Mức giảm trừ gia cảnh không phù hợp sẽ kéo giảm năng suất lao động
Việc tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng là mức tăng chưa từng có, mang tới nhiều kỳ vọng niềm vui tới hàng chục triệu người đang hưởng chính sách chế độ gắn với mức lương cơ sở. Tuy nhiên cũng cần kiểm soát thị trường, điều chỉnh quy định về thuế thu nhập cá nhân ra sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn để tăng lương thực sự có ý nghĩa.
Là công chức tư pháp gần 3 năm, chị Lê Quỳnh Trang, ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội đang hưởng lương hệ số 2,34 với mức hơn 4 triệu đồng/tháng. Mức lương này khó có thể đảm bảo chi tiêu cho sinh hoạt gia đình. Khi Quốc hội thông qua tăng lương cơ sở lên 30% thì cán bộ, công chức như chị cảm thấy rất phấn khởi.
“Công chức mới vào nghề như tôi cảm thấy rất vui mừng vì là như vậy mức lương của tôi sẽ được tăng lên đồng nghĩa với việc đời sống, sinh hoạt của tôi của có thêm một chút để chi trả cho cuộc sống hàng ngày” - chị Lê Quỳnh Trang nói.
Tương tự đối với nhiều giáo viên, tăng lương cơ sở 30% ở thời điểm này là động lực quan trọng để họ yên tâm làm việc. Với những người mà có thâm niên hàng chục năm công tác như cô giáo Trần Thu Hà, Phó Hiệu trưởng của một trường Trung học cơ sở ở huyện Quốc Oai, Hà Nội thì mức lương mới lên 16 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, với đa số giáo viên trẻ cùng công tác trong ngành chưa kịp mừng vì lương tăng từ 9 triệu đồng lên 12 triệu đồng, lại băn khoăn về mức giảm trừ gia cảnh và đóng thuế thu nhập cá nhân.
![]() |
Việc tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng là mức tăng chưa từng có, mang tới nhiều kỳ vọng niềm vui tới hàng chục triệu người đang hưởng chính sách chế độ gắn với mức lương cơ sở (Ảnh: KT) |
“Thực tế, trong ngành giáo dục của chúng tôi, thế hệ chúng tôi là những người bám nghề lâu rồi tôi rất mong nhà nước sẽ quan tâm tới ngành giáo dục về vấn đề lương. Tôi rất mong ở cấp trên là có thay đổi mức giảm trừ gia cảnh đối với giáo viên đang nuôi con nhỏ và nuôi bố mẹ già. Vì khi mà tăng lương như vậy thì số giáo viên được từ 12 triệu trở lên cũng nhiều mà như thế mà đối với những người mà trên 12 triệu đã phải đóng thuế thì gặp nhiều khó khăn” - cô giáo Trần Thu Hà nêu ý kiến.
Tăng lương là điều mà tất cả người lao động đều mong chờ, tuy nhiên, nếu tăng lương không đi cùng với việc giải quyết câu chuyện nâng ngưỡng thu nhập chịu thuế giảm trừ gia cảnh, sẽ khiến cho người làm công ăn lương chịu áp lực đóng thuế thu nhập, mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng với thực tế cuộc sống.
Sinh sống và làm việc tại Hà Nội, chị Nguyễn Thanh Vân đang có con nhỏ cho biết: hiện thu nhập 1 tháng của chị khoảng 15 triệu đồng, sau khi giảm trừ gia cảnh nuôi 1 con thì chị vẫn thuộc đối tượng đóng thuế thu nhập cá nhân. Theo chị Thanh Vân, lương có tăng theo từng năm nhưng mức giảm trừ gia cảnh vẫn “giậm chân tại chỗ” thì vẫn không phù hợp với người lao động sinh sống tại các thành phố lớn.
“Mức được giảm trừ của cơ quan thuế hiện đang thấp, kinh tế phát triển nên các chi phí đi theo của tôi cũng đang tăng. Ví dụ nuôi một trẻ nhỏ bây giờ với mức giảm trừ 4,4 triệu, trong khi đó mức hiện tôi đang chi trả để nuôi 1 em nhỏ bây giờ là đang không đủ so với mức thực tế tôi bỏ ra” - chị Nguyễn Thanh Vân chia sẻ.
Theo nhiều chuyên gia, việc tăng lương cơ sở lần này là phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế, tiệm cận với các quy chuẩn quốc tế. Ông Bùi Sĩ Lợi, Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: việc không điều chỉnh kịp thời mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới ý nghĩa của chính sách cải cách tiền lương.
“Việc tăng tiền lương có lợi ích cho tất cả cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang ai cũng được nâng lương. Tôi cho rằng khi cải cách tiền lương thì chúng ta phải giữ cho tiền lương đó thực chất là lượng tiền để mà người cán bộ công chức viên chức tiêu dùng trong cuộc sống đảm bảo được cuộc sống tốt đẹp hơn. Cho nên việc giảm trừ gia cảnh chúng ta phải tính toán rất kỹ…” - ông Bùi Sĩ Lợi nói.
![]() |
Cần sớm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh để phù hợp với thực tiễn (Ảnh: KT) |
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương và tiền công của người nộp thuế. Bà Lương Thị Thu, Tổng Giám đốc Công ty Đại lý thuế Tâm Việt cho rằng: thuế thu nhập cá nhân chủ yếu thu của người làm công ăn lương nên mức giảm trừ gia cảnh thấp như vậy không thu hút những chuyên gia, lao động có tay nghề cao của nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
“Hiện nay, nhiều đơn vị đang áp dụng mức lương khoán. Nhưng khi người lao động cố gắng phấn đấu để có thu nhập tăng cao hơn thì lại nghĩ đến ngưỡng phải nộp thuế cao hơn, cho nên người lao động sẽ làm không hết năng lực, khả năng cũng như tâm lý của họ không nhiệt huyết trong công việc” - bà Lương Thị Thu nói.
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân từ năm 2020 đến nay, mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng và đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Sau hơn 4 năm duy trì, mức giảm trừ gia cảnh này được cho là đã lạc hậu, không còn phù hợp với điều kiện thực tế. Nhiều ý kiến cho rằng: “Cần sớm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh để phù hợp với thực tiễn”.
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi Chỉ số giá tiêu dùng CPI biến động trên 20%, Chính phủ mới trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và giao quyền điều chỉnh giảm trừ gia cảnh cho Chính phủ thực hiện xem xét hàng năm. Vì vậy, bên cạnh tăng lương, kìm chế lạm phát, nhiều ý kiến kiến nghị, Chính phủ sớm trình sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân vào cuối năm nay và trình Quốc hội thông qua vào tháng 5 năm sau, để đảm bảo điều chỉnh đồng bộ hệ thống pháp luật cũng như quyền lợi cho người lao động.
Theo: vov.vn
vov.vn
Tin mới hơn

Thời tiết hôm nay 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nắng, đêm và sáng rét
VOV.VN - Thời tiết hôm nay 21/3, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đêm có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng, đêm và sáng trời rét.

DN Việt chủ động ứng phó với những chính sách mới từ các thị trường xuất khẩu
VOV.VN - Năm 2025 sẽ có nhiều thách thức đối với hoạt động thương mại Việt Nam, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần sớm có các biện pháp chủ động trong cảnh báo và xúc tiến, đảm bảo cho hoạt động thương mại của Việt Nam.

Tháo điểm nghẽn để kinh tế tư nhân phát huy thế mạnh
VOV.VN - Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Song kinh tế tư nhân hiện vẫn đối mặt với nhiều rào cản, không thể bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan chạm ngưỡng thấp nhất trong gần 30 tháng qua
VOV.VN - Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tuần này giao dịch ở mức 405 USD/tấn gạo 5% tấm, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2022.

Quan hệ quốc phòng với hơn 100 quốc gia, vị thế mới để Việt Nam vươn mình
VOV.VN - "Hiện nay chúng ta có quan hệ quân sự, quốc phòng với trên 100 quân đội của các quốc gia, thuộc 5 châu lục. Đối ngoại quốc phòng tham gia tích cực vào việc nâng cao vị thế của Việt Nam, làm cho đất nước chúng ta tự tin bước vào kỷ nguyên vươn mình".

Sáp nhập đơn vị hành chính và câu hỏi "miễn viện phí cho dân được không"?
VOV.VN - Sau chính sách miễn học phí, tại cuộc họp với Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đặt câu hỏi gợi mở: “Có thể phấn đấu đến 2030 miễn viện phí cho người dân được không, phải tính toán tới việc này”.

Nghịch lý: Người có thu nhập phải đóng thuế nhưng được mua nhà ở xã hội
VOV.VN - Một người có thu nhập 15 triệu đồng/tháng vừa thuộc diện thu nhập thấp theo tiêu chí nhà ở xã hội nhưng lại phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Nghịch lý này đang khiến nhiều người lao động băn khoăn, đồng thời cũng cho thấy sự chồng chéo và khoảng trống chính sách.

Sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh và nhiều quyết sách trọng đại tại Kỳ họp thứ 9
VOV.VN - Quốc hội tiến hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước ngày 30/6/2025.
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị
Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 188/2025/QH15 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hai thành phố đã triển khai ngay các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị theo quy hoạch, tạo lập hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Hạnh phúc - giá trị cốt lõi của phát triển bền vững
Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20.3) năm 2025 có chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”. Đây không chỉ là dịp để tôn vinh giá trị của hạnh phúc mà còn là cơ hội để mỗi quốc gia, mỗi người dân cùng nhìn lại hành trình hướng tới một cuộc sống thịnh vượng và bền vững.

Đổi mới sáng tạo để đạt mục tiêu tăng trưởng
Với vai trò là đầu tàu kinh tế-xã hội của cả nước, TP Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8% trở lên trong năm 2025, qua đó đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của đất nước. Để đạt được các mục tiêu đề ra, TP Hà Nội cần triển khai nhiều giải pháp nhằm phục hồi thị trường tiêu dùng trong nước, tăng cường xuất khẩu và tạo điều kiện để kinh tế số phát triển.

Chính sách thị thực để thu hút khách quốc tế
Lâu nay, độ mở của visa vẫn luôn được các quốc gia coi là chìa khóa để hút khách quốc tế. Đó là lý do mà hầu hết các nước muốn phát triển du lịch đều tiến tới xây dựng chính sách thị thực thông thoáng, linh hoạt.

Kinh tế tư nhân xứng đáng là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu
Theo TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi quan điểm, tư duy về kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải coi kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng hàng đầu của đất nước, và rõ ràng là họ xứng đáng.

Sẽ lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực thiết kế, thi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Theo Bộ Xây dựng, thực hiện chủ trương của Đảng, Bộ Chính trị, cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch mạng lưới đường sắt Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu thận trọng, kỹ lưỡng để lựa chọn phương án đầu tư, giải pháp tổ chức thực hiện tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Sửa chữa vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Đại lộ Thăng Long, các phương tiện di chuyển thế nào?
VTV.vn - Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản thông báo về việc phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công sửa chữa đường vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Đại lộ Thăng Long.

Thời tiết hôm nay 20/3: Bắc Bộ trưa chiều giảm mây trời nắng, Nam Bộ ngày nắng
GD&TĐ - Dự báo thời tiết hôm nay (20/3), Bắc Bộ trưa chiều giảm mây trời nắng; Trung Bộ mưa vài nơi, có nơi nắng; Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng.