Ngày 15/2, Quốc hội thảo luận việc điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
![]() |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Sau đó, Đại diện Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết. Tiếp đó, các đại biểu thảo luận ở tổ về nội dung này.
Buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Sau đó, các đại biểu thảo luận ở hội trường về: Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Điều kiện để thực hiện kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên
Trước đó, tại phiên khai mạc Kỳ họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày Tờ trình Đề án bổ sung về phát triển KTXH năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng và củng cố, chuẩn bị tốt các yếu tố nền tảng để thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2021-2030, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Chỉ tiêu 2021-2025 nào chưa đạt thì phải quyết tâm hoàn thành; chỉ tiêu nào đạt rồi thì phải nâng cao chất lượng, hiệu quả.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Do đó, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026). Tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh.
Tờ trình của Chính phủ nêu rõ các điều kiện để thực hiện kịch bản tăng trưởng đạt 8% trở lên. Theo đó, cần có tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế, giải pháp; phân cấp, phân quyền triệt để. Hoàn thành công tác sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, không để ảnh hưởng đến người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò dẫn dắt tăng trưởng của các vùng động lực, hành lang kinh tế và cực tăng trưởng. Trong đó, tăng trưởng GRDP của các địa phương năm 2025 tối thiểu ở mức 8-10%, nhất là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các địa phương tiềm năng, thành phố lớn là đầu tàu, cực tăng trưởng cần phấn đấu mức tăng trưởng cao hơn bình quân chung cả nước; có cơ chế khuyến khích phù hợp đối với các địa phương tăng trưởng cao, có điều tiết về Trung ương.
Thẩm tra đề án, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế cơ bản thống nhất với mục tiêu, yêu cầu, kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 trong Tờ trình, Báo cáo của Chính phủ.
"Việc trình Quốc hội điều chỉnh tăng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 thể hiện quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, góp phần củng cố, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng 2 con số trong thời gian đủ dài, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng" - ông Vũ Hồng Thanh nêu rõ.
Thảo luận tại tổ về nội dung này vào chiều 14/2, các đại biểu đồng tình với 6 nhóm giải pháp Chính phủ đưa ra để đạt mục tiêu này trong thời gian tới. Các đại biểu cho rằng giải pháp quan trọng nhất vẫn là cải cách thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn của điểm nghẽn. Khắc phục tình trạng chậm giải ngân, kém hiệu quả đang là rào cản lớn cho tăng trưởng. Tận dụng đầu tư công và vốn đầu tư công nước ngoài để tạo động lực cho khu vực kinh tế trong nước.
Tin mới hơn

“Xanh hóa” để phát triển bền vững
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng trở nên cấp bách, cụm từ “phát triển bền vững” không còn xa lạ với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn trong hành trình “xanh hóa”.

Bất động sản công nghiệp: Cú hích từ chính sách và FDI
BNEWS Việc đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý tại các dự án bất động sản khu công nghiệp gần đây đang mở ra cơ hội tăng trưởng cho phân khúc này và góp phần thu hút đầu tư.

Sương mù ở miền Bắc năm nay có thể còn kéo dài đến đầu tháng 4
Dự báo cao điểm mùa mưa phùn, sương mù ở miền Bắc năm nay có thể còn kéo dài đến đầu tháng 4 tới.

Cơ hội để nền kinh tế bứt phá
Muốn kinh tế tăng trưởng hai con số phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Thảo, cuộc cách mạng chuyển đổi số (CĐS) sẽ là một trong những nhóm giải pháp quan trọng giúp tạo đà bứt phá kinh tế đất nước.

Tiếp tục ưu đãi thuế để phát triển khoa học, công nghệ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải gỡ khó, khuyến khích phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, đã thể hiện tối đa yêu cầu này tại Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Du lịch Việt Nam trên đà bứt phá
Chính sách thị thực cởi mở thu hút dòng khách "hạng sang", từ đó góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD trong ngày đầu thực hiện mô hình hải quan mới
BNEWS Đến thời điểm 17h00 ngày 15/3 (ngày đầu tiên thực hiện mô hình tổ chức bộ máy mới của cơ quan hải quan) kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1,05 tỷ USD, với trên 20,3 nghìn tờ khai.

Thời tiết ngày 16/3: Bắc Bộ trời rét, có mưa rào và dông rải rác
VTV.vn - Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, hầu hết phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử
VTV.vn - Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu...

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma tuý đến năm 2030
Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 163/2024/QH15 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống...

Vì sao thẻ BHYT tham gia lần đầu có hiệu lực sau 30 ngày mua?
VTV.vn - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, quy định này nhằm đảm bảo trách nhiệm người dân tham gia BHYT liên tục, hạn chế tình trạng chỉ tham gia...

Bắc Bộ ấm nóng trước khi không khí lạnh tràn về
VTV.vn - Dự báo trưa, chiều nay (15/3), Bắc Bộ nhiều nơi hửng nắng, ấm nóng trước khi không khí lạnh về.

Chống gian lận thương mại, bảo vệ người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử
VTV.vn - Năm 2024, lĩnh vực thương mại điện tử, quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý trên 3.400 vụ, xử phạt vi phạm hàng chính 1,9 triệu USD, hàng hóa...

Thời gian xem ti vi lý tưởng để giảm nguy cơ đột quỵ
VTV.vn - Một nghiên cứu gần đây cho thấy, việc hạn chế thời gian ngồi trước tivi xuống còn 1 giờ hoặc ít hơn mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc...

Việt Nam xúc tiến quảng bá du lịch qua điện ảnh
VTV.vn - Quảng bá điểm đến Việt Nam tại Mỹ với chủ đề "Việt Nam - Điểm đến mới của điện ảnh thế giới" là một trong những chương trình xúc tiến du lịch quy...

Các mùa sẽ thay đổi như nào?
VTV.vn - Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi sâu sắc nền nhiệt toàn cầu và sẽ khiến cho 4 mùa - xuân, hạ, thu, đông - không còn như trước.