Đài Phát thanh & Truyền hình Yên Bái
QUYẾT TÂM ĐƯA YÊN BÁI PHÁT TRIỂN NHANH, BỀN VỮNG THEO HƯỚNG “ XANH, HÀI HÒA, BẢN SẮC VÀ HẠNH PHÚC” TRỞ THÀNH TỈNH PHÁT TRIỂN KHÁ VÀO NĂM 2025

Đáp ứng nhu cầu, phát huy nguồn lực

Những năm qua, hoạt động của các tôn giáo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhìn chung ổn định, tác động nhất định đối với sự phát triển đời sống văn hóa - xã hội của đồng bào. Nhiều chuyên gia cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục định hướng hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật; tạo điều kiện cho tôn giáo tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn văn hóa truyền thống…

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Theo Báo cáo của Bộ Nội vụ về tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2020, cả nước có trên 2,8 triệu người dân tộc thiểu số theo các tôn giáo, chiếm khoảng 20% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó, khoảng 8,7% theo Phật giáo, 6,1% theo đạo Tin lành, 3,7% theo đạo Công giáo, 0,56% theo Hồi giáo.

Tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số đa dạng, đan xen. Đến nay, đa số người dân tộc thiểu số vẫn theo tín ngưỡng truyền thống, thờ cúng tổ tiên, thờ đa thần với quan niệm “vạn vật hữu linh” và các hình thái tôn giáo sơ khai. Tín ngưỡng truyền thống có vai trò rất quan trọng, là một yếu tố củng cố sự cố kết cộng đồng, duy trì đạo đức và trật tự xã hội. Trong một số dân tộc thiểu số, tôn giáo đã xâm nhập, phát triển từ lâu và hòa quyện với vấn đề dân tộc, như người Khmer Nam bộ theo Phật giáo Nam tông; người Chăm theo Hồi giáo (Bàni và Islam) và Bàlamôn giáo.

Thống kê của Ủy ban Dân tộc cũng cho thấy, tại khu vực miền núi phía Bắc có 3 tôn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo và Tin lành với khoảng hơn 700.000 tín đồ, trên 500 chức sắc và 750 cơ sở thờ tự tôn giáo. Khu vực Tây Nguyên có nhiều tổ chức tôn giáo hoạt động với hơn 1,7 triệu tín đồ (chiếm 34,7% dân số), gần 3.500 nhà tu hành và khoảng 840 cơ sở thờ tự, một bộ phận lớn đồng bào dân tộc thiểu số theo Công giáo và Tin lành. Khu vực Tây Nam bộ có 12 tôn giáo hoạt động, đại bộ phận đồng bào Khmer theo Phật giáo Nam Tông…

Những năm qua, hoạt động tôn giáo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhìn chung ổn định, đúng pháp luật; quyền tự do tín ngưỡng của người dân được bảo đảm; đa số người dân theo các tôn giáo sống tốt đời đẹp đạo, tuân thủ pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP có hiệu lực và dần đi vào cuộc sống; chính quyền các cấp từ Trung ương tới địa phương đã quan tâm chăm lo đời sống mọi mặt cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quan tâm đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo. Hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo luôn giữ mối quan hệ bình đẳng, đoàn kết, gắn bó với cộng đồng, tích cực tham gia các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.

Phát huy giá trị văn hóa và nguồn lực của tôn giáo - Ảnh: taybacsensetravel.com

Phát huy giá trị văn hóa và nguồn lực của tôn giáo

Ảnh: taybacsensetravel.com

Hoàn thiện chính sách, phối hợp đồng bộ

Khi phát triển tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Tin lành... đã có những tác động tích cực nhất định đối với sự phát triển đời sống văn hóa - xã hội. Trong đó, những giá trị, chuẩn mực đạo đức của các tôn giáo góp phần thay đổi một số quan niệm, chuẩn mực đạo đức và lối sống của đồng bào. Một số tôn giáo với nghi lễ giản đơn, tiết kiệm đã góp phần thay đổi những tập tục lạc hậu, nghi lễ rườm rà, tốn kém trong sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống. Nếp sống văn hóa của đồng bào theo hướng tiến bộ, văn minh hơn, phù hợp với điều kiện mới. Cùng với quá trình mở rộng ảnh hưởng, các tổ chức tôn giáo cũng đã có những cách thức, biện pháp để từng bước hội nhập, tiếp nhận trở lại những giá trị, bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương...

Tuy vậy, sự du nhập và phát triển của các tôn giáo cũng có những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ở một số địa bàn, một bộ phận người dân tộc thiểu số do nhận thức hạn chế, bị dụ dỗ, lôi kéo theo các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp như Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ, Thanh Hải vô thượng sư... làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, đoàn kết các dân tộc, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, sự xuất hiện và hoạt động của nhiều hiện tượng tôn giáo mới gây phức tạp, mất ổn định về an ninh trật tự tại một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ thực tế hiện nay, theo PGS. TS Hoàng Thị Lan - Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách, tạo điều kiện cho tôn giáo tham gia đóng góp vào các lĩnh vực của đời sống văn hóa, xã hội; rà soát, điều chỉnh, bổ sung, đồng bộ các quy định pháp luật về khai thác, phát huy giá trị văn hóa, đạo đức và nguồn lực của các tôn giáo.

Bên cạnh đó, các tổ chức trong hệ thống chính trị địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thực thi hiệu quả chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; định hướng hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật; khuyến khích và tạo điều kiện cho tôn giáo tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; khuyến khích và tạo điều kiện cho tôn giáo hội nhập văn hóa dân tộc, khôi phục không gian văn hóa truyền thống, bảo tồn, giữ gìn giá trị văn hóa gắn với sinh hoạt tôn giáo. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh hiệu quả với các hoạt động lợi dụng tôn giáo vì mục đích ngoài tôn giáo.

Các chuyên gia cũng cho rằng, tại vùng sâu, vùng xa cần quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những vấn đề cấp bách liên quan đến đời sống, nâng cao dân trí. Cần thực hiện tốt công tác phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, địa phương trong công tác tín ngưỡng, tôn giáo; có giải pháp thiết thực cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ, xây dựng lực lượng cốt cán ở cơ sở là tín đồ các tôn giáo để triển khai các chủ trương chung về bảo tồn các giá trị văn hóa...

Ngọc Phương

Theo daibieunhandan.vn

Tin mới hơn

Ký ức của người lính Điện Biên: Gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

Ký ức của người lính Điện Biên: Gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng

Trong số các cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ, nhiều người hiện đang sinh sống tại tỉnh Lào Cai. 70 năm trôi qua, những kí ức trong họ về một thời gian khổ nhưng hào hùng vẫn không hề phai nhạt.

Lịch thi đấu và trực tiếp U23 châu Á hôm nay 16/4: Khởi tranh bảng tử thần

Lịch thi đấu và trực tiếp U23 châu Á hôm nay 16/4: Khởi tranh bảng tử thần

Lịch thi đấu và trực tiếp U23 châu Á hôm nay 16/4, khởi tranh bảng tử thần, đại diện bóng đá Đông Nam Á ra quân

Thời tiết hôm nay 16/4: Tây Bắc nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ C

Thời tiết hôm nay 16/4: Tây Bắc nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ C

VOV.VN - Thời tiết hôm nay 16/4, khu vực Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ, có nơi trên 39 độ.

Ứng dụng mạnh chuyển đổi số trong ứng phó với hạn mặn ở ĐBSCL

Ứng dụng mạnh chuyển đổi số trong ứng phó với hạn mặn ở ĐBSCL

Theo các chuyên gia, nhà khoa học, cần ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong ứng phó với hạn mặn ở ĐBSCL

Những ký ức hào hùng không thể nào quên của cựu chiến sĩ Điện Biên

Những ký ức hào hùng không thể nào quên của cựu chiến sĩ Điện Biên

VOV.VN - Những ký ức còn đọng mãi với thời gian của cựu chiến sĩ Điện Biên như tiếng chuông lịch sử vang mãi, nhắc nhở các thế hệ sinh ra trong hòa bình trân trọng công lao của các thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống để dựng xây hòa bình cho hôm nay.

Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số; XK sắn thu về về hơn 142 triệu USD là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 8-14/4.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để bứt phá

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để bứt phá

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đang trở thành xu hướng tất yếu của nền kinh tế Việt Nam vì đây là yêu cầu cấp thiết cho tương lai. Nhiều số liệu cho thấy doanh nghiệp ở tất cả các ngành nghề đều đã sẵn sàng cho bước tiến chuyển đổi số mang tính đột phá và toàn diện.

Khơi thông dòng chảy xuất bản điện tử

Khơi thông dòng chảy xuất bản điện tử

Xuất bản điện tử đang là xu hướng và đem lại nguồn thu không nhỏ cho ngành xuất bản. Tuy nhiên, vấn đề ngăn chặn vi phạm bản quyền trên không gian số vẫn luôn là thách thức.

Tin cũ hơn

[Xem thêm]
Quy hoạch xanh và quản lý tốt điểm đến

Quy hoạch xanh và quản lý tốt điểm đến

Theo ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi xanh trong du lịch ở Việt Nam cần tập trung vào quy hoạch xanh; quản lý điểm đến hiệu quả; du lịch không rác thải nhựa và carbon thấp và du lịch bền vững dựa vào thiên nhiên.

Việt Nam xuất hiện nắng nóng kỷ lục của năm 2024 lên tới hơn 42 độ C

Việt Nam xuất hiện nắng nóng kỷ lục của năm 2024 lên tới hơn 42 độ C

VTV.vn - Mới đầu mùa, nhưng tại Yên Châu, Sơn La đã xuất hiện nắng nóng kỷ lục, lên tới 42,2 độ vào ngày 14/4.

Huy động tối đa nguồn lực khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Huy động tối đa nguồn lực khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

VTV.vn - Vào lúc 12h45 ngày 12/4, trong quá trình thi công hầm Bãi Gió đã xảy ra hiện tượng sạt lở đất đá trên đỉnh hầm làm ách tắc vận tải đường sắt.

Xây dựng tập thể lãnh đạo đoàn kết, có sức mạnh

Xây dựng tập thể lãnh đạo đoàn kết, có sức mạnh

VTV.vn - Thực hiện nguyên tắc "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể" là nền tảng quan trọng phát huy đoàn kết nhất trí trong toàn Đảng,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động

VTV.vn - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón...

Sự kiện 70 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ trên các trang báo Pháp

Sự kiện 70 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ trên các trang báo Pháp

VTV.vn - Sự kiện kỷ niệm chiến thắng 70 năm Điện Biên Phủ là điểm mốc được nhắc đến trên mặt báo Pháp trong thời gian gần đây.

Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

VTV.vn - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế...

Chăn nuôi 3 tháng đầu năm 2024: Tăng xuất, giảm nhập

Chăn nuôi 3 tháng đầu năm 2024: Tăng xuất, giảm nhập

Chăn nuôi Quý 1/2024 vẫn duy trì, phát triển theo hướng tích cực và tương đối ổn định. 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã tăng 4,8% và đặc biệt nhập khẩu giảm được 6,7% so với cùng kỳ của năm 2023. Đó là những tín hiệu cho thấy những chuyển biến tích cực và ổn định của ngành chăn nuôi.

Phiên bản điện thoạiPhiên bản điện thoại