Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Đối thoại của Thủ tướng mang tính chiến lược, làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Bà Caitlin Wiesen, Quyền Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, đối thoại mang tính chiến lược và định hình cho tương lai giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo LHQ tại Mỹ thời gian vừa qua có ý nghĩa quan trọng và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Đối thoại của Thủ tướng tại LHQ mang tính chiến lược, làm sâu sắc quan hệ hợp tác hai bên - Ảnh 1.

Bà Caitlin Wiesen, Quyền Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP) tại Việt Nam - Ảnh VGP/Thùy Dung

Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ về kết quả nổi bật trong chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại LHQ, bà Caitlin Wiesen nhận định, cuộc gặp có ý nghĩa quan trọng và kịp thời khi UNDP tại Việt Nam bắt đầu triển khai văn kiện chương trình quốc gia mới cho Việt Nam giai đoạn 2022-2026.

Đây cũng là thời điểm quan trọng khi Việt Nam triển khai chương trình phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19 và quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch như than, xăng, dầu, khí thiên nhiên, sang các nguồn năng lượng tái tạo.

Tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Giám đốc UNDP Achim Steiner, Thủ tướng đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNDP trong thời gian gần đây, nhất là trong các lĩnh vực phát triển xanh và bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, Thủ tướng cho biết sẽ chỉ đạo các cơ quan phối hợp chặt chẽ với UNDP nhằm tăng cường hỗ trợ kỹ thuật và tham vấn về các vấn đề chính sách liên quan đến các lĩnh vực như chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, carbon trung tính và phục hồi sau đại dịch.

Tổng Giám đốc UNDP Achim Steiner tái khẳng định cam kết và quan hệ đối tác giữa hai bên nhằm hiện thực hóa những kỳ vọng cao mà Chính phủ Việt Nam dành cho UNDP, trong đó có việc hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng và chuyển đổi số tại Việt Nam.

Đối thoại của Thủ tướng tại LHQ mang tính chiến lược, làm sâu sắc quan hệ hợp tác hai bên - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Achim Steiner - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

LHQ đồng hành cùng Việt Nam trong suốt chặng đường phát triển

Theo bà Caitlin Wiesen, với hơn ba thập kỷ duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam đã đạt được những bước tiến ấn tượng nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người. Lần đầu tiên vào năm 2019, Việt Nam lọt vào nhóm phát triển con người cao, xếp thứ 117 trong số 189 quốc gia với Chỉ số phát triển con người là 0,704.

"UNDP đã và đang là đối tác tin cậy, lâu năm gắn bó với Việt Nam, cam kết đồng hành cùng Việt Nam trong suốt chặng đường phát triển vượt bậc. Chúng tôi đánh giá cao cam kết của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương và vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam ở cấp khu vực và toàn cầu trong việc thúc đẩy các ưu tiên đối với hòa bình và an ninh cũng như các chương trình nghị sự về an ninh khí hậu", Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh.

Trong đó, UNDP đã hỗ trợ Việt Nam trong việc dẫn dắt và vận động cho các chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình, an ninh khí hậu và rà phá bom mìn khi Việt Nam giữ vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện các chương trình nghị sự tại các diễn đàn cấp quốc gia và quốc tế.

Thêm vào đó, UNDP cũng đang tăng cường hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong việc hiện thực hóa các cam kết của mình đối với các hiệp ước nhân quyền với mong muốn rằng Việt Nam sẽ ứng cử thành công vào Hội đồng Nhân quyền LHQ vào năm 2023.

Vừa qua, Chính phủ Việt Nam, UNDP và Chính phủ Na Uy đã phối hợp tổ chức Hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, thu hút sự tham gia của lãnh đạo Chính phủ, các bộ trưởng và chuyên gia từ 44 quốc gia.

Hội nghị là minh chứng rõ nét về cam kết của Việt Nam trong việc ưu tiên giải quyết các vấn đề toàn cầu liên quan tới con người và hành tinh. Tuyên bố chung toàn diện và đầy tham vọng đạt được vào cuối Hội nghị sẽ có đóng góp lớn cho Hội nghị Đại dương LHQ lần thứ 4 sẽ diễn ra tại Lisbon, Bồ Đào Nha và Hội nghị Stockholm+50 tại Thụy Điển vào tháng 6 tới.

Theo bà Caitlin Wiesen, cam kết trung hòa carbon của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26) tạo cơ hội tuyệt vời cho việc thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng một cách toàn diện và công bằng tại Việt Nam.

Phía UNDP hoan nghênh Việt Nam đã ngay lập tức rà soát và điều chỉnh các chiến lược và kế hoạch phát triển của mình phù hợp với các mục tiêu mới về biến đổi khí hậu để thực hiện cam kết trung hòa carbon. UNDP đã và đang làm việc với phía Việt Nam về việc triển khai thế hệ chiến lược mới, trong đó có Chiến lược Biến đổi Khí hậu và Quy hoạch điện VIII.

UNDP tiếp tục tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để mở rộng quy mô các giải pháp sáng tạo đã được thử nghiệm trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, với mục tiêu giảm một nửa số hộ nghèo và cận nghèo vào năm 2025.

UNDP và các cơ quan khác của LHQ đã và đang hỗ trợ kỹ thuật để củng cố và mở rộng hệ thống bảo trợ xã hội của Việt Nam. Phía UNDP và các đối tác tập trung vào phương pháp tiếp cận vòng đời, phạm vi bao phủ toàn cầu, đăng ký điện tử, quản lý và cung cấp các dịch vụ trợ giúp xã hội như chìa khóa để xây dựng một hệ thống bảo trợ xã hội toàn diện, nhiều tầng và thích ứng cho mọi người dân Việt Nam.

Đối thoại của Thủ tướng tại LHQ mang tính chiến lược, làm sâu sắc quan hệ hợp tác hai bên - Ảnh 3.

Tổng Giám đốc UNDP Achim Steiner mong Việt Nam là hình mẫu châu Á-Thái Bình Dương, giúp các nước cần đầu tư, chuyển đổi năng lượng, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cam kết hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau đại dịch một cách bền vững và bao trùm

Đầu năm nay, Ban điều hành UNDP đã thông qua Văn kiện chương trình quốc gia mới cho Việt Nam (giai đoạn 2022-2026) với tổng vốn tài trợ hơn 121 triệu USD. Chương trình này phù hợp với các ưu tiên mà Chính phủ Việt Nam đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm.

Chương trình này tập trung vào ba lĩnh vực trọng tâm bao gồm, thịnh vượng chung thông qua chuyển đổi kinh tế bền vững; biến đổi khí hậu, khả năng chống chịu với thiên tai và tính bền vững của môi trường; quản trị công và khả năng tiếp cận công lý.

UNDP đang làm việc với các đối tác tại Việt Nam để đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau đại dịch nhằm hướng đến sự phát triển lâu dài, công bằng, bao trùm và bền vững.

Việt Nam là quốc gia đi đầu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và đạt được nhiều cải thiện về chỉ số chất lượng cuộc sống như tiếp cận nước sạch và vệ sinh. Việt Nam cũng có nhiều cơ hội để đạt được bước tiến lớn hơn trong việc cải thiện chỉ số môi trường như bảo vệ rừng và đa dạng sinh học, ô nhiễm không khí, nước và đánh bắt cá quá mức.

UNDP đang làm việc với Chính phủ để bảo đảm rằng các lợi ích của tăng trưởng được phân phối rộng khắp và mọi công dân Việt Nam đều được tiếp cận với nền giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng thiết yếu và hệ thống bảo trợ xã hội đẳng cấp thế giới.

Việt Nam cần phải điều chỉnh lại chính sách phát triển sau khi đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP26. Việc điều chỉnh này sẽ có tác động lớn đến các kế hoạch và chiến lược kinh tế, đồng thời đòi hỏi sự gia tăng đáng kể trong đầu tư công và tư nhân. UNDP sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và kinh nghiệm quốc tế để Chính phủ Việt Nam đưa ra các lựa chọn về chính sách và tài chính hợp lý nhằm tận dụng giá trị của tài sản công, quản lý rủi ro và chuyển hướng nguồn lực cho các mục đích sản xuất.

Trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Giám đốc UNDP, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu lấy người dân làm trung tâm cho quá trình chuyển đổi năng lượng. Hai bên nhất trí rằng UNDP có thể hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 một cách bền vững và bao trùm.

Điều này bao gồm việc xây dựng một chiến lược tài chính sáng tạo nhằm tối đa hóa các nguồn lực công và tư, trong nước và ngoài nước; thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số để mọi công dân đều có thể hưởng lợi từ Chính phủ trực tuyến và các dịch vụ khác; thực hiện kịch bản xanh lam trong phát triển kinh tế biển cho Việt Nam, gồm 6 lĩnh vực kinh tế biển chủ chốt; hiện đại hóa và mở rộng hệ thống bảo trợ xã hội để nâng cao khả năng thích ứng và đáp ứng nhu cầu của người dân.

Dựa trên những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời gian qua và cam kết đối với tăng trưởng bền vững, UNDP tin tưởng rằng Việt Nam sẽ đi đầu trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và xây dựng một tương lai thịnh vượng, bền vững với mục tiêu không một ai bị bỏ lại phía sau./.

Thùy Dung

Theo (Chinhphu.vn)

Tin mới hơn

"Bức tranh sáng" xuất khẩu nông sản

"Bức tranh sáng" xuất khẩu nông sản

Trong hơn 2 tháng đầu năm 2024, hầu hết các nhóm hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đều tăng trưởng mạnh, có mặt hàng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

OCOP tận dụng cơ hội lên sàn

OCOP tận dụng cơ hội lên sàn

Sự phát triển của thương mại điện tử đã thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa cho các địa phương, doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, không nhiều DN, hợp tác xã tận dụng được lợi thế của thương mại điện tử cho mục tiêu này. Nguyên nhân đến từ những rào cản về nguồn nhân lực và cả bài toán chi phí đầu tư, quản lý vận hành...

Thúc đẩy kinh tế trang trại

Thúc đẩy kinh tế trang trại

Thời gian qua, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang mang lại những kết quả tích cực góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm và thu nhập cho người dân. Các trang trại cũng giúp đáp ứng nguồn nông sản chất lượng, an toàn đối với người tiêu dùng tại thành phố và các địa phương khác.

Ngày 19/3: Giá vàng thế giới tăng nhẹ, trong nước biến động trái chiều

Ngày 19/3: Giá vàng thế giới tăng nhẹ, trong nước biến động trái chiều

Ngày 19/3/2024, giá vàng thế giới đang giao dịch ở mức 2.160,8 USD/ounce. Trong nước, giá vàng biến động nhẹ.

Không khí lạnh gây mưa rào ở miền Bắc, trời chuyển rét

Không khí lạnh gây mưa rào ở miền Bắc, trời chuyển rét

VTV.vn - Do ảnh hưởng của không khí lạnh, hôm nay (19/3), khu vực miền Bắc và Bắc miền Trung có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to, trời chuyển rét.

Việt Nam đã miễn thị thực đơn phương với 13 nước, là địa bàn du lịch trọng điểm

Việt Nam đã miễn thị thực đơn phương với 13 nước, là địa bàn du lịch trọng điểm

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Bộ đang triển khai đàm phán với 80 nước về miễn thị thực song phương, có đi có lại về hộ chiếu ngoại giao và công vụ.

Lịch thi đấu vòng loại World Cup: ĐT Việt Nam khó khăn, Nhật Bản gặp Triều Tiên

Lịch thi đấu vòng loại World Cup: ĐT Việt Nam khó khăn, Nhật Bản gặp Triều Tiên

Lịch thi đấu vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, ĐT Việt Nam đối mặt khó khăn trước đối thủ là Indonesia trong khi trận ĐT Nhật Bản gặp ĐT Triều Tiên cũng đáng được chờ đợi.

Nông dân Lý Sơn thu hoạch tỏi đông xuân: Năng suất không cao, giá thấp

Nông dân Lý Sơn thu hoạch tỏi đông xuân: Năng suất không cao, giá thấp

Nông dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang bước vào mùa thu hoạch tỏi vụ đông xuân 2023 – 2024. Vụ tỏi năm nay, nông dân Lý Sơn xuống giống gieo trồng trên 310 ha. Những ruộng tỏi trồng sớm gặp thời thời tiết thuận lợi nên năng suất có phần nhỉnh hơn những ruộng tỏi xuống giống muộn.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Thời tiết hôm nay 18/3: Không khí lạnh ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay 18/3: Không khí lạnh ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ

VOV.VN - Thời tiết ngày 18/3, do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ phổ biến từ 15-18 độ, vùng núi từ 12-15 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ.

Giá vàng hôm nay 18/3: Giá vàng SJC vẫn trên 81 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 18/3: Giá vàng SJC vẫn trên 81 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước đứng ở mức trên 81 triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới giảm nhẹ giao dịch ở mức 2.152,4 USD/oz.

Thời tiết ngày 17/3: Bắc Bộ tiếp tục có sương mù và mưa phùn, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 17/3: Bắc Bộ tiếp tục có sương mù và mưa phùn, Nam Bộ nắng nóng

VOV.VN - Thời tiết ngày 17/3, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Trong khi đó Nam Bộ vẫn duy trì thời tiết nắng nóng.

Giá vàng hôm nay 17/3: Vàng SJC tăng nhẹ, niêm yết ở mức 81,7 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 17/3: Vàng SJC tăng nhẹ, niêm yết ở mức 81,7 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay, giá vàng SJC đang được giao dịch với mức 79,2 – 81,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 200.000 đồng/lượng so với mở cửa phiên giao dịch cùng ngày.

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 17/3: MU đại chiến Liverpool

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 17/3: MU đại chiến Liverpool

VOV.VN - Theo lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá hôm nay 17/3 rạng sáng 18/3, người hâm mộ sẽ được chứng kiến màn so tài giữa MU vs Liverpool tại tứ kết FA Cup 2023/2024.

Hội báo toàn quốc 2024: Cơ hội lớn để lan tỏa, quảng bá các sản phẩm OCOP

Hội báo toàn quốc 2024: Cơ hội lớn để lan tỏa, quảng bá các sản phẩm OCOP

Không chỉ gây ấn tượng khi có quy mô nhất từ trước đến nay, Hội báo toàn quốc năm 2024 đang diễn ra tại TP.HCM, còn tạo nên sự khác biệt khi có 64 gian trưng bày với hàng trăm sản phẩm OCOP đặc trưng của các địa phương trên khắp cả nước.

Xúc cảm tháng Ba nơi Điện Biên Phủ

Xúc cảm tháng Ba nơi Điện Biên Phủ

VOV.VN - Trong những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm “Chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", nhiều đoàn khách thập phương lại trở về thành phố Điện Biên Phủ thăm chiến trường năm xưa, trong đó có rất nhiều cựu chiến binh, với xúc cảm đặc biệt, được sống lại những thời khắc hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.

Bế mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024

Bế mạc Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024

NDO - Chiều 16/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau gần 2 ngày làm việc với 10 phiên thảo luận chuyên sâu, Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024 đã chính thức bế mạc.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại