Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Kết nối thế hệ trẻ vươn tới đỉnh cao khoa học

Trong bối cảnh chuyển đổi số và yêu cầu ngày càng cao về tự chủ công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho các lĩnh vựccông nghệ chiến lược trở thành nhiệm vụ cấp thiết.
Kết nối thế hệ trẻ vươn tới đỉnh cao khoa học
Trong bối cảnh chuyển đổi số và yêu cầu ngày càng cao về tự chủ công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho các lĩnh vực công nghệ chiến lược trở thành nhiệm vụ cấp thiết.

Nhà khoa học hôm nay không chỉ dừng lại ở nghiên cứu mà còn mang sứ mệnh truyền cảm hứng, dẫn dắt thế hệ trẻ dấn thân vào khoa học-công nghệ với tinh thần sáng tạo và hội nhập quốc tế.

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia nhấn mạnh, phát triển nhân lực chất lượng cao là then chốt để đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững. Với trách nhiệm trong giảng dạy, nhiều nhà khoa học đã và đang đóng vai trò là người dẫn đường, truyền cảm hứng tư duy phản biện và tinh thần nghiên cứu cho thế hệ kế tiếp.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Mỹ Dung, Phó Viện trưởng Công nghệ nano (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) - một trong hai nhà khoa học nữ xuất sắc vừa được nhận Giải thưởng Kovalevskaia 2024 - không chỉ là một nhà khoa học tài năng mà còn là một nhà giáo tâm huyết.

Chị đã hướng dẫn nhiều sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, nhất là các nữ nghiên cứu viên, khuyến khích họ dấn thân vào lĩnh vực khoa học, công nghệ. Không chỉ định hướng đề tài nghiên cứu, tìm nguồn học bổng, thầy hướng dẫn và phòng thí nghiệm cho các bạn trẻ, chị còn luôn phối hợp với các đơn vị tiếp nhận và gửi nhiều cán bộ, sinh viên học Thạc sĩ, Tiến sĩ tại Hàn Quốc và đưa hàng chục nghiên cứu sinh, thực tập sinh đến đào tạo tại trường đại học và đối tác nước ngoài ở Mỹ, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản…

Tuy nhiên, để làm tốt vai trò truyền lửa, các nhà khoa học vẫn đối mặt nhiều rào cản: thiết bị thiếu, kinh phí hạn chế, môi trường nghiên cứu chưa đạt chuẩn quốc tế. Nhiều cơ sở nghiên cứu ở Việt Nam chưa đủ điều kiện để tạo ra không gian học thuật mở, sáng tạo và thực hành đủ sâu cho sinh viên.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Mỹ Dung chia sẻ, công tác nghiên cứu khoa học đòi hỏi đầu tư lớn về thiết bị, cơ sở vật chất, tài chính và thời gian. Trong khi đó, nhiều cơ sở đào tạo và nghiên cứu tại Việt Nam điều kiện còn hạn chế, việc tạo ra môi trường học tập và nghiên cứu chuẩn quốc tế cho sinh viên và nghiên cứu viên trẻ còn nhiều trở ngại.

Nhiều nhà khoa học cũng cho rằng, chúng ta thiếu nguồn lực, đội ngũ chuyên gia sâu; lực lượng giảng viên, nhà khoa học còn mỏng, chưa bao phủ đầy đủ các lĩnh vực cần thiết, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ chiến lược. Điều này khiến việc xây dựng chương trình đào tạo mang tính bài bản, cập nhật trình độ quốc tế gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, thiếu định hướng và sự hỗ trợ để đưa sinh viên giỏi ra nước ngoài học tập, nghiên cứu; cơ chế tuyển chọn, hỗ trợ từ nhà nước hoặc nhà trường đôi khi chưa hiệu quả.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hải Đăng, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, hiện nay số lượng sinh viên của trường theo học nhóm ngành công nghệ chiến lược như công nghệ sinh học, y sinh, dược học chiếm khoảng 20% tổng số sinh viên toàn trường. Ngoài việc tham gia nghiên cứu với thầy, cô trong trường, hằng năm có khoảng hơn 20% số sinh viên được đi thực tập tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo tại nước ngoài. Đây là một cơ hội lớn cho các em trong việc tiếp cận các nền khoa học tiên tiến, giao lưu, học hỏi và nâng cao kỹ năng quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư đào tạo nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, nhất là ngân sách dành cho nghiên cứu ứng dụng và trang thiết bị hiện đại, khiến việc tiếp cận các công nghệ tiên tiến gặp nhiều trở ngại. Nhiều chương trình chưa tích hợp đủ các dự án nghiên cứu ứng dụng hoặc hợp tác với doanh nghiệp, khiến sinh viên thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề thực tế. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học tình trạng này càng rõ rệt do đòi hỏi cao về phòng thí nghiệm chuyên sâu, thiết bị đắt tiền và đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm quốc tế.

Ông Tống Sĩ Sơn, Phó trưởng khoa Vũ trụ và Ứng dụng, Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội chia sẻ: Khoa học vũ trụ và công nghệ vệ tinh là khoa học liên ngành, đòi hỏi sự kết hợp giữa các chuyên gia về vật lý thiên văn, cơ khí, điện tử, tự động hóa, công nghệ thông tin,… nhưng trong thực tế, lực lượng giảng viên, nhà khoa học trong lĩnh vực này vẫn mỏng. Hơn nữa, các công nghệ lõi trong chế tạo vệ tinh và quan trắc không gian thường ít được chia sẻ từ các nước phát triển. Ngoài ra, công nghệ vũ trụ là lĩnh vực đòi hỏi thiết bị hiện đại, chi phí cao, từ các phòng thí nghiệm mô phỏng, thiết bị viễn thám, trạm mặt đất, mô hình vệ tinh cho đến phần mềm phân tích dữ liệu vệ tinh. Nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trong nước vẫn chưa đủ điều kiện để trang bị đầy đủ, khiến việc giảng dạy bị thiếu thực tế và sinh động.

Trong bối cảnh mới, việc đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ chiến lược như công nghệ sinh học, vũ trụ, bán dẫn không chỉ là ưu tiên mà là yêu cầu sống còn để bắt kịp xu hướng toàn cầu. Đây là những ngành có thể thay đổi cục diện các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, môi trường và quốc phòng. Bởi vậy, theo các chuyên gia, để xây dựng được đội ngũ nhân lực trẻ, chất lượng cao cần một chiến lược bài bản, dài hạn.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Tân, Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển ứng dụng các hợp chất thiên nhiên (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, việc thu hút các bạn trẻ tham gia các nhóm nghiên cứu, thực hiện các đề tài ở nhiều cấp độ khác nhau không chỉ là cơ hội để các em trải nghiệm thực tế mà còn nhận diện được điểm mạnh, phát hiện đam mê và xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng; từ đó lựa chọn được những trường đại học, phòng thí nghiệm danh tiếng phù hợp với định hướng phát triển cá nhân. Trong hành trình đó, vai trò của các thầy cô, nhà khoa học là vô cùng quan trọng, phải trở thành những hình mẫu xuất sắc về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Các nhà khoa học cần xây dựng những mạng lưới hợp tác nghiên cứu quốc tế vững mạnh để mở ra cánh cửa trao đổi, học tập và nghiên cứu trong môi trường quốc tế đỉnh cao cho sinh viên.

Để đưa các sinh viên giỏi ra nước ngoài học tập, nghiên cứu, cơ sở nghiên cứu cần tăng cường hợp tác với các đối tác trong khu vực và quốc tế thông qua các dự án hợp tác nghiên cứu, mời các chuyên gia nước ngoài tham gia thực hiện các đề tài, dự án tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, một trọng tâm không thể bỏ qua là đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ chiến lược, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ, bán dẫn... Đây là lĩnh vực có tiềm năng cách mạng hóa nhiều ngành kinh tế như nông nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường, nhưng đòi hỏi sự đầu tư bài bản từ giáo dục đại học. Các trường cần chú trọng thiết kế chương trình đào tạo tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.

Đồng thời, thúc đẩy đào tạo sau đại học để tạo ra các chuyên gia, những người có khả năng dẫn dắt các dự án công nghệ cao và truyền đạt kiến thức cho thế hệ kế cận. Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp từ điều chỉnh cơ chế tài chính, tăng đầu tư hạ tầng đến xây dựng tiêu chuẩn đào tạo gắn với nhu cầu ngành nghề.

BÍCH LIÊN

Theo nhandan.vn

Tin mới hơn

Ngày 17/6, Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước

Ngày 17/6, Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước

Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 17/6/2025 Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2025.

“Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân” - Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho báo chí hôm nay

“Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân” - Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho báo chí hôm nay

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho ra mắt cuốn sách đặc biệt mang tên “Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.

Đến năm 2040, AI sẽ đóng góp 120-130 tỷ USD cho kinh tế Việt Nam

Đến năm 2040, AI sẽ đóng góp 120-130 tỷ USD cho kinh tế Việt Nam

Dự báo đến năm 2040, AI sẽ trở thành yếu tố cốt lõi trong quá trình tăng trưởng kinh tế, đóng góp từ 120-130 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam.

Đa dạng thị trường tiêu thụ rau quả

Đa dạng thị trường tiêu thụ rau quả

Theo Cục Hải quan, tính sơ bộ trong tháng 5/2025, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt hơn 496 triệu USD, giảm 33,5% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm, khiến 5 tháng đầu năm 2025 chỉ đạt gần 2,2 tỷ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ.

Chương trình Vinh Quang Việt Nam – tôn vinh công nhân thời chuyển đổi số

Chương trình Vinh Quang Việt Nam – tôn vinh công nhân thời chuyển đổi số

GDVN - Chương trình Vinh Quang Việt Nam không chỉ tôn vinh thành tích mà còn khơi dậy khát vọng cống hiến.

23 chính sách đặc thù đầu tư phát triển hệ thống đường sắt

23 chính sách đặc thù đầu tư phát triển hệ thống đường sắt

Ngày 16/6, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trình bày tờ trình dự án Luật Đường sắt (sửa đổi). Trong đó, đã luật hóa nội dung dự thảo Nghị quyết các cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt vào 20 Điều của dự thảo Luật. Trong số 23 chính sách đặc thù tại dự thảo Nghị quyết, có 4 chính sách quy định tại dự thảo Luật đã trình trước đó.

Dự báo thời tiết 17/6/2025: Miền Bắc nắng gián đoạn, diễn biến mưa giông

Dự báo thời tiết 17/6/2025: Miền Bắc nắng gián đoạn, diễn biến mưa giông

Dự báo thời tiết 17/6/2025, miền Bắc nắng gián đoạn, tiếp tục mưa giông vào chiều tối. Trung Bộ còn nắng nóng mạnh. Tây Nguyên và Nam Bộ mưa to cục bộ.

Từ 1/7, người tham gia BHYT được quỹ BHYT thanh toán các chi phí nào?

Từ 1/7, người tham gia BHYT được quỹ BHYT thanh toán các chi phí nào?

Nhiều người thắc mắc, từ tháng 7/2025, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán những khoản nào?

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Quốc hội thông qua sửa 5 điều của Hiến pháp, kết thúc hoạt động cấp huyện từ 1/7

Quốc hội thông qua sửa 5 điều của Hiến pháp, kết thúc hoạt động cấp huyện từ 1/7

VTV.vn - Sáng 16/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với 100% đại biểu có mặt biểu quyết...

Chính thức: Nhà giáo được hưởng lương cao nhất trong thang bậc lương

Chính thức: Nhà giáo được hưởng lương cao nhất trong thang bậc lương

VTV.vn - Luật Nhà giáo quy định, lương của nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Trung Bộ nắng cả tuần, trung du Bắc Bộ mưa dông

Trung Bộ nắng cả tuần, trung du Bắc Bộ mưa dông

VTV.vn - Trong tuần này, vùng núi trung du Bắc Bộ sẽ liên tục có mưa dông, còn tại Trung Bộ duy trì nắng nóng cả tuần.

Chạy bộ giúp kích hoạt gene chống lại bệnh Alzheimer

Chạy bộ giúp kích hoạt gene chống lại bệnh Alzheimer

VTV.vn - Một nghiên cứu mới của hệ thống y tế Mass General Brigham (Mỹ) phát hiện việc vận động thể chất tác động trực tiếp đến các tế bào não.

Quảng cáo trên mạng: Loạn thật - giả, thiệt hại thật

Quảng cáo trên mạng: Loạn thật - giả, thiệt hại thật

VTV.vn - Khi quảng cáo trên mạng tràn lan không kiểm soát, người tiêu dùng lạc vào 'ma trận' hàng giả, thương hiệu uy tín bị ảnh hưởng, còn doanh nghiệp...

Cục Cảnh sát giao thông thông tin về cấp biển số xe sau sáp nhập tỉnh

Cục Cảnh sát giao thông thông tin về cấp biển số xe sau sáp nhập tỉnh

VTV.vn - Cục Cảnh sát giao thông vừa có thông tin về việc đăng ký, cấp biển số xe sau sáp nhập tỉnh.

Chính sách mới về tinh giản biên chế

VTV.vn - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP ngày 15/6/2025 quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.

Sáp nhập tỉnh, thành không ảnh hưởng đến đề thi tốt nghiệp THPT 2025

Sáp nhập tỉnh, thành không ảnh hưởng đến đề thi tốt nghiệp THPT 2025

VTV.vn - Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, việc sáp nhập tỉnh, thành phố không ảnh hưởng đến đề thi cũng như công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm...

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại