Nghịch lý trường nghề: Lương ra trường cao hơn cả... cử nhân nhưng vẫn "khát" học viên?
Nhu cầu lao động có tay nghề chiếm khoảng 70% thị trường lao động, nhưng hiện nguồn cung chỉ đáp ứng khoảng một nửa. Trong khi nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, mức lương học viên trường nghề ra trường khá cao so với mặt bằng chung, thế nhưng các trường đào tạo nghề vẫn ít người học. Tại sao có nghịch lý này?
Lương khi ra trường cao, trường nghề vẫn "đói" học viên: Tâm lý không muốn làm "thợ" còn nặng nề
Mùa tuyển sinh lớn nhất trong năm đã bắt đầu. Hàng trăm nghìn học sinh lớp 12 đang trong những ngày căng thẳng chọn trường, chọn ngành, quyết định con đường tương lai của mình. Đây cũng là lúc câu chuyện mất cân đối trong đào tạo nguồn nhân lực cần nhìn nhận rõ hơn. Trong khi cuộc đua vào các trường đại học hết sức nóng bỏng, khối trường đào tạo nghề kỹ thuật, lao động có tay nghề vẫn khó tuyển sinh. Nhìn vào thực trạng tuyển sinh và nhu cầu của doanh nghiệp, có thể thấy rõ sự thiếu hụt công nhân kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật cao như thế nào.
Sau 2 năm dịch bệnh, một số ngành đang trên đà phục hồi cần nhiều lao động đã qua đào tạo. Nhờ đó hoạt động tuyển sinh của các trường nghề cũng trở nên tấp nập hơn. Sự quan tâm của người học là có nhưng các trường cao đẳng xác định sẽ gặp nhiều khó khăn do thí sinh có nhiều cơ hội vào đại học hơn.
Theo TS. Trịnh Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội, dù có những thách thức trong việc thu hút đào tạo nghề song mấu chốt để các trường nghề có thể tạo ra yếu tố cạnh tranh chính là từ chỗ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Nhiều học viên trường nghề có mức lương sau ra trường hấp dẫn nhưng các cơ sở đào tạo nghề đang gặp khó khăn trong việc tuyển sinh vì tâm lý ngại làm "thợ" còn nặng nề. (Ảnh minh họa)
5 năm qua, lao động kỹ thuật hầu như không tăng trong khi các nhà máy mới mở ngày càng nhiều lên. Sự mất cân đối giữa tỷ lệ học đại học và học nghề dẫn tới sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều gây lãng phí, sản xuất không phát triển được vì thiếu người làm việc trực tiếp trong các nhà máy.
Từ năm nay, các trường nghề cũng sẽ tuyển sinh viên quanh năm bằng phương pháp xét học bạ. Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh khối cao đẳng là 200 nghìn em, vẫn còn thấp hơn 50% so với nhu cầu của thị trường.
Chia sẻ về góc nhìn với tư cách một đơn vị tuyển dụng, ông Nguyễn Hoàng Tú - Giám đốc dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao - Công ty cổ phẩn Kết nối nhân sự Talentnet, Trưởng ban Chiến lược Nguồn nhân lực, Hiệp hội nhân sự cho hay: "Đối với thị trường, lực lượng lao động có tay nghề cũng như lao động phổ thông đang thiếu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp FDI khi vào Việt Nam, tập trung vào các thành phố lớn có lực lượng lao động lớn ví dụ như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương… Trung bình mỗi tỉnh thành đang thiếu khoảng 50.000 - 60.000 lao động".
Theo ông Tú, câu chuyện khó khăn của trường nghề chúng ta đều đã biết trong nhiều năm qua, vất vả từ khâu tuyển sinh khi văn hóa của người Việt Nam vẫn thích việc học Đại học. Trong khi, việc trúng tuyển Đại học cũng đơn giản hơn ngày xưa khi số lượng trường tăng lên, chỉ tiêu tuyển sinh tăng. Bên cạnh đó, nội bộ các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề cũng chưa đủ nguồn lực ví dụ như thiếu hụt chất lượng giảng viên, thiếu hợp tác với doanh nghiệp hay nguồn lực liên quan đến máy móc thiết bị hỗ trợ đào tạo…
Và, điều đó xuất phát từ tâm lý "không muốn làm thợ" có thể vẫn còn nặng nề. Nguyên nhân chính có thể đến từ phía gia đình khi bố mẹ mong mỏi con học đại học để có 1 tương lai tốt hơn. Một phần nữa là xã hội cung cấp thông tin bị thiếu để rồi từ đó tâm lý thí sinh cũng có sự phân biệt, nghiêng về phía đi học đại học hơn là học nghề.
Theo:vtv.vn
Tin mới hơn

Nâng tầm giá trị gạo Việt
Năm 2023 được đánh giá là năm thành công của ngành gạo cả về lượng và chất. Tính đến tháng 11, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 7,75 triệu tấn, thu về 4,41 tỷ USD, tăng mạnh so với năm 2022.

Tạo “sân chơi” cho sản phẩm OCOP
Tiêu thụ các sản phẩm OCOP còn nhiều khó khăn, hạn chế. Sản phẩm chế biến còn ít, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ. Người tiêu dùng trong và ngoài nước thiếu thông tin về sản phẩm…

Australia ưa chuộng hàng dệt may Việt Nam
Trong bối cảnh xuất khẩu của toàn ngành dệt may Việt Nam năm nay giảm, thì xuất khẩu sang Australia vẫn tăng, đặc biệt khi nước này giảm nhập khẩu dệt may từ các nước...

Không khí lạnh tăng cường đang tràn xuống Bắc Bộ
VTV.vn - Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, hiện nay (5/12), bộ phận không khí lạnh đã báo tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp cộng đồng người Việt tại Lào
VTV.vn - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng khi trở lại mái nhà chung của cộng đồng người Việt Nam tại Lào sau chuyến thăm chính thức Lào năm 2022.

33 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD
Tổng cục Thống kê cho biết, trong 11 tháng năm 2023 có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Hà Nội là Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày năm 2023
VTV.vn - Thành phố Hà Nội vừa được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới vinh danh là Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sẵn sàng cho giai đoạn mới
VTV.vn - Từ năm 2024, 1 số quy định mới về trái phiếu DN riêng lẻ nhằm nâng cao tính minh bạch, giảm rủi ro sẽ có hiệu lực. Thị trường đã chuẩn bị như nào cho giai đoạn mới?
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Xuất khẩu thủy sản khởi sắc
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trừ nhuyễn thể có vỏ, xuất khẩu (XK) các sản phẩm chính trong tháng 11/2023 đều cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái: Tôm tăng 4%, cá ngừ tăng 26%, cá tra tăng 12%, mực, bạch tuộc tăng 3%.

Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc có nơi dưới 11 độ C
VTV.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (5/12), bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.

Mức thưởng Tết năm 2024 dành cho giáo viên như thế nào?
VTV.vn - Ở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, không có bất kỳ quy định nào thưởng Tết Dương lịch, Âm lịch hay lương "tháng 13" cho giáo viên.

Thúc đẩy tiêu dùng xanh: Từ nhận thức tới hành động
VTV.vn - Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất, tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó làm sao thúc đẩy tiêu dùng...

Lịch thi đấu và trực tiếp V.League, ngày 03/12: Tâm điểm LPBank HAGL - Becamex Bình Dương
VTV.vn - Trận đấu rất đáng chú ý giữa LPBank HAGL và Becamex Bình Dương sẽ được Đài THVN tường thuật trực tiếp lúc 17h00 trên kênh VTV5 và VTV5 Tây Nguyên.

Bế mạc Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra từ ngày 1-3/12/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội). Sau 3 ngày làm việc, với tinh thần phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao, Đại hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Ông Nguyễn Đình Khang tiếp tục giữ chức Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII.

Nghị quyết 98: Mở rộng cánh cửa đổi mới, sáng tạo
Với Nghị quyết 98, TP.HCM được giao cơ chế, chính sách vượt trội để phát huy nội lực, truyền thống sáng tạo, để phát triển.

Xây khu công nghiệp sinh thái: Sẽ đẩy mạnh cộng sinh công nghiệp
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng khu công nghiệp sinh thái. Dự thảo Thông tư này đề xuất cộng sinh công nghiệp, bao gồm các mạng lưới hợp tác: trao đổi chất thải (rắn, lỏng, khí) giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất…