'Chắp cánh' cho điện ảnh vươn mình
Nền điện ảnh Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm hướng phát triển xứng tầm. (ảnh minh họa)
Phát triển lệch hướng
Thị trường phim và ngành điện ảnh Việt Nam ngày càng hồi sinh mạnh mẽ nhờ chính sách xã hội hóa của Nhà nước vào đầu thập niên 2000, mà điểm nhấn chính là sự ra đời của bộ Luật Điện ảnh được ban hành vào năm 2006 và mới đây nhất là Luật Điện ảnh 2022. Bộ luật này đã trở thành “hòn đá tảng” cho kỷ nguyên mới của ngành công nghiệp điện ảnh và trình chiếu phim tại Việt Nam. Việt Nam hiện đã trở thành một trong những thị trường phim phát triển nhanh nhất ở châu Á. Với sự tham gia của các tập đoàn Hàn Quốc như CJ hay Lotte, nhiều ý kiến lạc quan rằng, Việt Nam sẽ trở thành một “Hàn Quốc kế tiếp” trong ngành công nghiệp điện ảnh toàn cầu. Tuy nhiên, những chỉ số thị trường hay lợi thế kể trên không thể truyền tải được hết bức tranh toàn cảnh của ngành công nghiệp điện ảnh nước nhà.
Theo nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn, trong khi chúng ta có thể gây ấn tượng với người ngoài, thì nhiều người trong cuộc vẫn quan ngại với tình hình hiện tại. Ở đó, nhiều nhà sản xuất không có nền tảng về nghệ thuật sáng tạo, chỉ đơn thuần là doanh nhân hoặc nhà tài chính. Thị trường điện ảnh đang phát triển nhanh và nhiều nhà đầu tư nhận thấy tiềm năng từ đây. Năng lực tài chính của họ rất mạnh khi dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn và vì vậy dễ dàng tạo ra ảnh hưởng lớn. Chính họ là những người đề ra sáng kiến thành lập các công ty con để chuyên quản lý tài chính cho các hãng phim tên tuổi, giúp hệ thống trở nên chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, những nhà đầu tư này thường không có đủ kinh nghiệm trong việc sản xuất phim. Do đó, họ khá mù mờ trong việc đưa ra ý tưởng, sáng tạo để làm nên một bộ phim hay.
Cũng theo nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn, đa số nhà đầu tư chỉ coi việc làm phim như một thương vụ có thể thu hồi vốn nhanh chóng. Với tâm thế ấy, họ chỉ cốt làm sao để có phim chiếu càng nhanh càng tốt mà chưa nghiêm túc trong quá trình làm kịch bản, sản xuất hay hậu kỳ. Họ quan niệm đơn giản rằng chỉ cần sự có mặt của vài người nổi tiếng là đủ để tạo ra một “cú hích” phòng vé. Các bộ phim bị gắn mác “thảm họa” chủ yếu đến từ nhóm nhà sản xuất này bởi chúng được thực hiện theo kiểu hấp tấp, hời hợt như vậy. Một số phim thậm chí còn không thể ra rạp bởi không có nhà phát hành nào muốn dính líu tới các dự án có chất lượng tệ. “Một vấn đề đáng suy nghĩ khác là nhóm nhà sản xuất này không có sự cam kết gắn bó lâu dài. Họ tham gia ngành công nghiệp điện ảnh vì lợi nhuận và chỉ ở lại nếu còn có lợi nhuận. Tầm nhìn của họ rất ngắn hạn, lợi nhuận từ các bộ phim có thể được chuyển sang đầu tư vào những mảng khác, trong khi lẽ ra nên được tái đầu tư để phát triển ngành điện ảnh” – ông Tuấn bày tỏ.
Vượt khó
Ở thời điểm hiện tại, ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam vẫn đang phát triển cơ sở hạ tầng với tốc độ rất nhanh. Với nền tảng kỹ thuật có chất lượng và ngày một lớn mạnh, việc sản xuất phim chiếu rạp đang dễ dàng hơn bao giờ hết. Song vấn đề đặt ra ở đây là: Liệu chất lượng phim Việt có theo đó mà được nâng cao tương ứng hay không?
Theo TS Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam, có nhiều vướng mắc trong phát hành, phổ biến phim, ngay cả trước đại dịch Covid-19, thời điểm đang trên đà phát triển nhanh nhưng thị trường điện ảnh cũng tồn tại nhiều bất cập. Hơn 60% phòng chiếu phim do các công ty nước ngoài nắm giữ, dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong phát hành phim, công ty nước ngoài sở hữu số lượng rạp lớn có biểu hiện thống lĩnh thị trường, áp đặt tỷ lệ chia giữa nhà phát hành và nhà sản xuất phim khiến các công ty sản xuất và phát hành phim Việt chịu nhiều rủi ro, thua lỗ, thậm chí phá sản.
Không những vậy, có một thực tế hiện nay, thị trường điện ảnh tại Việt Nam phát triển chủ yếu từ doanh thu phim nhập (chiếm đến hơn 70% doanh số), bởi vì khi ký kết Hiệp định Thương mại WTO, Việt Nam đã cam kết không quy định hạn ngạch phim nhập. Phim nước ngoài áp đảo phim Việt khi ra rạp (40 phim Việt Nam hàng năm phải “đương đầu” với hơn 200 phim nhập ngoại). Điều này dẫn đến tâm lý chuộng phim ngoại. Cùng với đó, nội lực của điện ảnh Việt chưa mạnh, thị phần phim Việt mới chiếm chưa đến 30%. Phim đặt hàng của Nhà nước phát huy hiệu quả xã hội chưa cao, số phim có thể ra rạp đếm trên đầu ngón tay…
Nhìn chung, để xây dựng công nghiệp điện ảnh Việt Nam, chúng ta cần một sự đồng bộ về tư duy đổi mới và giải pháp cụ thể cho hai lĩnh vực cốt lõi là sáng tạo - sản xuất phim và phát hành - phổ biến phim. Ở đó, theo TS Ngô Phương Lan, Nhà nước nên có cơ chế khuyến khích các tổ chức và cá nhân, cơ sở và doanh nghiệp điện ảnh bán phim Việt Nam để phát hành và chiếu ở nước ngoài dưới mọi hình thức. Đồng thời quan tâm và triển khai việc khai thác phim Việt Nam ở thị trường nước ngoài trong và sau thời gian chiếu phim (kể cả việc phát triển các sản phẩm “ăn theo” phim) nhằm tận thu cho phim. “Việc liên kết giữa điện ảnh với truyền hình và các nền tảng số giúp tối ưu hóa giá trị tác phẩm điện ảnh, phổ biến rộng rãi, linh hoạt nhất” - bà Lan bày tỏ.
Theo daidoanket.vn
Tin mới hơn

Nâng tầm giá trị gạo Việt
Năm 2023 được đánh giá là năm thành công của ngành gạo cả về lượng và chất. Tính đến tháng 11, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 7,75 triệu tấn, thu về 4,41 tỷ USD, tăng mạnh so với năm 2022.

Tạo “sân chơi” cho sản phẩm OCOP
Tiêu thụ các sản phẩm OCOP còn nhiều khó khăn, hạn chế. Sản phẩm chế biến còn ít, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ. Người tiêu dùng trong và ngoài nước thiếu thông tin về sản phẩm…

Australia ưa chuộng hàng dệt may Việt Nam
Trong bối cảnh xuất khẩu của toàn ngành dệt may Việt Nam năm nay giảm, thì xuất khẩu sang Australia vẫn tăng, đặc biệt khi nước này giảm nhập khẩu dệt may từ các nước...

Không khí lạnh tăng cường đang tràn xuống Bắc Bộ
VTV.vn - Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, hiện nay (5/12), bộ phận không khí lạnh đã báo tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp cộng đồng người Việt tại Lào
VTV.vn - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng khi trở lại mái nhà chung của cộng đồng người Việt Nam tại Lào sau chuyến thăm chính thức Lào năm 2022.

33 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD
Tổng cục Thống kê cho biết, trong 11 tháng năm 2023 có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Hà Nội là Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày năm 2023
VTV.vn - Thành phố Hà Nội vừa được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới vinh danh là Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sẵn sàng cho giai đoạn mới
VTV.vn - Từ năm 2024, 1 số quy định mới về trái phiếu DN riêng lẻ nhằm nâng cao tính minh bạch, giảm rủi ro sẽ có hiệu lực. Thị trường đã chuẩn bị như nào cho giai đoạn mới?
Tin cũ hơn
[Xem thêm]
Xuất khẩu thủy sản khởi sắc
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trừ nhuyễn thể có vỏ, xuất khẩu (XK) các sản phẩm chính trong tháng 11/2023 đều cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái: Tôm tăng 4%, cá ngừ tăng 26%, cá tra tăng 12%, mực, bạch tuộc tăng 3%.

Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc có nơi dưới 11 độ C
VTV.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (5/12), bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.

Thông tin báo chí kết quả Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
Thông tin báo chí kết quả Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới
VTV.vn - Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là "Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới" tại giải thưởng Du lịch Thế giới tại Dubai.

Hàng nghìn thí sinh khởi động mùa tuyển sinh đại học 2024
VTV.vn - Sau nhiều tháng tích cực "dùi mài kinh sử", từ ngày 3/12, hàng nghìn thí sinh đến từ nhiều tỉnh thành phố phía Bắc đã tham gia kỳ thi đánh giá tư...

Nới hạn mức tín dụng: Doanh nghiệp kỳ vọng dễ tiếp cận vốn
VTV.vn - Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng việc nới hạn mức tín dụng sẽ giúp tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn, đặc biệt trong giai đoạn nước rút cuối năm, cần vốn...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường dự Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam
VTV.vn - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng sẽ thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và thăm chính thức Vương quốc Thái Lan.

Giá gạo Việt xuất khẩu tăng cao nhất 3 tháng
VTV.vn - Giá gạo Việt Nam xuất khẩu tuần qua tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong 3 tháng nhờ nhu cầu mạnh mẽ.