Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ: “Lợi ích là rõ ràng, nhưng cẩn trọng vừa làm vừa đánh giá"

VOV.VN - TS Bùi Lê Minh: "Để cẩn trọng, trong khi vẫn phải tập trung tiêm cho người lớn thì chỉ nên tiêm vaccine Covid-19 cho nhóm 15-17 tuổi có bệnh nền và tiêm thử nghiệm các loại vaccine với số lượng giới hạn để vừa làm vừa đánh giá".

Bộ Y tế vừa có công văn gửi cho Sở Y tế các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Theo đó, Bộ Y tế cho biết sẽ mở rộng đối tượng tiêm chủng COVID-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi, theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương. Bộ Y tế đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10/2021 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện.

Hiện tại, nhiều phụ huynh học sinh mong muốn con em được tiêm phòng vaccine Covid-19 để có khả năng phòng bệnh tốt hơn khi “sống chung với Covid” trong xã hội bình thường mới. Tuy nhiên, cũng có không ít phụ huynh băn khoăn, trăn trở liệu vaccine Covid-19 có ảnh hưởng đối với con em mình khi trẻ em vẫn đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện cơ thể về mặt sinh học…

Phóng viên VOV.VN phỏng vấn TS Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học (Viện Kỹ thuật Công nghệ cao, Đại học Nguyễn Tất Thành) liên quan đến những trăn trở này của nhiều bậc phụ huynh.

Lợi ích của việc tiêm vaccine là rõ ràng, nhưng phải tính thời điểm phù hợp

PV: Trong bối cảnh dịch đang nhiều diễn biến phức tạp, ông đánh việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ dưới 18 tuổi có tác dụng như thế nào?

TS Bùi Lê Minh: Việc tiêm phòng cho trẻ em dưới 18 tuổi nhìn chung là cần thiết như các đối tượng khác. Tiêm phòng giúp giảm tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng và quan trọng nhất là hạn chế được rất nhiều những trường hợp bệnh nặng và nguy cơ tử vong với người bệnh.

Không những thế, một khi trẻ em được phòng ngừa với bệnh dịch thì phụ huynh sẽ an tâm công tác hơn, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất trong xã hội được quay trở lại như bình thường.

PV: Có ý kiến cho rằng, trẻ em không phải là đối tượng có nguy cơ cao nếu như đã bao phủ tiêm vaccine Covid-19 cho hầu hết các đối tượng trên 18 tuổi. Ông bình luận gì về điều này?

TS Bùi Lê Minh: So với các nhóm tuổi khác thì nhóm tuổi dưới 18 có nguy cơ nhiễm bệnh và bị bệnh nặng thấp hơn nhóm còn lại. Tuy nhiên, khi số ca bệnh tăng nhanh thì số trẻ em mắc bệnh cũng tăng theo. Khi các đối tượng trên 18 tuổi đã tiêm vaccine bao phủ hết thì nhóm dưới 18 sẽ là nhóm có nguy cơ mắc bệnh và bệnh nặng cao hơn.

TS Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học (Viện Kỹ thuật Công nghệ cao, Đại học Nguyễn Tất Thành)
TS Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học (Viện Kỹ thuật Công nghệ cao, Đại học Nguyễn Tất Thành)

Nghiên cứu ở Mỹ gần đây cho thấy, khi biến thể Delta đang phát tán mạnh thì số ca nhiễm ở trẻ em dưới 18 tuổi tăng mạnh nhất ở nhóm 0-4 tuổi. Với nhóm 12-17 tuổi thì họ đang triển khai tiêm vaccine, nguy cơ lây nhiễm của nhóm này đã giảm bằng 1/10 so với trẻ em cùng độ tuổi mà chưa tiêm phòng.

Ngoài ra, trong nhóm tuổi này cũng có những em có vấn đề về sức khỏe, nhất là các vấn đề về hệ miễn dịch làm các em cũng nằm trong nhóm có nguy cơ tương tự như người lớn có các vấn đề này. Trong số ít trẻ em phải nằm viện vì bệnh nặng hoặc tử vong trên thế giới, phần lớn là thuộc nhóm này.

Lợi ích của việc tiêm phòng là rõ ràng, nhưng vấn đề quan trọng là thời điểm nào lợi ích đem lại lớn hơn nguy cơ đối với nhóm tuổi này và với cả cộng đồng thì lại là vấn đề cần phải quan tâm.

PV: Dựa trên các thống kê và nghiên cứu thực tế của thế giới và trong nước cho thấy, tỉ lệ tử vong do Covid-19 ở trẻ em thấp hơn nhiều so với các đối tượng khác. Phần lớn trẻ em khỏe mạnh nếu mắc Covid-19 cũng không có triệu chứng, hoặc nhẹ như cảm cúm và nhanh khỏi. Vậy việc tiêm phòng vaccine Covid-19 liệu có nhiều tác dụng trong phòng chống dịch cho trẻ?

TS Bùi Lê Minh: Như tôi đã nói, nếu xét về mức độ giảm nguy cơ lây nhiễm thì vaccine cũng có tác dụng với trẻ, làm giảm tỷ lệ ca nhiễm và ca nhiễm phải điều trị tại bệnh viện.

Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ đáng kể khi các nhóm tuổi khác đã được tiêm phòng đầy đủ. Trước đó thì lợi ích này là không đáng kể khi so với nguy cơ của cả cộng đồng.

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, cơ thể vẫn đang hoàn thiện

PV: Là một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học, theo ông với sự phát triển của cơ thể về sinh học, trẻ em ở độ tuổi nào tiêm vaccine Covid-19 thì phù hợp?

TS Bùi Lê Minh: Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ vì đây là giai đoạn cơ thể vẫn đang hoàn thiện và có nhiều biến đổi về nội tiết, nên không thể hoàn toàn loại trừ những tác dụng phụ có thể xảy ra muộn hơn thông thường.

Ngoài ra, nhóm dưới 1 tuổi hệ miễn dịch vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Vì thế những lo ngại về vấn đề tiêm vaccine với sự phát triển sinh học của cơ thể trẻ em cũng không phải là không có cơ sở.

Độ tuổi dưới 18 cũng là một khoảng tương đối, nhóm 15-17 tuổi nhiều trường hợp đã có đặc điểm cũng giống như người trưởng thành và ngày nay các em cũng có nhiều hoạt động xã hội, có thể làm tăng các nguy cơ lây nhiễm. Vì thế, theo tôi thì nhóm 15-17 tuổi có thể cân nhắc tiêm vaccine trước giống như người lớn. Còn với nhóm trẻ dưới 2 tuổi thì nên đẩy mạnh việc tiêm vaccine cho mẹ và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ.

Với nhóm còn lại, nếu chỉ xét theo độ tuổi thì trong giai đoạn hiện nay khi nhiều tỉnh, thành còn đang thiếu vaccine cho người lớn thì nhóm này chưa phải nhóm nên ưu tiên để tiêm chủng, trừ các trường hợp có bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch.

PV: Nhiều người, nhất là các bậc cha mẹ đang khá băn khoăn về việc tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ, vì cho rằng vaccine được nghiên cứu và áp dụng trong thời gian quá ngắn, virus thì biến đổi liên tục, rồi cả việc trẻ em cơ thể chưa phát triển hoàn thiện… Theo ông, lo lắng này liệu có cơ sở?

TS Bùi Lê Minh: Về phương diện khoa học thì chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn những giả thuyết về nguy cơ lâu dài của vaccine nếu không có bằng chứng trực tiếp, nhưng dựa vào những bằng chứng củng cố cho vấn đề vaccine không gây ra hậu quả lâu dài cho trẻ em, thì có thể nhận định là khả năng này dù có cũng là rất nhỏ.

Sự kiện có thể nói là lớn nhất liên quan tới nguy cơ tác dụng phụ lâu dài với vaccine cho trẻ em có thể nhắc tới là một nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa việc tiêm vaccine HiB (phòng viêm phổi và viêm màng não) cho trẻ em trên 2 tháng tuổi và tỷ lệ tăng trẻ em bị tiểu đường từ những năm 90 của thế kỷ trước.

Tuy nhiên, quan sát này sau đó đã được thực hiện lại bởi các nhóm nghiên cứu khác và sau khi thảo luận ở các hội đồng y tế quốc tế thì kết luận cuối cùng là bằng chứng không đủ thuyết phục về mối liên hệ này. Những vaccine dùng virus sống thế hệ đầu cũng gây ra một số sự cố về lây nhiễm bệnh từ virus trong vaccine, nhưng sau đó phần lớn các vaccine đã không sử dụng công nghệ này nữa.

Các công nghệ mới như vaccine DNA (AstraZeneca, Sputnik V) hay mRNA (Pfizer, Moderna) đều không dẫn tới thời gian tồn tại lâu dài của các vật chất di truyền ngoại lai trong cơ thể người nhận vaccine, nhưng AstraZeneca, Pfizer, Moderna đều có liên quan tới các tác dụng phụ sau khi tiêm chỉ được phát hiện ở sau thời gian nghiên cứu lâm sàng như hiện tượng đông máu do vaccine, sốc phản vệ do dị nguyên chưa được xác định chính xác hoặc nguy cơ viêm cơ tim.

Ở nhiều nước, tiêm vaccine cho con do phụ huynh toàn quyền quyết định

PV: Theo tìm hiểu của ông thì ở Hàn Quốc và nhiều nước, việc tiêm vaccine cho trẻ được thực hiện thế nào, trên cơ sở bắt buộc hay tự nguyện, thưa ông?

TS Bùi Lê Minh: Chưa có nhiều nước đang thực hiện tiêm vaccine cho trẻ em (mới khoảng hơn 10 nước). Ở Hàn Quốc mới bắt đầu tiêm chủng cho nhóm tuổi 16-18 từ ngày hôm qua (18/10) nhưng các trường học đã hoạt động giảng dạy trực tiếp từ tháng 8 với giới hạn số học sinh có thể tham gia lớp học, tùy thuộc vào bậc học và nguy cơ của từng khu vực. Việc tiêm chủng là không bắt buộc với những thiếu niên khỏe mạnh, chỉ bắt buộc với các trường hợp có bệnh nền.

Ameron Mabins, 13 tuổi, đang được tiêm vaccine Pfizer tại San Antonio, Mỹ hồi tháng 5/2021. (Ảnh: New York Times)
Ameron Mabins, 13 tuổi, đang được tiêm vaccine Pfizer tại San Antonio, Mỹ hồi tháng 5/2021. (Ảnh: New York Times)

Chương trình tiêm chủng với nhóm 12-15 tuổi sẽ được thực hiện sau và dựa trên cơ sở cung cấp thông tin đầy đủ về lợi ích, nguy cơ cho người chăm sóc để đưa ra quyết định.

Ở các nước quyết định sử dụng các vaccine truyền thống hơn như Sinopharm, Sinovac, Hayat-Vax, Abdala thì độ tuổi cho phép tiêm vaccine được nới rộng hơn rất nhiều, xuống nhóm 2-3 tuổi. Tuy nhiên cũng không phải là chương trình bắt buộc mà phụ huynh được toàn quyền quyết định. Ví dụ ở Anh thì Hội đồng Vaccine và Chủng ngừa (JCVI) đã cân nhắc lợi ích và nguy cơ trong việc có nên tiêm vaccine cho nhóm trẻ 12-15 tuổi hay không và đã đưa đến nhận định là lợi ích là quá nhỏ, nhưng việc tiêm vaccine cho trẻ có bệnh nền là cần thiết. Có thể thấy, các nước đều có những quyết định khác nhau dựa trên đánh giá lợi ích, nguy cơ và các nguồn cung cấp vaccine.

PV: Trong thời điểm hiện nay với các loại vaccine hiện có, nếu tiêm cho trẻ em, theo ông loại vaccine nào là phù hợp?

TS Bùi Lê Minh: Các loại vaccine đã được cấp phép cho sử dụng với trẻ em đều có khả năng sử dụng được ở Việt Nam.

Tuy nhiên, theo tôi thì để tiến hành cẩn trọng thì trong giai đoạn đầu khi vẫn đang phải tập trung cho việc tiêm chủng người lớn tuổi và người có bệnh nền thì chỉ nên tiêm chủng cho nhóm 15-17 tuổi có bệnh nền và tiêm thử nghiệm các loại vaccine với số lượng giới hạn để vừa làm vừa đánh giá.

Với cách làm này, khi đã đảm bao phủ vaccine ở các nhóm nguy cơ cao hơn thì chúng ta sẽ có số liệu thực tế ở trong nước để làm cơ sở cho chương trình tiêm vaccine diện rộng cho trẻ em.

Với nguy cơ thấp trong khả năng bị bệnh nặng của trẻ em thì tôi vẫn đánh giá các vaccine sử dụng công nghệ truyền thống cao hơn. Những vaccine này mặc dù phần lớn hiệu quả bảo vệ kém hơn so với các vaccine dùng công nghệ mới, nhưng ở nhóm tuổi này sự khác biệt sẽ không còn đáng kể, trong khi khả năng bảo vệ giảm các ca nặng và tử vong giữa các vaccine không có khác biệt lớn. Việc giảm các nguy cơ tác dụng phụ sau tiêm khi dùng các loại vaccine này cũng sẽ đỡ gây ảnh hưởng tới việc học của trẻ hay tâm lý phụ huynh.

PV: Xin được hỏi, với cá nhân ông, khi được lựa chọn vaccine tiêm cho con, ông sẽ chọn loại nào?

TS Bùi Lê Minh: Theo quan điểm cá nhân của tôi thì nếu chương trình tiêm chủng tiến hành cho trẻ em, tôi sẽ cho con tiêm các vaccine dùng virus bất hoạt (Sinopharm, Hayat-Vax) hoặc tiểu phần virus (Abdala).

Các thông tin thực tế và lịch sử sử dụng các loại vaccine dạng này có thể khiến tôi an tâm hơn, nhưng không có nghĩa là các vaccine mới không an toàn. Phương án tốt nhất là đưa ra nhiều lựa chọn cho phụ huynh tự quyết định khi có thể tiêm chủng cho trẻ em.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Theo: An An/VOV.VN (Thực hiện)

Tin mới hơn

Hà Nội: Tăng cường hơn 700 lượt xe phục vụ người dân về quê nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội: Tăng cường hơn 700 lượt xe phục vụ người dân về quê nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Để phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5, Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội đã triển khai kế hoạch tăng cường hơn 700 lượt xe.

Giá vàng hôm nay, 18-4: Tiếp tục giảm mạnh

Giá vàng hôm nay, 18-4: Tiếp tục giảm mạnh

(NLĐO)- Giá vàng hôm nay sụt giảm khi thị trường ngày càng giảm kỳ vọng Mỹ tăng lãi suất, đồng USD tăng giá rất mạnh.

Đền Hùng dự kiến đón 500.000 khách trong ngày Giỗ Tổ (18/4)

Đền Hùng dự kiến đón 500.000 khách trong ngày Giỗ Tổ (18/4)

VTV.vn - Hôm nay (18/4) là ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Ban quản lý Đền Hùng dự kiến đón 500.000 khách trong ngày này.

Dự báo thời tiết 18/4/2024: Miền Bắc sáng mưa giông, trưa hửng nắng

Dự báo thời tiết 18/4/2024: Miền Bắc sáng mưa giông, trưa hửng nắng

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2024, các vùng trên cả nước đều có nắng; riêng miền Bắc sáng có mưa giông, phía Đông Bắc Bộ trời dịu mát. Trung Bộ khả năng mưa rào vào chiều tối.

Tăng cường hoạt động thanh kiểm tra vận tải dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Tăng cường hoạt động thanh kiểm tra vận tải dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Nhằm đảm bảo trật tự, ATGT, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 01/5, Thanh tra Bộ GTVT đề nghị các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm trong hoạt động GTVT.

Yên Bái: Chủ động ứng phó với mưa dông, lốc, sét và gió giật mạnh

Yên Bái: Chủ động ứng phó với mưa dông, lốc, sét và gió giật mạnh

Yên Bái: Chủ động ứng phó với mưa dông, lốc, sét và gió giật mạnh

Dự kiến ngày 22/4 sẽ thông hầm đường sắt Bãi Gió

Dự kiến ngày 22/4 sẽ thông hầm đường sắt Bãi Gió

VTV.vn - Các đơn vị đường sắt đang huy động hàng trăm nhân công để khắc phục sự cố sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió với mục tiêu đến 22/4 sẽ thông hầm.

Czech ghi nhận 3 ca tử vong do ho gà, cảnh báo dịch bệnh lây lan

Czech ghi nhận 3 ca tử vong do ho gà, cảnh báo dịch bệnh lây lan

VTV.vn - Ngày 15/4, giới chức y tế Cộng hòa Czech cho biết đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong liên quan đợt bùng phát ho gà đang diễn tiến rất nhanh tại quốc...

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Đề xuất quy định chỉ được công chứng ngoài trụ sở trong 6 trường hợp

Đề xuất quy định chỉ được công chứng ngoài trụ sở trong 6 trường hợp

VTV.vn - Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) bỏ quy định cho phép công chứng ngoài trụ sở vì "có lý do chính đáng khác", quy định chỉ được công chứng ngoài...

Cảnh báo thủ đoạn lừa nhận thưởng bảo hiểm y tế

Cảnh báo thủ đoạn lừa nhận thưởng bảo hiểm y tế

VTV.vn - Các cơ quan Bảo hiểm xã hội cảnh báo hiện tượng lừa đảo mới khi người dân bị các đối tượng giả mạo cán bộ Nhà nước để chiếm đoạt tài sản.

Nắng nóng gay gắt trên cả nước, có nơi trên 39 độ C

Nắng nóng gay gắt trên cả nước, có nơi trên 39 độ C

VTV.vn - Nắng nóng gay gắt tiếp tục tiếp diễn trên cả nước. Trong đó khu vực Tây Bắc phổ biến với nền nhiệt trên 39 độ C, còn Nam Bộ và Tây Nguyên trên 38...

Ký ức của người lính Điện Biên: Gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

Ký ức của người lính Điện Biên: Gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

Trong số các cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ, nhiều người hiện đang sinh sống tại tỉnh Lào Cai. 70 năm trôi qua, những kí ức trong họ về một thời gian khổ nhưng hào hùng vẫn không hề phai nhạt.

Lịch thi đấu và trực tiếp U23 châu Á hôm nay 16/4: Khởi tranh bảng tử thần

Lịch thi đấu và trực tiếp U23 châu Á hôm nay 16/4: Khởi tranh bảng tử thần

Lịch thi đấu và trực tiếp U23 châu Á hôm nay 16/4, khởi tranh bảng tử thần, đại diện bóng đá Đông Nam Á ra quân

Thời tiết hôm nay 16/4: Tây Bắc nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ C

Thời tiết hôm nay 16/4: Tây Bắc nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ C

VOV.VN - Thời tiết hôm nay 16/4, khu vực Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ, có nơi trên 39 độ.

Ứng dụng mạnh chuyển đổi số trong ứng phó với hạn mặn ở ĐBSCL

Ứng dụng mạnh chuyển đổi số trong ứng phó với hạn mặn ở ĐBSCL

Theo các chuyên gia, nhà khoa học, cần ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong ứng phó với hạn mặn ở ĐBSCL

Những ký ức hào hùng không thể nào quên của cựu chiến sĩ Điện Biên

Những ký ức hào hùng không thể nào quên của cựu chiến sĩ Điện Biên

VOV.VN - Những ký ức còn đọng mãi với thời gian của cựu chiến sĩ Điện Biên như tiếng chuông lịch sử vang mãi, nhắc nhở các thế hệ sinh ra trong hòa bình trân trọng công lao của các thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống để dựng xây hòa bình cho hôm nay.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại