Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Lực lượng nào đóng vai trò “giải mã” Nghị quyết 57?

VOV.VN - Muốn hiện thực hóa Nghị quyết 57, yếu tố quyết định là con người. Cần xây dựng một lực lượng nhân lực mới – những con người có tư duy đột phá, năng lực đáp ứng những yêu cầu hoàn toàn mới của thời đại.

Nghị quyết 57-NQ/TW được Bộ Chính trị ban hành với tầm nhìn chiến lược về việc sử dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số như đột phá quan trọng để thúc đẩy phát triển đất nước trong kỷ nguyên số.

luc luong nao dong vai tro giai ma nghi quyet 57 hinh anh 1
(Ảnh minh họa)

Một trong những mục tiêu cốt lõi của nghị quyết là phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là lực lượng cán bộ, công chức và nhân viên có khả năng tổ chức và thực thi chuyển đổi số ở quy mô quốc gia.

Nghị quyết 57 - Nhân lực là nòng cốt trong kỷ nguyên vươn mình

Tại Diễn đàn Phát triển xung lực mới cho quốc gia mới đây, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) cho biết, gần 10 năm đồng hành cùng cộng đồng doanh nhân và khu vực kinh tế tư nhân, mọi người luôn trăn trở với một câu hỏi lớn: Làm sao để kết nối hiệu quả giữa doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân trong nước và nền kinh tế quốc gia?

“Trong suốt thời gian đó, chúng tôi không khỏi cảm thấy ấm ức khi nhận thấy mọi thứ vẫn còn dàn trải, thiếu chiều sâu – dù Việt Nam có rất nhiều người tài, doanh nghiệp mạnh, đầy khát vọng”, bà Thủy chia sẻ.

Theo bà Thủy, trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nếu chậm chân, chúng ta không chỉ lạc hậu mà còn có nguy cơ bị thay thế. Nghị quyết 57 đã cho chiến lược rõ ràng, nhưng khâu thực thi vẫn là một thách thức lớn. Để thực hiện hiệu quả, cần có sự đồng bộ và toàn diện từ cơ chế, chính sách, thể chế cho đến văn hoá tổ chức.

“Trong bối cảnh mới, yếu tố quyết định chính là con người - đội ngũ đủ năng lực để thực thi. Muốn hiện thực hóa Nghị quyết 57, chúng ta cần xây dựng một lực lượng nhân lực mới – những con người có tư duy đột phá, năng lực đáp ứng những yêu cầu hoàn toàn mới của thời đại”, bà Thủy nhấn mạnh.

luc luong nao dong vai tro giai ma nghi quyet 57 hinh anh 2
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa)

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa) cho rằng Nghị quyết 57-NQ/TW là một cuộc cách mạng mở ra cơ hội to lớn cho quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học – công nghệ và phát triển nhân lực.

Ông Khoa cho rằng: “Hiện nay, khi ngay còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên có thể biết đến những bài toán chinh phục khoa học – công nghệ của đất nước. Các em hoàn toàn có thể hình dung và định hình tương lai của mình: trở thành kỹ sư điện tử, kỹ sư siêu thanh, chuyên gia công nghệ sinh học… Tôi tin rằng khi tốt nghiệp, các em sẽ có định hướng rõ ràng mình muốn trở thành ai, đóng góp như thế nào cho sự phát triển của đất nước”.

Tuy nhiên, để đem những bài toán lớn, bài toán cụ thể đó vào nhà trường, chúng ta đang đối mặt với thách thức lớn về nguồn lực triển khai. Nếu sinh viên được tiếp cận ngay từ đầu sẽ tạo nền tảng căn bản vững chắc.

“Các trường cần đưa những bài toán lớn của doanh nghiệp và quốc gia vào để giúp học sinh định hình vai trò tương lai như kỹ sư, nhà khoa học, nhà quản trị khoa học công nghệ. Đây là nền tảng căn bản để nuôi dưỡng lực lượng nhân sự chiến lược cho nền kinh tế tri thức. Mục tiêu đến 2045, Việt Nam sẽ có đội ngũ nhà quản trị và nhà khoa học tầm cỡ thế giới, góp phần xây dựng quốc gia phát triển dựa trên khoa học và công nghệ”, ông Khoa nêu ý kiến.

luc luong nao dong vai tro giai ma nghi quyet 57 hinh anh 3
Tiến sỹ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường trường Đại học FPT

Theo Tiến sỹ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường trường Đại học FPT, trước bối cảnh khoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng và tinh thần đổi mới thể hiện rõ trong các nghị quyết quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương, các cơ sở giáo dục cần ý thức rất rõ rằng: giáo dục không thể tiếp tục vận hành theo cách của 3 đến 5 năm trước.

“Chúng tôi đang đối mặt với nhiều thách thức – điển hình là sự “xâm nhập” mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, dẫn tới sự thay đổi căn bản về cách học, nội dung học và mục tiêu học. Và đó mới chỉ là một khía cạnh”, Tiến sỹ Lê Trường Tùng cho hay.

Về mặt trách nhiệm, Tiến sỹ Lê Trường Tùng cho rằng điều cấp thiết hiện nay là phải đặt lại câu hỏi: Nội dung chương trình đào tạo cần thay đổi như thế nào để phù hợp với bối cảnh mới?

Với một loạt Nghị quyết như 57, 68, 59… của Bộ Chính trị, nếu không có sự đổi mới sâu sắc trong giáo dục, thế hệ trẻ sẽ thiếu hụt nhiều kỹ năng thiết yếu, không thể phát huy được vai trò trong thời đại mới.

“Khi đó, rõ ràng các tổ chức giáo dục như chúng tôi sẽ không hoàn thành sứ mệnh của mình”, Tiến sỹ Lê Trường Tùng nói.

Nghị quyết 57 là biểu tượng của sự thay đổi lớn lao và quyết liệt

Theo các chuyên gia, năm 1945, Việt Nam cần bình dân học vụ để mọi người dân biết đọc, biết viết, thì ngày nay mỗi người cần biết sử dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo để có thể bắt kịp sự phát triển của thế giới. Trong đó, mỗi học sinh, sinh viên Việt Nam hôm nay cần trang bị kiến thức về công nghệ, kỹ năng về trí tuệ nhân tạo, và khả năng làm việc cùng chuyên gia quốc tế.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng yêu cầu triển khai hiệu quả “bộ tứ chiến lược” gồm: Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57); Hội nhập quốc tế (Nghị quyết 59); Xây dựng và thực thi pháp luật (Nghị quyết 66); Phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68).

Theo đó, chúng ta phải tạo ra những thế hệ trẻ có kiến thức, kỹ năng về trí tuệ nhân tạo, phát huy sức mạnh toàn dân - như từng làm trong kháng chiến. Từ trung ương đến địa phương, từ chính quyền đến giới trẻ - tất cả cần cùng nhau đổi mới, dấn thân vì sự phát triển của dân tộc. Thế hệ trẻ, với kỹ năng công nghệ và tư duy sáng tạo, sẽ là lực lượng quyết định giúp Việt Nam vượt qua các thách thức và gia nhập cộng đồng quốc tế.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT cho rằng, Việt Nam đang trải qua quá trình thay đổi quyết liệt, thần tốc.

Dự kiến ngày 1/7/2025 bộ máy chính quyền địa phương chuyển sang mô hình chính quyền 2 cấp, chỉ còn cấp tỉnh và cấp cơ sở. Ngày 1/9 tới, bộ máy sẽ chính thức vận hành theo cơ chế mới sáp nhập tỉnh và tinh gọn bộ máy.

“Không có nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện được cải cách hành chính với tốc độ và quy mô như vậy. Đó chính là niềm tin vào Việt Nam – một đất nước đang vươn lên mạnh mẽ. Với tốc độ phát triển như vậy, chúng ta buộc phải “vừa chạy vừa xếp hàng” – kể cả trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”, ông Trương Gia Bình đánh giá.

Theo Chủ tịch HĐQT FPT, con số 57 giờ đây không chỉ là một nghị quyết, mà là biểu tượng cho những thay đổi lớn lao và quyết liệt của đất nước, như Nghị quyết 68, 66, 59...

Giờ đây, các đơn vị, sở, ngành và địa phương đều sẵn sàng tiếp nhận lực lượng kỹ sư cho khoa học công nghệ. Vậy nên yêu cầu đặt ra là phải đào tạo gấp, đào tạo thực tiễn, đào tạo trong thời gian chưa từng có tiền lệ.

Vân Anh/VOV.VN

Tin mới hơn

Thời tiết hôm nay 24/6: Nhiều khu vực ngày nắng, chiều tối có mưa dông

Thời tiết hôm nay 24/6: Nhiều khu vực ngày nắng, chiều tối có mưa dông

VOV.VN - Thời tiết hôm nay 24/6, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm dễ có mưa rào và dông.

Quốc hội thông qua luật, "nới lỏng" quy định nhập quốc tịch Việt Nam

Quốc hội thông qua luật, "nới lỏng" quy định nhập quốc tịch Việt Nam

VOV.VN - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài… được nhập quốc tịch Việt Nam với điều kiện thông thoáng nhằm thu hút nguồn lực chất lượng cao.

Các Phó Chủ tịch UBND Hà Nội được phân công phụ trách, theo dõi 126 xã, phường

Các Phó Chủ tịch UBND Hà Nội được phân công phụ trách, theo dõi 126 xã, phường

VOV.VN - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa có quyết định phân công công tác đối với các Phó Chủ tịch UBND thành phố và Ủy viên UBND thành phố nhiệm kỳ 2021-2026.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: "Không phân biệt công chức cấp xã với cấp tỉnh"

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: "Không phân biệt công chức cấp xã với cấp tỉnh"

VOV.VN - Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đã hoàn thiện các quy định nhằm thực hiện chủ trương xây dựng một nền công vụ thống nhất, liên thông, đồng bộ từ Trung ương đến cấp xã, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh.

Những điều cần biết khi dùng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ 1/7

Những điều cần biết khi dùng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ 1/7

Cục Thuế vừa thông tin hướng dẫn một số nội dung cơ bản để người nộp thuế biết và thực hiện từ ngày 1/7/2025 việc sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế.

Thường trực Ban Bí thư: Chuyển đổi số liên thông, đồng bộ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm

Thường trực Ban Bí thư: Chuyển đổi số liên thông, đồng bộ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm

Theo Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, cần coi chuyển đổi số liên thông, đồng bộ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, không được khoán trắng cho bộ phận chuyên môn.

Kịp thời giải quyết chính sách cho cán bộ khi sắp xếp bộ máy: Hướng dẫn mới từ Bộ Nội vụ

Kịp thời giải quyết chính sách cho cán bộ khi sắp xếp bộ máy: Hướng dẫn mới từ Bộ Nội vụ

Bộ Nội vụ yêu cầu giải quyết nhanh chế độ cho cán bộ, công chức, người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy. Việc chi trả chính sách phải hoàn tất trước 30/6/2025.

Siết hàng giả từ chợ truyền thống đến “chợ mạng”

Siết hàng giả từ chợ truyền thống đến “chợ mạng”

Từ các khu chợ sầm uất đến các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok, hàng giả, hàng nhái và hàng vi phạm sở hữu trí tuệ đang bị lực lượng chức năng đồng loạt siết chặt.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Phát hiện vi phạm tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ xử lý nghiêm, không du di

Phát hiện vi phạm tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ xử lý nghiêm, không du di

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn đã nhấn mạnh điều này trước thềm Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Truyền hình trực tiếp: Quốc hội thảo luận về giải quyết kiến nghị cử tri

Truyền hình trực tiếp: Quốc hội thảo luận về giải quyết kiến nghị cử tri

Phiên thảo luận của Quốc hội chiều 24/6 được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 từ 14h00 để cử tri và Nhân dân theo dõi.

Ngày 23/6, Quốc hội thảo luận về cơ chế xử lý khó khăn do quy định của pháp luật

Ngày 23/6, Quốc hội thảo luận về cơ chế xử lý khó khăn do quy định của pháp luật

Đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.

Ứng phó biến động thị trường lúa gạo

Ứng phó biến động thị trường lúa gạo

Từ đầu năm 2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục giảm, hiện ở mức dưới 390 USD/tấn. Xuất khẩu gạo đang đối mặt với thách thức kép, là nhu cầu sụt giảm trong khi nguồn cung dồi dào, đa dạng từ nhiều quốc gia với mức giá cạnh tranh.

Hoàn thiện pháp luật, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hoàn thiện pháp luật, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú, khoa học, công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế quốc gia. Ứng dụng khoa học công nghệ có một vai trò đặc biệt quan trọng nhưng làm sao để phát triển khoa học công nghệ thì vấn đề hoàn thiện pháp luật cần được coi trọng.

Từ 1/7, doanh nghiệp không có VNeID sẽ không được truy cập hệ thống thuế điện tử

Từ 1/7, doanh nghiệp không có VNeID sẽ không được truy cập hệ thống thuế điện tử

VOV.VN - Từ ngày 1/7/2025, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng tài khoản cũ để truy cập hệ thống thuế điện tử, thay vào đó phải đăng nhập bằng tài khoản định danh điện tử theo quy định tại Nghị định 69/2024.

TPHCM mới: Xây dựng tầm nhìn chung cho một siêu đô thị trong tương lai

TPHCM mới: Xây dựng tầm nhìn chung cho một siêu đô thị trong tương lai

VOV.VN - Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của TPHCM. Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một TPHCM với diện mạo không gian và địa giới mới. Trước mắt, theo các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, TPHCM mới cần có tầm nhìn về quy hoạch và xác định động lực tăng trưởng.

Nền tảng quan trọng để kinh tế số phát triển lành mạnh

Nền tảng quan trọng để kinh tế số phát triển lành mạnh

(PLVN) - Tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) sửa đổi. Thủ tướng khẳng định, đây là một văn bản pháp lý then chốt, đóng vai trò nền tảng trong việc cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng cũng như các Nghị quyết mới của Bộ Chính trị, nhất là trong giai đoạn cả nước đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại