Sau khi công bố số liệu quý II, các tổ chức quốc tế dự báo ra sao về tăng trưởng GDP nửa cuối năm?
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II tăng trưởng tích cực, với tốc độ tăng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,99% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020 - 2024. Tính chung, GDP 6 tháng đầu năm tăng 6,42%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 6,58% của 6 tháng đầu năm 2022 trong giai đoạn 2020 - 2024.
Bất ngờ so với kỳ vọng
Nhìn nhận kết quả này, ông Jose Vinals, Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered cho biết, với mức tăng trưởng toàn cầu năm nay được dự báo đạt 3%, thì mức GDP tăng 6% của Việt Nam - cao hơn hầu hết các nền kinh tế khác có thể đạt được là một tín hiệu khả quan.
Đặc biệt, mức tăng trưởng này cũng cao hơn so với các thị trường mới nổi khi các thị trường này dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 4% trong năm nay, trong đó thị trường mới nổi châu Á dự kiến sẽ tăng trưởng 5%.
Vì vậy, ông Jose Vinals khẳng định, ngay cả khi thế giới phức tạp, nền kinh tế Việt Nam năm nay sẽ tốt hơn năm ngoái với mức tăng trưởng GDP là 6%.
“Tôi rất tin tưởng vào triển vọng trung và dài hạn của Việt Nam, cho dù có những rủi bất ổn trong ngắn hạn liên quan đến tỷ giá hối đoái, lạm phát... Điều quan trọng là duy trì tầm nhìn và có những chính sách đúng đắn để tiếp tục đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế phát triển theo hướng xanh và bền vững”, ông Jose Vinals nhìn nhận.
Ông Jose Vinals, Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered. (Nguồn: Nguyễn Ngọc).
Còn theo ông Paulo Medas, Trưởng Đoàn Điều hành IV, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo sẽ phục hồi ở mức gần 6% trong năm 2024 được hỗ trợ bởi cầu bên ngoài tiếp tục mạnh mẽ, đầu tư trực tiếp nước ngoài ổn định và các chính sách nới lỏng hỗ trợ.
“Xuất khẩu đang gia tăng, hoạt động sản xuất đang phục hồi trở lại, đây là những tín hiệu rất tích cực. Chính phủ và ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng đưa ra những chính sách hỗ trợ nền kinh tế, và điều này sẽ giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong năm 2024", ông Paulo Medas đánh giá.
Ông Paulo Medas, Trưởng Đoàn Điều hành IV, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). (Nguồn: Nguyễn Ngọc).
Trong Báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam của Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB nêu rõ, kết quả kinh tế quý II đã gây bất ngờ so với kỳ vọng (6%), khi cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều hoạt động mạnh mẽ trong quý.
"Với kết quả hoạt động trong quý II cao hơn kỳ vọng của chúng tôi và thị trường cũng như tạo ra tín hiệu tích cực, triển vọng cho năm 2024 vẫn tươi sáng”, báo cáo của UOB kỳ vọng.
Những rủi ro vẫn còn hiện hữu
Ngay sau khi có kết quả tăng trưởng GDP của quý II và 6 tháng đầu năm 2024 tích cực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị Chính phủ điều chỉnh kịch bản tăng trưởng cả năm lên từ 6,5 - 7% thay vì 6 - 6,5% theo Nghị quyết 01.
Trong đó, Bộ mạnh dạn kiến nghị với Chính phủ đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn 7% để có những chỉ đạo quyết liệt hơn, hướng đến mục tiêu này dựa vào các yếu tố tác động gồm xu hướng tăng trưởng tích cực của khu vực và thế giới; đầu tư bao gồm cả đầu tư của khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt là đầu tư FDI, đều tăng trưởng tích cực; và các động lực về xuất khẩu đã phục hồi và tỷ lệ các doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu tăng lên nhanh chóng; du lịch phục hồi khá mạnh mẽ.
Ngoài ra, Quốc hội đã thông qua hiệu lực của ba luật rất quan trọng, đó là Luật Đất đai, Luật Bất động sản và Luật Kinh doanh nhà ở. Với các quy định mới thông thoáng hơn và tạo điều kiện hơn, thị trường bất động sản sẽ có tín hiệu khởi sắc trong 6 tháng cuối năm, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Cùng với đó, Chính phủ rất quyết liệt và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt 4 địa phương là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, phải quyết liệt hơn nữa trong việc thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng.
Tuy vậy, UOB cũng lưu ý trong nửa cuối năm kinh tế thế giới có thể sẽ chứng kiến hiệu quả hoạt động trầm lắng hơn, do bị ảnh hưởng bởi cơ sở dữ liệu cao hơn trong nửa cuối năm 2023 cũng như những rủi ro vẫn còn hiện hữu, bao gồm xung đột giữa Nga và Ukraine và ở Trung Đông giữa Israel và Hamas có thể làm gián đoạn các thị trường năng lượng và thương mại toàn cầu.
Song nhờ sự phục hồi của nhu cầu ngành bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á cũng như khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn sẽ hỗ trợ cho triển vọng của Việt Nam.
“Chúng tôi giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,0% cho năm 2024, so với mục tiêu tăng trưởng của Chính phủ là 6,0 - 6,5%” UOB nêu rõ.
Trong khi đó, chuyên gia IMF cho rằng những rủi ro vẫn còn cao như xuất khẩu, động lực chính của nền kinh tế Việt Nam, có thể yếu hơn nếu tăng trưởng toàn cầu không được như kỳ vọng, căng thẳng địa chính trị toàn cầu dai dẳng hoặc tranh chấp thương mại gia tăng.
Ở trong nước, những yếu kém kéo dài của thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể tác động mạnh hơn dự kiến đến khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng, làm phương hại đến tăng trưởng kinh tế cũng như làm suy yếu sự ổn định tài chính.
Với điều kiện tiền tệ nới lỏng, nếu áp lực tỷ giá hối đoái kéo dài lâu hơn, việc này sẽ dẫn đến tác động truyền dẫn lớn hơn đến lạm phát trong nước.
“Do phục hồi kinh tế không đồng đều, các chính sách vẫn mang tính hỗ trợ cao trong năm 2024, nhưng có thể cần phải điều chỉnh để ứng phó với những rủi ro đối với triển vọng kinh tế", ông Paulo Medas nhận định.
Theo ông Micheal Kokalari, Kinh tế trưởng của VinaCapital, kinh tế Việt Nam đã đạt được kết quả tăng trưởng cao hơn kỳ vọng trong nửa đầu năm nhờ động lực chính đến từ sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.
Trong nửa cuối năm, chuyên gia VinaCapital kỳ vọng lĩnh vực sản xuất của Việt Nam sẽ tiếp tục phục hồi khi lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng của sản xuất có nghĩa là lượng hàng tồn kho của các nhà sản xuất sẽ có xu hướng giảm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hoạt động sản xuất sẽ phục hồi vào nửa cuối năm.
Bên cạnh đó, việc tăng lương cơ sở thêm 30% cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy sự phục hồi tiêu dùng. Ngoài ra, VinaCapital cũng kỳ vọng chi tiêu đầu tư công vẫn sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2024.
"Chúng tôi vẫn giữ nguyên mức kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,5%", ông Micheal Kokalari nêu rõ".
Theo doanhnhanvn.vn
Tin mới hơn

Người trẻ hôm nay yêu nước không chỉ bằng thái độ
VOV.VN - Hòa bình không phải tự dưng mà có, nó được đánh đổi bằng máu xương của biết bao thế hệ cha ông. Người trẻ hôm nay luôn biết ơn và trân trọng lịch sử. Họ yêu nước không chỉ bằng thái độ mà bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.

Thời tiết hôm nay 28/4: Bắc Bộ chuyển mát, Nam Bộ nóng trên 36 độ C
VOV.VN - Thời tiết hôm nay 28/4, Bắc Bộ trời chuyển mát, vùng núi Bắc Bộ có nơi trời lạnh. Trong khi đó khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 50-55%.

Ký ức người lính thắp lửa trái tim thế hệ trẻ
VOV.VN - Nửa thế kỷ đã qua, nhưng ký ức về một thời "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí những người lính từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 28/4
VOV.VN - Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 28/4, sân cỏ Việt Nam và châu Âu tiếp tục sôi động diễn ra.

Thị trường trong nước là "phao cứu sinh" nhưng nhiều doanh nghiệp khó bám vào
VOV.VN - Về dư địa thị trường trong nước, nhiều doanh nghiệp coi đây như là phao cứu sinh. Nhưng thị trường này có quy nhỏ, không thể nhiều doanh nghiệp bám vào đó được.

Gần đến 30/4, “cháy” vé máy bay nhiều chặng, tàu hỏa và xe khách dễ thở hơn
VOV.VN - Càng gần đến lễ 30/4 vé bay nhiều chặng đã “cháy”, tàu hỏa và xe khách dễ thở hơn vì có nhiều phương án hơn. Tuy nhiên, các hãng vận tải khuyến nghị hành khách chủ động mua vé sớm, sắp xếp thời gian để đến đúng giờ và tránh tình trạng quá tải đi lại.

Dựa vào dân để giải phóng Sài Gòn và tiếp quản thành phố
VOV.VN - Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, khẳng định chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 là nhờ kết hợp cả sức mạnh quân sự và sức mạnh chính trị cũng như làm tốt công tác dân vận, địch vận.

Đẩy mạnh sản xuất lúa chất lượng cao: Liên kết chặt chẽ để đảm bảo đầu ra cho nông dân
Trong những năm gần đây, sản xuất lúa chất lượng cao đang trở thành xu hướng tất yếu trong chiến lược nâng cao giá trị hạt gạo Việt. Tuy nhiên, để mô hình này thực sự bền vững, bài toán đầu ra ổn định và nguồn lực tài chính vẫn là những thách thức cần được giải quyết đồng bộ.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Hàng không dự kiến đón 2,4 triệu khách cao điểm 30/4-1/5
(VTC News) - Theo tính toán của cơ quan chức năng, lượng khách qua các cảng hàng không cao điểm lễ 30/4-1/5/2025 dự kiến đạt khoảng 2,4 triệu khách.

Yêu cầu đảm bảo cung ứng xăng dầu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
ANTD.VN - Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa có công văn gửi thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu về việc đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu trong dịp nghỉ lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (30/4-1/5/2025).

Bộ đội Việt Nam rèn tập duyệt binh tại thủ đô Liên bang Nga
TPO - Sau khi tới Liên bang Nga, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đang tích cực rèn tập để tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).

Tạo những đột phá mạnh mẽ trợ lực cho doanh nghiệp
VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, để tạo động lực cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn thách thức hiện nay, nhà nuóc cần tạo những đột phá mạnh mẽ hơn nữa nhằm trợ lực giúp doanh nghiệp phát triển.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Cầu nối giữa sáng kiến công nghệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội
Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã và đang được Đảng, Nhà nước, nhân dân triển khai mạnh mẽ. Nghị quyết ra đời không chỉ phản ánh tầm nhìn chiến lược mà còn định hướng bước đi cụ thể cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Nhiều đoàn quốc tế từ Ấn Độ, Nepal, Úc, Mỹ, Nhật, Pháp... dự Lễ 50 năm Ngày thống nhất đất nước
(PLO)- Ngoài dự lễ kỷ niệm, các đoàn quốc tế còn đến thăm các di tích lịch sử tại TP.HCM và thành phố Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Nội.

Ngày 28/4, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến Đông Bắc Bộ
VTV.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của trẻ em
VOV.VN - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa ra công văn gửi Cục Báo chí, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử về việc tăng cường công tác bảo vệ bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.