Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Hội nhập kinh tế Á - Âu để trở thành một trung tâm trong thế giới đa cực

ANTD.VN - Trong bối cảnh bất ổn kinh tế và địa chính trị leo thang trên thế giới, hợp tác kinh tế Á - Âu theo hướng tăng cường cam kết hội nhập đang nổi lên như một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo tính bền vững, tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội.

Bước ngoặt trong không gian đại Á - Âu

Diễn đàn kinh tế Á - Âu lần thứ hai vừa được tổ chức trong khuôn khổ nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) của Nga. Mục đích là để cải thiện mối quan hệ hợp tác trong không gian Á - Âu theo phương châm “Hội nhập Á - Âu trong một thế giới đa cực”. Phát biểu tại diễn đàn, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho rằng, việc thành lập EAEU là một bước ngoặt, liên minh đã hoàn tất quá trình định hình và đang dần nổi lên như một tổ chức quốc tế quan trọng, có uy tín trên toàn cầu.

Hội nhập kinh tế Á - Âu để trở thành một trung tâm trong thế giới đa cực  ảnh 1

Quang cảnh Diễn đàn Kinh tế Á-Âu lần thứ hai

EAEU do các nhà lãnh đạo Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus và Cộng hòa Kazakhstan thành lập ngày 29-5-2014. Năm 2015, EAEU có thêm 2 thành viên nữa là Armenia và Kyrgyzstan. Ưu tiên hàng đầu của EAEU một chính sách thống nhất trong lĩnh vực thương mại, kinh tế, tài chính và thuế nhằm hướng tới mục tiêu là đạt hiệu quả hội nhập kinh tế tối đa.

Dù chỉ là một tổ chức hội nhập trẻ nhưng ngay từ khi mới ra đời, EAEU đã tỏ rõ triển vọng của một mối liên kết nhiều tiềm năng. Là một thị trường rộng lớn có diện tích tự nhiên 20 triệu km2 với khoảng 175 triệu dân, EAEU có tổng GDP trên 2.000 tỷ USD, chiếm tới 85% GDP của tất cả các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Đây cũng là một thị trường mới mở cửa, có tốc độ tăng trưởng ổn định. Năm 2021, tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa các thành viên EAEU đạt mức cao lịch sử là 72,6 tỷ USD.

Trong khuôn khổ EAEU, một lộ trình công nghiệp hóa đã được hình thành. Hiện nay, đã có hơn 180 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 300 tỷ USD. Một chương trình phát triển ngành nông nghiệp cũng đã được chuẩn bị, bao gồm hơn 170 dự án trị giá 16 tỷ USD. Theo các chuyên gia kinh tế, Nga, Belarus và Kazakhstan có ngành công nghiệp phát triển, tiềm năng mạnh mẽ về nhân lực và văn hóa. Còn vị trí địa lý chiến lược thì cho phép Nga, Belarus và Kazakhstan thành lập những tuyến đường vận chuyển hậu cần thuận lợi, không chỉ mang ý nghĩa khu vực mà cả trên toàn cầu, kết nối về mình những dòng chảy thương mại lớn của châu Âu và châu Á.

Sau gần một thập kỷ phát triển, EAEU đang hướng tới mục tiêu cao hơn. Tại hội nghị thượng đỉnh EAEU diễn ra hôm 25-5, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố EAEU ngày càng được củng cố thành một trong những trung tâm độc lập và tự chủ của thế giới đa cực đang hình thành. Ông Putin nhấn mạnh hợp tác giữa các nước EAEU luôn xây dựng trên các nguyên tắc cùng có lợi, tính đến lợi ích của nhau và hướng tới đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, gia tăng phúc lợi của người dân tất cả các nước trong khối.

Không chỉ tăng cường hợp tác nội khối, EAEU còn hướng tới mở rộng liên kết với các tổ chức đa phương khác như Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan; Khối các nền kinh tế mới nổi (BRICS) bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Việc mở rộng sự hợp tác cùng có lợi giữa các cơ chế hội nhập (EAEU-SCO-BRICS) không chỉ góp phần vào sự tăng trưởng của các nền kinh tế quốc gia thành viên, mà còn có thể có tác động đáng kể đến việc tạo ra biện pháp tiếp cận mới đối với cách thức vận hành của thị trường toàn cầu. Không gian đại Á - Âu có những lợi thế độc đáo về thương mại, kinh tế, vận tải và hậu cần, trong khi tiềm năng con người và nguồn lực của các nước BRICS có thể nâng cao đáng kể hiệu quả của sự hợp tác này. Sự phối hợp giữa các khối EAEU, SCO và BRICS sẽ góp phần ổn định tình hình kinh tế chung trên thế giới.

Đối tác tiềm năng về thương mại và đầu tư của Việt Nam

Nắm bắt tiềm năng và cơ hội hợp tác với EAEU, Việt Nam là một trong những nước sớm mở quan hệ với liên minh này. Năm 2016, Việt Nam trở thành đối tác ký hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên với EAEU, mở ra cơ hội rất lớn cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam, tạo động lực mở cửa thị trường, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp hai bên, giảm bớt các rào cản thuế quan, phi thuế quan và là cửa ngõ thuận lợi để thúc đẩy kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước trong EAEU.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện chỉ đứng thứ 24 trong số các nước nhập khẩu từ EAEU và đứng thứ 11 trong số các nước xuất khẩu sang EAEU. Điểm thuận lợi là cả Việt Nam và EAEU đều coi trọng và mong muốn thúc đẩy mối quan hệ giữa hai bên. Các nước EAEU đều nhận định Việt Nam là đối tác quan trọng cả về khía cạnh chính trị lẫn kinh tế, bởi thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nước EAEU thâm nhập vào thị trường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rộng lớn. Đối với Việt Nam, việc khôi phục và phát triển các thị trường truyền thống trong EAEU sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước SNG và Đông Âu.

Vì vậy, hai bên cần nỗ lực hơn nữa để khắc phục tồn tại, tháo gỡ khó khăn nhằm tận dụng triệt để những ưu đãi mà FTA VN - EAEU mang lại. Trước mắt là tận dụng các cơ hội mà hiệp định này mở ra trong lĩnh vực thương mại. Với tỷ lệ gần 90% dòng thuế được cắt, giảm thuế quan nhập khẩu (trong đó 59,3% dòng thuế được xóa bỏ ngay khi FTA có hiệu lực) là lợi thế lớn cho Việt Nam trong việc cạnh tranh với các nước khác trên thế giới khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EAEU. Cụ thể, theo FTA giữa Việt Nam và EAEU, đối với ngành dệt may, cam kết cắt giảm 82% tổng số dòng thuế, 42% xóa bỏ hoàn toàn với lộ trình tối đa trong 10 năm, 36% xóa bỏ hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực; đối với ngành giày dép, cắt giảm 77% tổng số dòng thuế, 73% xóa bỏ hoàn toàn, lộ trình tối đa 5 năm; đối với ngành thủy sản, được cắt giảm 95% tổng số dòng thuế, lộ trình tối đa 10 năm, trong đó 71% số dòng thuế có thuế nhập khẩu về 0% ngay khi FTA.

Việt Nam cũng cần khai thác cơ hội thu hút đầu tư trong những lĩnh vực mà EAEU có thế mạnh như khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất năng lượng, chế tạo máy, hóa chất...; mở rộng cơ hội tiếp thu công nghệ tiên tiến trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các nước thành viên EAEU, nhất là Liên bang Nga, nhìn chung là những nước đã có nền công nghiệp phát triển tương đối cao trong các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật và công nghiệp như năng lượng, dầu khí, công nghệ chế tạo máy... Hợp tác sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh, học hỏi và trao đổi kiến thức quản lý tiên tiến. Thêm vào đó, Việt Nam cũng có cơ hội đẩy mạnh và mở rộng đầu tư sang các nước EAEU trong công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, khai thác dầu khí.

HOÀNG SƠN

Theo anninhthudo.vn

Tin mới hơn

Ký ức của người lính Điện Biên: Gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

Ký ức của người lính Điện Biên: Gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

Trong số các cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ, nhiều người hiện đang sinh sống tại tỉnh Lào Cai. 70 năm trôi qua, những kí ức trong họ về một thời gian khổ nhưng hào hùng vẫn không hề phai nhạt.

Lịch thi đấu và trực tiếp U23 châu Á hôm nay 16/4: Khởi tranh bảng tử thần

Lịch thi đấu và trực tiếp U23 châu Á hôm nay 16/4: Khởi tranh bảng tử thần

Lịch thi đấu và trực tiếp U23 châu Á hôm nay 16/4, khởi tranh bảng tử thần, đại diện bóng đá Đông Nam Á ra quân

Thời tiết hôm nay 16/4: Tây Bắc nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ C

Thời tiết hôm nay 16/4: Tây Bắc nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ C

VOV.VN - Thời tiết hôm nay 16/4, khu vực Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ, có nơi trên 39 độ.

Ứng dụng mạnh chuyển đổi số trong ứng phó với hạn mặn ở ĐBSCL

Ứng dụng mạnh chuyển đổi số trong ứng phó với hạn mặn ở ĐBSCL

Theo các chuyên gia, nhà khoa học, cần ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong ứng phó với hạn mặn ở ĐBSCL

Những ký ức hào hùng không thể nào quên của cựu chiến sĩ Điện Biên

Những ký ức hào hùng không thể nào quên của cựu chiến sĩ Điện Biên

VOV.VN - Những ký ức còn đọng mãi với thời gian của cựu chiến sĩ Điện Biên như tiếng chuông lịch sử vang mãi, nhắc nhở các thế hệ sinh ra trong hòa bình trân trọng công lao của các thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống để dựng xây hòa bình cho hôm nay.

Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số; XK sắn thu về về hơn 142 triệu USD là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 8-14/4.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để bứt phá

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để bứt phá

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đang trở thành xu hướng tất yếu của nền kinh tế Việt Nam vì đây là yêu cầu cấp thiết cho tương lai. Nhiều số liệu cho thấy doanh nghiệp ở tất cả các ngành nghề đều đã sẵn sàng cho bước tiến chuyển đổi số mang tính đột phá và toàn diện.

Khơi thông dòng chảy xuất bản điện tử

Khơi thông dòng chảy xuất bản điện tử

Xuất bản điện tử đang là xu hướng và đem lại nguồn thu không nhỏ cho ngành xuất bản. Tuy nhiên, vấn đề ngăn chặn vi phạm bản quyền trên không gian số vẫn luôn là thách thức.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Quy hoạch xanh và quản lý tốt điểm đến

Quy hoạch xanh và quản lý tốt điểm đến

Theo ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi xanh trong du lịch ở Việt Nam cần tập trung vào quy hoạch xanh; quản lý điểm đến hiệu quả; du lịch không rác thải nhựa và carbon thấp và du lịch bền vững dựa vào thiên nhiên.

Việt Nam xuất hiện nắng nóng kỷ lục của năm 2024 lên tới hơn 42 độ C

Việt Nam xuất hiện nắng nóng kỷ lục của năm 2024 lên tới hơn 42 độ C

VTV.vn - Mới đầu mùa, nhưng tại Yên Châu, Sơn La đã xuất hiện nắng nóng kỷ lục, lên tới 42,2 độ vào ngày 14/4.

Huy động tối đa nguồn lực khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Huy động tối đa nguồn lực khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

VTV.vn - Vào lúc 12h45 ngày 12/4, trong quá trình thi công hầm Bãi Gió đã xảy ra hiện tượng sạt lở đất đá trên đỉnh hầm làm ách tắc vận tải đường sắt.

Xây dựng tập thể lãnh đạo đoàn kết, có sức mạnh

Xây dựng tập thể lãnh đạo đoàn kết, có sức mạnh

VTV.vn - Thực hiện nguyên tắc "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể" là nền tảng quan trọng phát huy đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động

VTV.vn - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón...

Sự kiện 70 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ trên các trang báo Pháp

Sự kiện 70 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ trên các trang báo Pháp

VTV.vn - Sự kiện kỷ niệm chiến thắng 70 năm Điện Biên Phủ là điểm mốc được nhắc đến trên mặt báo Pháp trong thời gian gần đây.

Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

VTV.vn - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế...

Chăn nuôi 3 tháng đầu năm 2024: Tăng xuất, giảm nhập

Chăn nuôi 3 tháng đầu năm 2024: Tăng xuất, giảm nhập

Chăn nuôi Quý 1/2024 vẫn duy trì, phát triển theo hướng tích cực và tương đối ổn định. 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã tăng 4,8% và đặc biệt nhập khẩu giảm được 6,7% so với cùng kỳ của năm 2023. Đó là những tín hiệu cho thấy những chuyển biến tích cực và ổn định của ngành chăn nuôi.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại