự chủ đại học mặc dù rất đúng đắn nhưng có khả năng phá sản, giáo dục đại học của Việt Nam sẽ không có lối ra để có thể nhanh chóng trưởng thành”, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nhận định.

Để giải quyết tình trạng này, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng nằm ngoài khả năng của Bộ GD-ĐT mà cần chỉ đạo của các cấp cao, giao cho các bên liên quan thực hiện theo chức năng của mình về tham mưu điều chỉnh các quy định của pháp luật theo hướng nhất quán thực hiện chủ trương tự chủ đại học. Hiện nay đang có sự không đồng bộ giữa luật giáo dục đại học với nhiều luật, nghị định và hướng dẫn.

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, để mở đường cho giáo dục đại học cần sớm thống nhất một số quan điểm. Trong đó, không đánh đồng tự chủ đại học với tự túc về nguồn lực. Nhà nước không nên cắt ngân sách của các trường đại học tự chủ mà trái lại cần tăng cường hỗ trợ ngân sách cho những trường triển khai thành công chủ trương tự chủ đại học, xem đó như là những nơi xứng đáng được Nhà nước tập trung đầu tư để nâng nhanh chất lượng của những trường này lên, giúp các trường sớm trở thành trường trọng điểm quốc gia.

Để trao quyền tự chủ thực sự cho các trường đại học, đặc biệt với các trường công lập, cần kiên quyết xóa bỏ cơ quan chủ quản, để có được điều này đòi hỏi cơ quan chủ quản phải tự nguyện từ bỏ quyền lực, sự chỉ huy trực tiếp của mình đối với trường đại học, không được ẩn dưới tên gọi mập mờ khác như “cơ quan quản lý trực tiếp”.

“Cũng xin lưu ý xóa bỏ cơ quan chủ quản hay xóa bỏ cơ chế cơ quan chủ quản nhưng chúng ta không hề phủ nhận vai trò lãnh đạo cực kỳ quan trọng của các cơ quan quản lý Nhà nước và của tổ chức Đảng trong trường”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, trao quyền tự chủ thì phải xác định cụ thể là trao quyền đó cho ai. Nhà nước không thể trao quyền tự chủ trường đại học cho một cá nhân mà phải cho một tập thể lãnh đạo và tập thể đó phải thực sự là tổ chức quyền lực cao nhất trong trường là Hội đồng trường. Bởi vậy thành lập Hội đồng trường là khâu đột phá trong tiến trình trao quyền tự chủ cho các trường đại học.

Chừng nào cơ quan chủ quản còn chưa tự nguyện từ bỏ vai trò độc quyền chỉ đạo và quản lý trực tiếp của mình theo định chế có cấu trúc kiểu tập quyền/cơ chế chủ quản đối với cơ sở giáo dục đại học thì ở đó chưa nên vội vàng thành lập Hội đồng trường và do đó không nên máy móc chuyển trường qua cơ chế tự chủ. Trao quyền tự chủ thì cơ cấu quản trị, quản lý trường đại học cũng phải thay đổi, không thể vẫn theo thiết chế tập quyền/cơ chế chủ quản như cũ. Cần thay đổi cơ cấu tổ chức và điều lệ hoạt động của trường đại học sao cho phù hợp với cơ chế tự chủ. Phải gắn liền việc trao quyền tự chủ với việc nâng cao trách nhiệm giải trình của trường đại học./.

Theo: Nguyễn Trang/VOV.VN

Tin mới hơn

"Bức tranh sáng" xuất khẩu nông sản

"Bức tranh sáng" xuất khẩu nông sản

Trong hơn 2 tháng đầu năm 2024, hầu hết các nhóm hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đều tăng trưởng mạnh, có mặt hàng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

OCOP tận dụng cơ hội lên sàn

OCOP tận dụng cơ hội lên sàn

Sự phát triển của thương mại điện tử đã thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cho các địa phương, doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, không nhiều DN, hợp tác xã tận dụng được lợi thế của thương mại điện tử cho mục tiêu này. Nguyên nhân đến từ những rào cản về nguồn nhân lực và cả bài toán chi phí đầu tư, quản lý vận hành...

Thúc đẩy kinh tế trang trại

Thúc đẩy kinh tế trang trại

Thời gian qua, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang mang lại những kết quả tích cực góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm và thu nhập cho người dân. Các trang trại cũng giúp đáp ứng nguồn nông sản chất lượng, an toàn đối với người tiêu dùng tại thành phố và các địa phương khác.

Ngày 19/3: Giá vàng thế giới tăng nhẹ, trong nước biến động trái chiều

Ngày 19/3: Giá vàng thế giới tăng nhẹ, trong nước biến động trái chiều

Ngày 19/3/2024, giá vàng thế giới đang giao dịch ở mức 2.160,8 USD/ounce. Trong nước, giá vàng biến động nhẹ.

Không khí lạnh gây mưa rào ở miền Bắc, trời chuyển rét

Không khí lạnh gây mưa rào ở miền Bắc, trời chuyển rét

VTV.vn - Do ảnh hưởng của không khí lạnh, hôm nay (19/3), khu vực miền Bắc và Bắc miền Trung có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to, trời chuyển rét.

Việt Nam đã miễn thị thực đơn phương với 13 nước, là địa bàn du lịch trọng điểm

Việt Nam đã miễn thị thực đơn phương với 13 nước, là địa bàn du lịch trọng điểm

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Bộ đang triển khai đàm phán với 80 nước về miễn thị thực song phương, có đi có lại về hộ chiếu ngoại giao và công vụ.

Lịch thi đấu vòng loại World Cup: ĐT Việt Nam khó khăn, Nhật Bản gặp Triều Tiên

Lịch thi đấu vòng loại World Cup: ĐT Việt Nam khó khăn, Nhật Bản gặp Triều Tiên

Lịch thi đấu vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, ĐT Việt Nam đối mặt khó khăn trước đối thủ là Indonesia trong khi trận ĐT Nhật Bản gặp ĐT Triều Tiên cũng đáng được chờ đợi.

Nông dân Lý Sơn thu hoạch tỏi đông xuân: Năng suất không cao, giá thấp

Nông dân Lý Sơn thu hoạch tỏi đông xuân: Năng suất không cao, giá thấp

Nông dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang bước vào mùa thu hoạch tỏi vụ đông xuân 2023 – 2024. Vụ tỏi năm nay, nông dân Lý Sơn xuống giống gieo trồng trên 310 ha. Những ruộng tỏi trồng sớm gặp thời thời tiết thuận lợi nên năng suất có phần nhỉnh hơn những ruộng tỏi xuống giống muộn.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Thời tiết hôm nay 18/3: Không khí lạnh ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay 18/3: Không khí lạnh ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ

VOV.VN - Thời tiết ngày 18/3, do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ phổ biến từ 15-18 độ, vùng núi từ 12-15 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ.

Giá vàng hôm nay 18/3: Giá vàng SJC vẫn trên 81 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 18/3: Giá vàng SJC vẫn trên 81 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước đứng ở mức trên 81 triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới giảm nhẹ giao dịch ở mức 2.152,4 USD/oz.

Thời tiết ngày 17/3: Bắc Bộ tiếp tục có sương mù và mưa phùn, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 17/3: Bắc Bộ tiếp tục có sương mù và mưa phùn, Nam Bộ nắng nóng

VOV.VN - Thời tiết ngày 17/3, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Trong khi đó Nam Bộ vẫn duy trì thời tiết nắng nóng.

Giá vàng hôm nay 17/3: Vàng SJC tăng nhẹ, niêm yết ở mức 81,7 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 17/3: Vàng SJC tăng nhẹ, niêm yết ở mức 81,7 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC đang được giao dịch với mức 79,2 – 81,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 200.000 đồng/lượng so với mở cửa phiên giao dịch cùng ngày.

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 17/3: MU đại chiến Liverpool

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 17/3: MU đại chiến Liverpool

VOV.VN - Theo lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 17/3 rạng sáng 18/3, người hâm mộ sẽ được chứng kiến màn so tài giữa MU vs Liverpool tại tứ kết FA Cup 2023/2024.

Hội báo toàn quốc 2024: Cơ hội lớn để lan tỏa, quảng bá các sản phẩm OCOP

Hội báo toàn quốc 2024: Cơ hội lớn để lan tỏa, quảng bá các sản phẩm OCOP

Không chỉ gây ấn tượng khi có quy mô nhất từ trước đến nay, Hội báo toàn quốc năm 2024 đang diễn ra tại TP.HCM, còn tạo nên sự khác biệt khi có 64 gian trưng bày với hàng trăm sản phẩm OCOP đặc trưng của các địa phương trên khắp cả nước.

Xúc cảm tháng Ba nơi Điện Biên Phủ

Xúc cảm tháng Ba nơi Điện Biên Phủ

VOV.VN - Trong những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm “Chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", nhiều đoàn khách thập phương lại trở về thành phố Điện Biên Phủ thăm chiến trường năm xưa, trong đó có rất nhiều cựu chiến binh, với xúc cảm đặc biệt, được sống lại những thời khắc hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.

Bế mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024

Bế mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024

NDO - Chiều 16/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau gần 2 ngày làm việc với 10 phiên thảo luận chuyên sâu, Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024 đã chính thức bế mạc.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại